Phân tích tình hình TTQT theo một số mặt hàng chính

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá ảnh hưởng của hoảng kinh tế thế giới tới hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP quân đội (Trang 67 - 72)

3.2 Tình hình thực hiện TTQT tại MB qua các năm 2008-2011

3.2.2 Phân tích tình hình TTQT theo một số mặt hàng chính

3.2.2.1 Dệt may:

Như đã phân tích ở chương 2, ngành dệt may đĩng gĩp tỷ trọng lớn trong

tổng kim ngạch xuất khẩu cũng như tạo ra nguồn việc làm dồi dào cho nền kinh tế, trong khủng hoảng vẫn giữ được tầm quan trọng của nĩ, mặc dù thị trường truyền thống của mặt hàng dệt may là Mỹ và các nước châu Âu, nơi là tâm điểm của khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008. Những tác động của khủng hoảng lên nền kinh tế của các nước này đã làm thay đổi cách chi tiêu của người tiêu

dùng ở đây khiến cho việc tìm kiếm các đơn hàng từ 2 thị trường này rất khĩ khăn. Thay vì những năm trước, các đối tác cĩ thể sẵn sàng đặt hàng với những

giá trị lớn thì nay, giá trị của mỗi đơn hàng giảm đi khá nhiều. Tìm kiếm thị

trường mới là một giải pháp hiệu quả mà ngành dệt may đã làm được trong thời

gian qua. Vẫn tiếp tục hoạt động với thị trường truyền tìm kiếm thị trường mới

và thúc đẩy bán hàng trong nước, ngành dệt may đã vững vàng đối mặt với

những khĩ khăn do khủng hoảng kinh tế toàn cầu gây ra. Bên cạnh đĩ, lợi thế nhờ những đợt điều chỉnh tỷ giá tăng khiến cho mặt hàng này trở nên dễ cạnh

tranh hơn khi xuất khẩu và doanh thu nội tệ (do quy đổi ngoại tệ thu được từ

xuất khẩu) tăng lên đã giúp bù đắp cho việc tăng lên của các chi phí như ngun liệu đầu vào, chi phí nhân cơng.

Nhìn vào biểu đồ, ta thấy doanh số của mặt hàng này theo xu hướng tăng là chính, đặc biệt là từ nửa sau năm 2010 cho đến nay. Cụ thể bắt đầu từ tháng 6/2010, doanh số đạt khoảng 18,5 triệu USD, tăng nhẹ qua các tháng 7,8,9/2010.

Đến tháng 10/2010, doanh số đã đạt trên 20 triệu USD và tăng lên đến gần 26

triệu USD vào tháng 3/2011. Thực ra, trước đĩ, mốc 20 triệu USD đã đạt được vào tháng 12/2009 và tháng 01/2010 nhưng sau đĩ đã giảm liên tục qua các tháng 2,3,4/2010 để bắt đầu trở lại với thời kỳ tăng .

Mặt hàng ngành dệt may trong hoạt động TTQT thực hiện qua MB được chia thành 3 loại chính:

Thứ nhất, nguyên liệu phục vụ may mặc, nhu cầu tập trung tại các doanh nghiệp nhận may gia cơng gồm cĩ: vải, cúc áo, chỉ, keo dựng … Lượng hàng

này được nhập về theo chỉ định của bên thuê gia cơng. Sau khi gia cơng ra sản

phẩm, các doanh nghiệp sẽ xuất hàng.

Thứ hai, áo quần thành phẩm. Đây là sản phẩm cuối cùng của ngành dệt may. Ngồi những đơn hàng xuất theo dạng gia cơng, các doanh nghiệp cịn chủ

động trong khâu thiết kế mẫu, sản xuất và xuất khẩu với danh nghĩa của chính

mình.

Nguồn: Báo cáo TTQT-Ngân hàng TMCP Qn đội

Thứ ba, nguyên liệu ngành dệt gồm cĩ sợi, tơ, bơng. Các mặt hàng này được nhập chủ yếu bởi các cơng ty dệt để họ cĩ thể sản xuất ra thành phẩm phục vụ

Như vậy, cĩ thể tin tưởng rằng, ngành dệt may vẫn đang hoạt động tốt. Dù rằng, để cĩ được điều đĩ, các doanh nghiệp đã phải cố gắng rất nhiều để tìm ra những

giải pháp đối chọi với khĩ khăn nào là xâm nhập thị trường mới, sáng tạo kiểu thiết kế, đổi mới dây chuyền cơng nghệ để đáp ứng những yêu cầu ngày càng khắt khe của bạn hàng.

3.2.2.2 Nơng sản

Kim ngạch TTQT của mặt hàng nơng sản cĩ vẻ như vẫn vững vàng bước qua khủng hoảng với doanh số khá ổn định qua các tháng và xu hướng tăng dần.

Đĩng gĩp trong danh mục hàng nơng sản được thống kê gồm cĩ gạo, hạt điều, cà phê, tiêu, cao su, thanh long, bưởi, hoa quả tươi khác. Nhìn vào các mặt hàng, ta

thấy rõ ràng đây đang là thế mạnh của nước ta, đặc biệt là gạo nên cĩ thể yên tâm doanh số của mặt hàng nơng sản gần như là doanh số xuất khẩu.

