Tỷ lệ thất nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá ảnh hưởng của hoảng kinh tế thế giới tới hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP quân đội (Trang 36 - 39)

2.2 Các tác động của khủng hoảng kinh tế đến Việt Nam trên gĩc độ

2.2.4 Tỷ lệ thất nghiệp

Tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam được Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cơng bố trong những năm qua và được Tổng cục Thống kê thống kê thực ra chỉ

được tính cho khu vực thành thị, cho những người trong độ tuổi từ 15 - 60 đối

với nam và 15 - 55 đối với nữ. Người thất nghiệp cần phải hiểu là những người tại thời điểm điều tra khơng đi làm, đang cĩ nhu cầu tìm việc làm và nếu cĩ việc làm là phải đi làm ngay.

Tuy nhiên, để đánh giá về tình hình lao động và việc làm trong nền kinh

tế, chúng ta cần biết thêm một tiêu chí khác là tỷ lệ lao động thiếu việc làm. Đây là tiêu chí quan trọng được tính cho cả lao động ở khu vực nơng thơn và thành thị nhưng chưa được cơng bố từ trước đến nay. Ở Việt Nam, tỷ lệ lao động thiếu việc làm thường cao hơn nhiều so với tỷ lệ thất nghiệp; trong đĩ tỷ lệ thiếu việc

làm nơng thơn thường cao hơn thành thị.

Với cách hiểu như vậy, tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam 2008 là 4,65%,

tăng 0,01% so với năm 2007. Trong khi đĩ, tỷ lệ lao động thiếu việc làm năm

2008 là 5,1%, tăng 0,2% so với năm 2007. Đáng chú ý, tỷ lệ thiếu việc làm nơng thơn lên tới 6,1%, trong khi tỷ lệ này ở khu vực thành thị là 2,3%.

Cĩ một thực tế là từ cuối năm 2008 đến nay, nhiều doanh nghiệp trong các khu cơng nghiệp đã cắt giảm lao động do suy giảm kinh tế. Tuy nhiên, khơng thể nĩi rằng tất cả những lao động này bị thất nghiệp vì phần lớn những

người này đã trở về quê và tìm kiếm một cơng việc mới (cĩ thể là cơng việc

khơng phù hợp) nhưng vẫn cho thu nhập, dù cĩ thể là thu nhập thấp. Tỷ lệ lao

động thiếu việc làm ở khu vực nơng thơn cao như vậy là do diện tích đất nơng

nghiệp đang bị thu hẹp dần trong khi lao động nơng thơn lại chưa được đào tạo nghề phù hợp để thích nghi với sự biến đổi quá nhanh này.

Đối với khu vực xuất khẩu lao động của Việt Nam, tình hình cũng khơng

mấy sáng sủa. Kinh tế toàn cầu suy thối, khoảng 6.000 cơng nhân xuất khẩu của Việt Nam sẽ mất việc ở ngoại quốc và phải về nước trong năm 2009. Cịn trong

nước, mất việc chủ yếu xảy ra tại các xưởng gia cơng hàng xuất khẩu như giầy

dép và may mặc. Cuối năm 2008, theo thống kê, Việt nam cĩ chừng 45 triệu lao

động. Một nửa số này làm nghề nơng, lâm và thủy sản. Tốc độ tăng trưởng tụt từ

mức trên 8% xuống cịn 5%-6% trong năm 2009 chắc chắn làm tăng con số thất nghiệp. Suy giảm tăng trưởng đơi lúc khơng hoàn tồn tỷ lệ nghịch với gia tăng thất nghiệp theo kiểu tăng trưởng giảm đi 1% thì thất nghiệp sẽ tăng lên x%. Bởi vậy, nếu như suy giảm tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế Việt Nam chủ yếu là do suy giảm ở một số ngành thâm dụng vốn và sử dụng ít lao động thì tác động tiêu cực của nĩ lên cơng ăn việc làm cũng sẽ là nhỏ một cách tương đối.

