Bảng 2.5: Tiến độ nhu cầu vốn của dự án Cầu Rạch Chiếc

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chia sẻ rủi ro về đầu tư cơ sở hạ tầng ở việt nam thông qua hình thức hợp tác nhà nước tư nhân (Trang 64 - 68)

Năm

2008 2009 2010 2011 2012 2013 Nhu cầu vốn (tỷ

đồng) 12 84 125 126 130 137

Thời gian thu phí hồn vốn cho dự án Cầu Rạch Chiếc (khơng có thời gian

thu thêm để có lợi nhuận doanh nghiệp như các dự án BOT khác) là 9 năm từ

01/01/2014 đến 31/12/2022. Tuy nhiên, khi lập báo cáo ngân lưu cho dự án Cầu

Rạch Chiếc đơn vị lập dự tốn chi phí đầu tư khơng tính đến yếu tố lạm phát, nên lãi

vay của dự toán chưa được cộng thêm chỉ số lạm phát, dẫn đến khi nền kinh tế gặp lạm phát chi phí vay vốn dài hạn tăng cao, hiện nay ở mức 18,5%/năm, làm cho chi phí lãi vay dài hạn phát sinh tăng, đến thời điểm tháng 06/2011 so với kế hoạch dự toán là: 26 tỷ đồng, dẫn đến tổng chi phí lãi vay tăng từ 307,27 tỷ đồng lên 333,27 tỷ

đồng (đang trình Thành phố phê duyệt bổ sung), ảnh hưởng đến dòng tiền của dự án.

Việc khi lập báo cáo khả thi của dự án, báo cáo ngân lưu của dự án nhà đầu

tư khơng tính đến chỉ số lạm phát, khiến khi lạm phát xảy ra, chi phí đầu tư bị đẩy lên

cao, gây bất ngờ. Đó là điểm yếu kém nhất trong lập và thẩm định dự án dt ở Việt Nam.

56

Dự án cải tạo nâng cấp Quốc lộ 2 đoạn Nội Bài – Vĩnh Yên: dự án có tổng

mức đầu tư là: 731 tỷđồng, chia làm hai giai đoạn; giai đoạn 1: 516 tỷ đồng từ Km

7+880 đến Km 25+700; giai đoạn 2: 215 tỷ đồng từ Km25+700 đến Km 29+800 (đợi

quy hoạch đường vành đai 2), trong đó các đơn vị góp vốn với các mức như sau: + Tổng Cơng ty Sơng Đà góp 28,66%: 141,86 tỷ đồng

+ Công ty TNHH MTV Phát triển đô thị và KCN (IDICO) : 19,10 %: 94,54 tỷ

đồng.

+ Công ty TNHH Xây dựng Đầu tư cơ sở hạ tầng Phú Thọ : 19,10%: 94,54 tỷ

đồng

+ Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Bảo Quân : 19,10%: 94,54 tỷ đồng

+ Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 18 – LICOGI : 9,55%: 47,3 tỷ đồng. + Cán bộ CNV Công ty BOT và các cổ đông khác: 4.49%: 22,22 tỷ đồng + Vốn vay ngân hàng thương mại: 236 tỷ đồng

Theo lịch trình giải ngân vốn đầu tư, Cơng ty cổ phần Đầu tư và xây dựng Bảo Quân chịu trách nhiệm giải ngân 65 tỷ đồng đền bù giải phóng mặt bằng

đất cho 28 hộ dân khu vực Huyện Đông Anh, Hà Nội chậm nhất vào ngày 31/03/2006; nhưng đến hạn Công ty cổ phần Đầu tư và xây dựng Bảo Quân chỉ giải ngân được 20 tỷ đồng với lý do: Nguồn vốn góp của Công ty Bảo Quân là từ nguồn

vốn vay dài hạn của Ngân hàng nên không đảm bảo lịch trình giải ngân gây ra rủi ro về tiến độ cung cấp vốn cho dự án (theo Báo cáo tiến độ thi công số 26 của Công ty cổ phần BOT Quốc lộ 2 ngày 12/07/2006 gửi Cục đường bộ Việt Nam (PMU18 quản lý)). Đây là dự án trọng điểm để phát triển khu công nghiệp và kinh tế vành đai thủ đô Hà Nội theo quy hoạch thủ đô đến năm 2020, và phát triển Sân bay Nội Bài nên để giải quyết khẩn cấp thiếu hụt tài chính trong cơng tác đền bù giải tỏa Bộ Giao

thông vận tải đã xin ý kiến chỉ đạo của Chính phủ trích 5,6 tỷ đồng từ nguồn vốn

đầu tư xây dựng cơ bản thuộc kế hoạch năm 2006 và Bộ Tài chính trích 37,5 tỷ đồng

từ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương năm 2006 và ứng trước 21,9 tỷ đồng

thuộc kế hoạch vốn đầu tư xây dựng năm 2007 của Bộ Giao thông vận tải để cấp cho Dự án và Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính cân đối cụ thể

57

từng hạng mục của dự án BOT này vào kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm 2007 cho Bộ Giao thơng vận tải để hồn trả ngân sách nhà nước số kinh phí đã tạm

ứng.

