Các nguyên nhân ảnh hưởng tới hoạt động TTQT

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá ảnh hưởng của hoảng kinh tế thế giới tới hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP quân đội (Trang 83 - 88)

Qua những phân tích ở trên, chúng ta nhận thấy, tình hình kinh tế trong thời kỳ khủng hoảng cĩ những đặc điểm chung như sau:

Thứ nhất, khĩ khăn tài chính xuất hiện ở mọi nơi, trước tiên là từ trung tâm của cuộc khủng hoảng, sau đĩ lan dần ra các nước châu Âu, châu Á và tồn thế giới. Nối tiếp sau đĩ là những khĩ khăn trên tất cả các mặt của đời sống kinh tế-xã hội như thất nghiệp, lạm phát, phá sản, khủng hoảng nợ cơng,…

Thứ hai, tiêu dùng giảm sút ở tất cả các nước. Người dân chi tiêu tiết kiệm

hơn và thận trọng hơn.

Thứ ba, quy mơ sản xuất bị thu hẹp rất nhiều, sản lượng giảm, nguồn vốn

đầu tư giảm.

Tuy nhiên, khi nhìn vào sự biến động của số liệu TTQT thu được tại MB trong thời gian nghiên cứu, chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng: doanh số và thu nhập từ hoạt động TTQT khơng những bị giảm sút mà cịn tăng mạnh. Tìm hiểu kỹ hơn, người viết nhận thấy cĩ được điều đĩ là nhờ những yếu tố sau:

Một là tăng trưởng tín dụng tại MB rất tốt. Tốc độ tăng cĩ những chi

nhánh đạt đến 200%. Với mức độ tài trợ như vậy, MB đã gĩp phần hỗ trợ cho

khơng chỉ các doanh nghiệp xuất khẩu tiếp tục thu mua nguyên liệu, chế biến để cung cấp cho bạn hàng kịp tiến độ mà cịn cho cả doanh nghiệp nhập khẩu tận dụng cơ hội từ khủng hoảng để kiện toàn trang thiết bị, dây chuyền sản xuất.

Hai là mở rộng đối tượng khách hàng phục vụ tại MB và đa dạng sản phẩm dịch vụ. Nếu MB chỉ dừng lại cung cấp sản phẩm cho những doanh nghiệp truyền thống và đã cĩ quan hệ từ trước thì khơng thể đạt được mức tăng trưởng

như số liệu đã thể hiện ở trên. Đẩy mạnh thiết lập quan hệ với khách hàng mới, đặc biệt là các khách hàng lớn, tổng cơng ty, các tập đoàn tài chính. Khơng dừng

lại chỉ phục vụ chủ yếu cho các doanh nghiệp quân đội như trước đây, MB đang ngày càng tiếp xúc được nhiều hơn với các doanh nghiệp ngồi quân đội, doanh nghiệp tư nhân và các doanh nghiệp nước ngoài bằng việc thiết kế ra các gĩi sản phẩm phù hợp. Chính điều này đã cĩ những đĩng gĩp đáng kể trong việc giữ vững và duy trì mức tăng trưởng cho các chỉ tiêu hoạt động của MB trong suốt thời gian khĩ khăn vừa qua.

Ba là, MB cĩ nguồn vốn khá dồi dào cả về nội tệ và ngoại tệ. MB chưa bao giờ phải đối mặt với mất khả năng thanh khoản- một rủi ro mà khá nhiều các ngân hàng gặp phải trong thời kỳ khĩ khăn này. Bên cạnh đĩ, nhu cầu ngoại tệ của khách hàng luơn được MB đáp ứng kịp thời. Chính nhờ ưu thế này mà số

lượng khách hàng tới giao dịch tại MB ngày một tăng lên.

Nĩi như thế khơng cĩ nghĩa hoạt động TTQT tại MB khơng chịu một tác động nào từ những khĩ khăn mà khủng hoảng kinh tế gây ra. Như đã phân tích ở chương 2, các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu được thanh tốn qua MB đều đã

xuất hiện những đặc điểm mới cũng là phù hợp với tình hình kinh tế trong khủng hoảng. Vậy, đâu là những nguyên nhân cho những đặc điểm mới đĩ?