Sau thời kỳ khủng hoảng, thất nghiệp thì thanh niên (lực lượng lao động chủ chốt) chưa tìm được việc làm đã tiếp tục tham gia vào việc học hành, các

khĩa đào tạo nghề để hy vọng kiếm được một cơng việc tốt hơn, nên thời gian học hành, học nghề của họ bị kéo dài ra. Do đĩ, họ sẽ là lực lượng làm tăng thêm

số lượng lao động chưa cĩ việc làm, ngược lại khơng ít DN sẽ gặp khĩ khăn do thiếu hụt lao động. Theo báo cáo thống kê từ Bộ LĐ-TB&XH, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, đến cuối năm 2009, cả nước đã cĩ 133.262 lao động bị mất việc làm, chiếm 18% lao động làm việc trong các doanh nghiệp cĩ báo cáo.

Ngồi ra trên cả nước cịn cĩ 40.348 lao động ở các làng nghề bị mất việc và khoảng 100.000 người khác phải giảm giờ làm, nghỉ luân phiên. Tỷ lệ người

lao động thiếu việc làm của Việt Nam năm 2009 tăng từ mức 5,1% năm 2008 lên 5,4%; trong đĩ riêng khu vực nơng thơn lên tới 6,4%.

Thực tế cho thấy đang cĩ dịng di cư lao động từ nơng thơn ra đơ thị

nhưng khơng làm thay đổi nhiều tỷ lệ lao động làm cơng ăn lương. Trong mười năm, tỷ lệ lao động khu vực đơ thị đã tăng 3,8% trong tổng lực lượng lao động, nhưng tỷ lệ lao động làm việc tại các hộ gia đình, cơ sở sản xuất, kinh doanh quy

mơ nhỏ lại tăng 2,9%. Ơng Nguyễn Văn Tiên, Phĩ Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn

đề xã hội của Quốc hội phát biểu tại Hội thảo về lao động di cư do C&D tổ chức đầu tháng 2-2010 cho rằng, lực lượng lao động tại các khu cơng nghiệp, khu chế

xuất và nhiều doanh nghiệp dân doanh hiện đang gặp quá nhiều khĩ khăn. Họ chủ yếu là lao động di cư do đĩ thiếu thốn về nhà ở, thiếu về điều kiện sinh hoạt tối thiểu do lương quá thấp. Trong khi đĩ, cơng tác tạo việc làm trong khu vực phi chính thức vẫn được hỗ trợ từ Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm. Với số tiền 3.468 tỷ đồng được cho vay theo các dự án nhỏ để người dân tự tạo việc làm, hằng năm đã cĩ khoảng 250.000 - 300.000 lao động được hỗ trợ vốn để tự tạo việc làm cho mình.

Tại cuộc họp báo ngày 31/12/2010, Tổng cục thống kê cho biết, lực

lượng lao động trong độ tuổi của nước ta năm 2010 khoảng 46,21 triệu người, tăng 2,12% so với năm 2009. Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp năm 2010 là 2,88%.

Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị năm 2010 là 4,43%, giảm 0,17%. Tỷ lệ thất nghiệp khu vực nơng thơn là 2,27%, tăng 0,02% so với năm ngối. Bên cạnh tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ thiếu việc làm năm 2010 của lao động trong độ tuổi là 4,5%, giảm 1,11% so với 2009. Trong đĩ, khu vực thành thị là 2,04%, giảm 1,29%,

khu vực nơng thơn là 5,47%, giảm 1,04% so với 2009.

Cũng theo Tổng cục thống kê, tỷ lệ dân số cả nước từ 15 tuổi trở lên tham gia lực lượng lao động tăng từ 76,5% lên 77,3% năm 2010. Trong đĩ, tỷ lệ lao động khu vực nơng - lâm - thủy sản giảm từ 51,9% năm 2009 xuống 48,2% năm

2010. Khu vực cơng nghiệp và xây dựng tăng 21,6% lên 22,4%. Khu vực dịch vụ tăng từ 26,5% lên 29,4%.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá ảnh hưởng của hoảng kinh tế thế giới tới hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP quân đội (Trang 36 - 39)