Dự án Nhà máy nước Đồng Tâm: Theo mục 1.1, điều 1 của hợp đồng

BOO: “Ngay sau khi dự án hoàn thành, UBDN tỉnh Tiền Giang bảo đảm rằng Cơng ty Cấp thốt nước Tiền Giang sẽ tiếp nhận toàn bộ khối lượng nước sạch do Công ty BOO cung cấp thông qua hợp đồng mua bán sỉ nước sạch giữa Công ty BOO và

Công ty Cấp thoát nước Tiền Giang với giá bán sỉ trong 2 năm đầu tiên là 6.000 đồng/m3 (mỗi 2 năm tiếp theo sẽ tăng giá một lần – đơn giá sẽ được Sở Tài chính tỉnh Tiền Giang thẩm định theo lộ trình); từ năm thứ 8 đến năm thứ 20 cung cấp:

90.000m3/ngày với giá bán sỉ là 9.308 đồng/m3.

Sau đó, đến Ngày 25/09/2008 UBND tỉnh Tiền Giang ký Phụ lục hợp đồng

số 02, đồng ý để điều chỉnh giá nước trong 2 năm đầu tiên lên 8.000 đồng/m3 và tăng dần mỗi 2 năm. Đến năm thứ 20 thì đạt mức 16.761 đồng/m3, tức là tỉnh Tiền Giang phải bù ngân sách do thay đổi đơn giá nước là: 145 triệu đồng/ngày, tương

đương khoảng 4,3 tỉ đồng/tháng và hơn 52 tỉ đồng/năm. Nếu tuân thủ đúng theo tiến độ cấp nước trong hợp đồng BOO thì Cơng ty cấp thoát nước Tiền Giang sẽ tiếp

nhận nước với công suất 25.000m3/ngày trong năm đầu tiên. Mỗi năm tiếp theo sẽ tăng thêm 5.000m3/ngày cho đến khi đạt công suất 50.000m3/ngày với giá 8.000

đồng/m3.

Tuy nhiên, nếu Nhà máy nước Đồng Tâm bán nước với mức giá 8.000

đồng/m3 và sau khi cộng thêm chi phí vận hành thì chi phí để có hiệu quả là 12.700 đồng/m3, như vậy cứ cung cấp 1m3 mà không được bù giá nước thì Nhà máy nước Đồng Tâm sẽ lỗ 4.700 đồng/m3 và lỗ : 4.700 x 25.000m3/ngày x 30 ngày = 3.525.000.000 đồng/tháng. Bên cạnh đó, UBND tỉnh Tiền Giang quy định mức giá nước bán cho khu dân cư là: 5.086 đồng/m3, như vậy mối tháng tỉnh Tiền Giang phải

dùng ngân sách bù lỗ cho nhà máy nước Đồng Tâm và bù giá cho dân cư với mức:

3.525.000.000+ (8.000–5.086)x 25.000 = 5.710.500.000 đồng/tháng, vậy sau 20 năm hoạt động của dự án Tỉnh Tiền Giang phải bù lỗ tổng cộng: 1.370 tỷ đồng; hiệu quả tài

58

chính của dự án không bảo đảm.(mục tiêu của BOT là nhà nước không phải bỏ vốn đầu

tư).

Dự án cầu Phú Mỹ: khởi công tháng 2/2006, sau 4 năm thi cơng, cơng trình

đã hồn thành và đi vào khai thác ngày 02/09/2009, ngày 1/4/2010 bắt đầu thu phí,

thời gian thu phí là 26 năm; với các thơng số như:

- Tổng vốn đầu tư: 2.077,5 tỷ đồng. Trong đó, vốn chủ sở hữu của Cơng ty

PMC: 426,3 tỷ đồng (23,6% tổng vốn đầu tư theo dự toán ban đầu: 1.806,52 tỷ đồng < mức 30% theo quy định của UBND TP Hồ Chí Minh với dự án đầu tư Cầu Phú Mỹ); Vốn vay trong nước : 332,0 tỷ đồng; Vốn vay nước ngoài: 1.319,2 tỷ đồng vay Ngân hàng Société Générale (Pháp) và ngân hàng Calyon (Đức) thông qua Công

ty Đầu tư Tài chính Nhà nước TPHCM (HFIC) được Thủ tướng Chỉnh phủ đồng ý

cho phép Bộ Tài Chính phát hành thư bảo lãnh cho hợp đồng tín dụng cho Ngân hàng Société Générale (Pháp); đây là lần đầu tiên một dự án tư nhân được Nhà nước bảo lãnh trực tiếp vốn vay.

- Mức chi phí sử dụng vốn, quản lý, vận hành, bảo dưỡng Cầu Phú Mỹ: (Xem Phụ lục-1.2). Để đảm bảo mức doanh thu để hoàn vốn đầu tư và có hiệu quả thì dự kiến lưu lượng xe và mức thu phí phải đạt như sau: (Xem Phụ lục - 1.3), với tỷ lệ tăng lưu lượng xe hàng năm khoảng từ 2% đến 3% (Xem phụ lục - 1.4)

Mức lưu lượng xe dự kiến 30.000 lượt xe/ ngày đêm. Tuy nhiên, theo thực tế mức lưu lượng xe lưu thông qua cầu Phú Mỹ không đạt được như dự kiến, chỉ đạt gần 15.000 lượt xe/ngày đêm (có báo cáo cho biết mức lưu lượng xe qua Cầu Phú Mỹ chỉ đạt 35% lưu lượng dự kiến), dẫn đến Báo cáo ngân lưu tài chính của dự án

thay đổi.

59

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chia sẻ rủi ro về đầu tư cơ sở hạ tầng ở việt nam thông qua hình thức hợp tác nhà nước tư nhân (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)