3.5.1 Nguyên nhân đối với hoạt động thanh tốn nhập khẩu:

* Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu thay đổi theo hướng rõ rệt: giảm hàng tiêu

dùng xa xỉ, tăng hàng sản xuất, thiết bị, máy mĩc. Điều này được điều chỉnh bởi hai phía:

Phía cầu ở trong nước: cầu đối với các mặt hàng xa xỉ giảm. Khủng hoảng kinh tế làm cho mọi mặt của đời sống trở nên khĩ khăn hơn. Người dân bắt đầu tiêu dùng tiết kiệm hơn bằng cách giảm chi tiêu các mặt hàng xa xỉ mà ưu tiên cho hàng thiết yếu. Hơn nữa, tỷ giá VND so với các đồng ngoại tệ luơn được

điều chỉnh theo chiều hướng tăng. Do đĩ, thay vì trước đây chỉ phải chi ra 15

triệu VND để mua 1 chiếc túi xách thì nay, con số đĩ được đội lên gần 20 triệu VND. Theo quy luật, khi giá cả hàng hĩa tăng lên thì cầu hàng hĩa đĩ giảm đi. Các doanh nghiệp nhập khẩu khơng thể cứ đều đặn nhập về như trước để rồi hàng hĩa cứ nằm mãi trong kho khơng bán được. Tất yếu, số lượng hàng hĩa

nhập về phải giảm theo tương ứng với mức cầu trong nước nếu các doanh nghiệp khơng muốn vốn của mình bị đọng lại một chỗ.

Phía cung ở nước ngoài: các máy mĩc, thiết bị cơng nghệ, dây chuyền sản xuất cĩ giá trị rất lớn. Trong thời buổi khĩ khăn, quy mơ sản xuất ở hầu hết các quốc gia bị thu hẹp lại, cầu về mặt hàng này giảm xuống. Phía cung phải làm gì

để thúc đẩy cầu ngoài việc giảm giá bán, tặng hàng khuyến mãi, tăng thời gian

bảo hành hoặc tăng các dịch vụ đi kèm miễn phí. Khơng đi ngồi quy luật, giá cả

và các điều kiện thanh tốn được nới lỏng ra để gĩp phần đưa các máy mĩc thiết

bị hiện đại đến gần hơn với các thị trường mới, các thị trường với nền sản xuất lạc hậu chưa được cải tiến hoặc chưa cĩ đủ điều kiện để cải tiến.

* Khả năng thanh tốn của các doanh nghiệp nhập khẩu bị suy giảm. Tất nhiên, lý do khơng nằm ngồi tác động của khủng hoảng, cụ thể như sau:

Đầu ra của sản phẩm do khĩ khăn chung bị thu hẹp lại, do đĩ, doanh thu chưa đảm bảo về kịp thời để đáp ứng cho thanh tốn đầu vào. Các doanh nghiệp

sẽ cân đối các dịng tiền ra vào của mình để sử dụng làm sao cho hiệu quả nhất. Nếu dịng tiền vào cĩ vấn đề, chắc chắn nĩ sẽ cĩ tác động xấu tới dịng tiền ra,

ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp. Ví dụ, khi đi vay hoặc nhận nợ ngắn

hạn với đối tác nước ngoài, doanh nghiệp đã tính tốn rất kỹ khoảng thời gian họ cĩ tiền về để trả nợ, đảm bảo uy tín với các bên. Tuy nhiên, các bạn hàng của họ

đã vi phạm nghĩa vụ thanh tốn của mình, thanh tốn thiếu, chậm hoặc khơng đúng tiến độ. Khơng cịn cách nào khác, đến lượt mình, doanh nghiệp lại vi

phạm nghĩa vụ của mình với bạn hàng đầu vào. Điều này giống như hiệu ứng domino. Một mắt xích trong dây chuyền sụp đổ sẽ kéo theo sự sụp đổ hoàn tồn.

Nguồn vốn tài trợ chủ yếu cho doanh nghiệp là vốn vay ngân hàng. Trong khi lãi suất cho vay rất cao, một doanh nghiệp cĩ thể thu được lợi nhuận khơng

đủ bù cho phần lãi phải trả cho các ngân hàng. Hơn nữa, các tiêu chí thẩm định để ra quyết định cho vay cũng trở nên khắt khe hơn trước. Thực sự, để các doanh

nghiệp cĩ thể tiếp cận với nguồn vốn của ngân hàng là rất khĩ khăn.

