CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG HIỆN ĐẠI
1.4.1. Kinh nghiệm phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại tại các nước trên thế
giới
1.4.1.1. Kinh nghiệm phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại tại Estonia
Các dịch vụ ngân hàng hiện đại mới xuất hiện ở Estonia trong vòng 11 năm trở lại đây. Dịch vụ internet banking và mobile banking lần lượt triển khai vào các năm 1996 và năm 2000. Mặc dù còn tương đối mới mẻ, nhưng các dịch vụ ngân hàng hiện đại ở Estonia có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nhanh, theo kịp sự phát triển của các dịch vụ này ở các nước có nền kinh tế phát triển nhất trên thế giới. Tỷ lệ dùng máy vi tính và truy cập internet của quốc gia này tương đối cao so với các quốc gia Đông Âu khác. Theo số liệu thống kê năm 2002, 43% dân cư trong độ tuổi 15 – 74 biết sử dụng máy vi tính. Các dịch vụ ngân hàng qua internet được người dân nước này sử dụng rất rộng rãi do những lợi ích của dịch vụ mang lại. Người dân Estonia truy cập internet để thanh tốn các hóa đơn, để kiểm tra tài khoản, để theo dõi việc nhận lương…
Kinh nghiệm ở Estonia cho thấy, dịch vụ ngân hàng điện tử có tốc độ phát triển nhanh chóng một phần là do tỷ lệ sử dụng máy vi tính và truy cập internet cao của quốc gia này. Nhận thức vấn đề này, chính phủ Estonia đã rất nỗ lực trong việc cung cấp các điểm truy cập internet công cộng và giới thiệu các kiến thức cơ bản về
công nghệ thơng tin cho những người dân nơng thơn. Chương trình cũng đã nhận được sự ủng hộ và tài trợ từ phía các ngân hàng Estonia.
Sự phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại ở Estonia được tạo nên bởi 3 nhân tố cơ bản: người sử dụng (khách hàng), người cung cấp dịch vụ (ngân hàng) và nhân tố mơi trường. Thói quen sử dụng dịch vụ, sự ưa thích và hài lịng của khách hàng; công nghệ ngân hàng hiện đại và không ngừng được cung cấp, môi trường kinh doanh thuận lợi, hệ thống luật pháp cho các dịch vụ mới được xây dựng đồng bộ cộng với sự hỗ trợ đắc lực từ phía chính phủ là những nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của các dịch vụ ngân hàng hiện đại tại Estonia.
1.4.1.2. Kinh nghiệm phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại tại Ấn Độ
Ngành ngân hàng nói chung và các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại ở Ấn Độ nói riêng phát triển với tốc độ rất nhanh. Ấn Độ trở thành điểm đến của các ngân hàng trên thế giới bởi quốc gia này có một số lợi thế riêng có:
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế của quốc gia này ln trong nhóm hạng nhất, nhì thế giới với mức trung bình khoảng 8%/năm.
- Dân số lớn thứ hai thế giới với dân số trung bình tương đối cao, đây chính là phân đoạn thị trường mà nhiều dịch vụ ngân hàng được triển khai nhắm tới.
- Hệ thống luật pháp của Ấn Độ được coi là một trong những điều kiện thuận lợi cho việc phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại ở đây.
- Ở Ấn Độ, sự gia nhập của ngân hàng tư nhân và ngân hàng nước ngoài đã buộc các ngân hàng quốc doanh phải nỗ lực tiếp cận và ứng dụng những thành tựu kỹ thuật mới nhất, tiết kiệm được chi phí nhân lực và có thể cung cấp dịch vụ tốt hơn
- Nhân tố cuối cùng đóng vai trị vơ cùng quan trọng cho sự phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại là sự phát triển công nghệ ở quốc gia gia công phần mềm lớn nhất thế giới này.
1.4.1.3. Kinh nghiệm phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại tại Thái Lan
“Thái Lan là một trong những nước khu vực có thị trường thẻ phát triển sớm và mạnh. Mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực cuối
thập kỷ 90, nhưng với sự trợ giúp của Chính phủ và ngân hàng Trung Ương Thái Lan, ngành công nghiệp thẻ vẫn mở rộng và phát triển.
Sự phát triển mạnh mẽ nhiều lúc đã gây nên lo ngại về những nguy cơ ảnh hưởng đến nền kinh tế bởi nhẽ Chính phủ cho rằng mở rộng tiêu dùng quá mức sẽ làm tăng rủi ro và lợi ích từ việc kích cầu do phát triển thẻ mang lại sẽ khơng đủ trang trải những thiệt hại kinh tế phát sinh từ rủi ro cao.