Kinh doanh hàng nơng sản cĩ một đặc điểm là tính mùa vụ cao. Nhìn vào diễn biến doanh số theo biểu đồ dưới, ta thấy cĩ vẻ như doanh số hàng năm tăng vào khoảng từ tháng 3 cho đến tháng 5. Dễ hiểu thơi bởi từ tháng 10 năm trước

cho đến tháng 3 năm sau là chính vụ của hạt điều, hạt tiêu, từ tháng 3 đến tháng

5 là vụ hè thu của gạo. Trên thực tế, các loại nơng sản khi vào vụ sẽ được thu hoạch, phân loại rồi xuất khẩu thơ luơn cho nước ngồi chế biến. Tính thêm thời gian giao hàng, thu tiền về thì đúng là tính mùa vụ đã cĩ những ảnh hưởng nhất

định đến doanh số xuất của mặt hàng này.

Bên cạnh đĩ, chúng ta vẫn cĩ những doanh nghiệp triển khai thêm dây chuyền chế biến nơng sản để cĩ thể xuất khẩu sản phẩm đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Cụ thể là mặt hàng gạo và cà phê. Các doanh nghiệp lớn đã xây dựng

được tên tuổi cho mình với những mặt hàng như thế.

Số liệu thu được ở trên là số liệu tổng hợp từ hoạt động của các khách hàng cũ và mới tại MB. Phải thẳng thắn nhìn nhận rằng, số lượng các doanh nghiệp kinh doanh hàng nơng sản giao dịch mới qua MB tăng mạnh từ các doanh nghiệp nhỏ mới thành lập cho đến các tập đoàn xuất khẩu lớn. Do đĩ, số liệu thu

được khơng phản ánh được chiều hướng hoạt động của cả ngành kinh tế.

Xét tình hình cụ thể một doanh nghiệp đã giao dịch với MB từ những năm

2006, người viết cĩ dịp nắm được một số thơng tin khơng mấy khả quan. Giá

nơng sản biến động thất thường, tính chất mùa vụ của hàng hĩa, tư duy trồng trọt của nơng dân và những khĩ khăn tài chính của các nước bạn hàng đã cĩ những

Nguồn: Báo cáo TTQT-Ngân hàng TMCP Quân đội 3.2.2.3 Máy mĩc, thiết bị

Biểu đồ biểu thị biến động doanh số thanh tốn cho mặt hàng máy mĩc thiết bị cĩ xu hướng biến động ngược với hầu hết các loại mặt hàng. Thay vì đi theo xu hướng tăng thì mặt hàng này lại cĩ doanh số giảm dần. Vào thời kỳ đầu, tận dụng cơ hội được giảm giá hàng, doanh số mua máy mĩc thiết bị vẫn được duy trì ở mức trên 50 triệu USD/tháng. Quả là cơ hội hiếm cĩ để tiến hành thay thế dây chuyền hoặc trang thiết bị đã lỗi thời. Các doanh nghiệp Việt Nam vẫn

đã được tiếng là biết tận dụng thời cơ.

Doanh số vẫn được tiếp tục duy trì như thế cho đến đầu năm 2010, một doanh nghiệp đã mạnh dạn chi ra gần 600 triệu USD để mua thiết bị và cơng nghệ phục vụ cho hoạt động của mình. Dường như đĩ là phát đạn cuối cùng cho những tháng doanh số nhập máy mĩc rất cao. Ngay sau đĩ, doanh số đổi chiều và bắt đầu vào thời kỳ giảm. Từ quý 2 năm 2010, doanh số chỉ đạt vỏn vẹn trên

3.2.2.4 Xe ơ tơ và thiết bị ơ tơ

Tương tự như hàng máy mĩc nhiết bị, doanh số nhập khẩu ơ tơ vận động theo xu hướng giảm dần. Hiện tại, các khách hàng giao dịch tại MB chỉ cĩ nhập

khẩu xe nguyên chiếc và phụ tùng CKD để lắp ráp trong nước, khơng cĩ doanh nghiệp sản xuất linh kiện để xuất khẩu. Do đĩ, doanh số của mặt hàng này hồn tồn là doanh số nhập khẩu.

Doanh số cao vào đầu năm 2008 đã trải qua những tháng giảm liên tục bắt đầu từ

quý 2 năm 2008 cho đến quý 3 năm 2009 rồi mới tăng trở lại. Tuy nhiên, doanh

số đạt được sau đĩ vẫn khơng thể bằng với mốc doanh số tại thời điểm gốc. Ơ tơ là mặt hàng giá trị cao nên chịu ảnh hưởng của tỷ giá rất lớn. Vào những giai đoạn tình hình ngoại tệ căng thẳng, nguồn cung ngoại tệ của các ngân

hàng thương mại khan hiếm hơn, các doanh nghiệp cũng phải điều chỉnh giá trị

nhập khẩu. Hay vào những thời điểm tỷ giá cĩ những đợt điều chỉnh đột biến, doanh số nhập khẩu ơ tơ cũng giảm đi đáng kể.

Hơn thế nữa, mặt hàng ơ tơ nhập khẩu là để phục vụ cho tiêu dùng trong nước. Trong bối cảnh tỷ giá được điều chỉnh tăng, lãi suất tăng mạnh, chỉ số lạm

phát diễn biến phức tạp, các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng này phải hết sức thận trọng khi tiến hành nhập khẩu khiến cho doanh số nhập khẩu mặt hàng này giảm xuống so với giai đoạn đầu.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá ảnh hưởng của hoảng kinh tế thế giới tới hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP quân đội (Trang 67 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)