Qua xem xét thị trường Thái Lan chúng ta thấy nhân tố giữ vị trí then chốt để thị trường thẻ nước này phát triển nhanh và mạnh là việc Chính phủ quan tâm tạo hành lang pháp lý để các chủ thể trong lĩnh vực thẻ hoạt động, là việc ngân hàng Trung Ương Thái Lan chỉ đạo sát sao và sử dụng hình thức thanh tốn thẻ như một cơng cụ chính sách để điều tiết kích cầu.
Thái Lan là một nước có những điểm tương đồng với Việt Nam về nhiều mặt. Kinh nghiệm của họ chắc chắn sẽ phần nào đem lại những bài học có giá trị, đặc biệt là nội dung: định hướng của Chính phủ, sự quan tâm chỉ đạo chặt chẽ của ngân hàng Trung Ương và mạnh dạn hỗ trợ đầu tư cho các ngân hàng thương mại trong nghiệp vụ này đã tạo điều kiện và môi trường tốt cho thị trường thẻ phát triển.” ( Hoàng Tuấn Linh, 2008, trang 62 – 63)
1.4.1.4. Kinh nghiệm phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại tại Singapore Singapore
Singapore, là một trong những nước áp dụng thanh toán điện tử đầu tiên trên thế giới. Tháng 12/1996, nhân phiên họp khai mạc cấp bộ trưởng WTO tổ chức ở Singapore, Singapore đã chính thức khai trương việc ứng dụng toàn diện các loại thẻ, thẻ ghi nợ, thẻ tiền mặt internet, thẻ thông minh, thẻ mua hàng diện tử, túi tiền điện tử. Hệ thống giao dịch điện tử an tồn manh tính quốc tế (Network for Electronic Transfers) thành lập tháng 4/1997 đã được đưa vào sử dụng toàn diện cuối năm 1998. Singapore đã đưa lên internet 30 chương trình phần mềm ứng dụng chuyên phục vụ thương mại điện tử.
Có tới hơn 10,000 điểm bán hàng trên hòn đảo này được lắp đặt thiết bị thanh toán thẻ ghi nợ.
Tuy nhiên, phát hành thẻ tín dụng lại hạn chế. Chính sách quản lý tiền tệ ở Singapore quy định cá nhân từ 21 tuổi trở lên và có thu nhập SGD 30,000 /năm mới được mua thẻ tín dụng. Hạn mức tín dụng tối đa là 2 tháng lương. Cho tới năm 2000, số lượng thẻ tín dụng phát hành là 2,5 triệu thẻ. Ngồi ra cịn có các thẻ khác như thẻ thơng minh, thẻ mua hàng…Thanh tốn điện tử là một phần nằm trong "kế hoạch tổng thể về thương mại điện tử ở Singapore. Một loạt các văn kiện quan trọng có liên quan đã ra đời nhằm điều chỉnh hoạt động này như "Luật giao dịch điện tử, "luật chống lạm dụng máy tính điện tử... Luật bản quyền cũng được sửa đổi lại.
1.4.1.5. Kinh nghiệm phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại tại ngân hàng Nationnal Bank, Hoa Kỳ. hàng Nationnal Bank, Hoa Kỳ.
Ngân hàng National, Hoa kỳ đã thiết kế lại bố cục vật lý ở mỗi chi nhánh nhằm khuyến khích khách hàng sử dụng máy ATM và điện thoại cho các thủ tục giao dịch.
Khi cung cấp dịch vụ mới, các ngân hàng phải hướng được sự tham gia của khách hàng, đặt khách hàng ở vị trí trung tâm của mọi dịch vụ. Điều này có thể được thực hiện với việc cải tiến ở hai mảng lĩnh vực là hệ thống thông tin và trung tâm xử lý cuộc gọi Contact center. Ngân hàng National bank đã cải tiến hệ thống thông tin thành một trung tâm cung cấp cho các nhân viên của National bank một bức tranh đầy đủ về tình hình và khả năng tài chính của mỗi khách hàng, trên cơ sở đó, các nhân viên tư vấn có thể đưa ra những lời khuyên hợp lý, hoặc giới thiệu khách hàng tới những chuyên gia trong lĩnh vực đặc biệt trong ngân hàng, nếu như việc đó thực sự cần thiết. Ở đây, bộ phận quan hệ khách hàng và bộ phận IT phải có mối quan hệ hết sức chặt chẽ với nhau.