Đồng tiền được sử dụng chủ yếu trong TTQT là USD. Trong khi đĩ, tình

hình ngoại tệ diễn biến hết sức căng thẳng. Cĩ những thời điểm, giá ngoại tệ biến động đột ngột do những đợt điều chỉnh tỷ giá chính thức của Ngân hàng

Nhà nước. Cũng cĩ khi ngoại tệ khan hiếm, các doanh nghiệp khơng thể mua được từ các ngân hàng đành phải giao dịch tại thị trường tự do làm cho chi phí quy đổi từ nội tệ ra ngoại tệ rất cao. Đặc biệt hơn, cĩ những doanh nghiệp chuẩn

bị đủ nguồn vốn để thanh tốn nhưng khơng thể quy đổi ra ngoại tệ bởi những

khĩ khăn khi phải hạch tốn kế tốn các khoản chênh lệch tỷ giá.

3.5.2 Nguyên nhân đối với hoạt động thanh tốn xuất khẩu:

Số lượng và giá trị đơn hàng giảm nhưng thị trường tiêu thụ hàng hĩa lại

được mở rộng hơn. Thay vì trước đây, hàng hĩa của Việt Nam chỉ tập trung để đáp ứng cho các đơn hàng của các cơng ty ở Mỹ hay châu Âu thì nay, tình hình đã thay đổi cho phù hợp với hoàn cảnh.

Khủng hoảng tác động tới nền kinh tế của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Như đã nĩi rất nhiều ở trên, tiêu dùng bị thu hẹp lại, các đơn đặt hàng giảm cả về số lượng và giá trị. Các doanh nghiệp Việt Nam khơng thể cứ ngồi trơng chờ các nước bạn hàng truyền thống khơi phục kinh tế, đưa hoạt động xuất khẩu trở lại như cũ được. Bằng sự nhạy bén của mình, họ bắt đầu tiếp cận với các thị

trường mới, nơi mà hàng hĩa Việt Nam chưa được biết tới nhiều và các đối tác ở đĩ cũng hoàn tồn lạ lẫm.

Cũng rất may là tỷ giá của VND so với USD trong thời gian này luơn

tăng. Hàng hĩa Việt Nam trở nên rẻ hơn cũng là một yếu tố thuận lợi cho các

doanh nghiệp xuất khẩu tiếp thị sản phẩm của mình. Thị trường xuất khẩu trở

nên đa dạng hơn chứ khơng chỉ đơn thuần các nước Mỹ và châu Âu như trước. Tuy nhiên, đối tác mới cũng đi kèm với những rủi ro mới. Vì là những

giao dịch lần đầu nên khơng đủ độ tin cậy. Các doanh nghiệp xuất hàng đi nhưng vẫn nơm nớp khơng biết đối tác cĩ thực hiện thanh tốn đúng hẹn hay khơng.

Hơn thế, khi nhận được L/C do ngân hàng của các đối tác này phát hành, các

doanh nghiệp Việt Nam vẫn rất thận trọng và rất cần tới sự hỗ trợ của ngân hàng của mình trong việc xác minh tính chân thực của L/C. Cẩn thận như thế nhưng vẫn cĩ những doanh nghiệp khơng thu được tiền hàng như hợp đồng đã ký kết, dẫn đến việc quá hạn các khoản nợ với ngân hàng.

Kết luận chương 3

Trên cơ sở những số liệu thu thập được, chương 3 phân tích tình hình thực

tế hoạt động TTQT tại Ngân hàng TMCP Quân đội. Các số liệu được phân tích

trên 2 phương diện: phân tích theo từng phương thức thanh tốn và theo từng

mặt hàng, sản phẩm chính. Từ đĩ, người viết rút ra những nhận xét, đánh giá về tình hình hoạt động, những ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế tới TTQT tại

Ngân hàng TMCP Quân đội, tìm hiểu những nguyên nhân cho tình hình thực tế

của những nội dung đã được đánh giá. Mặc dù những tác động của khủng hoảng kinh tế đa số theo chiều tiêu cực nhưng hầu hết, các chỉ số hoạt động đều thay

đổi theo hướng tích cực và rất khả quan. Doanh số hoạt động tăng mạnh qua các năm. Chỉ tiêu về lợi nhuận tăng rõ rệt. Các phương thức thanh tốn được thực

hiện đồng đều hơn, doanh số khơng tập trung ở một phương thức cụ thể nào. Những kết quả đạt được cho phép hy vọng về một tương lai tốt đẹp hơn sau khi khủng hoảng đi qua.

Chương 4: Một số giải pháp hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của khủng hoảng kinh tế thế giới đến hoạt động thanh tốn quốc

tế tại Ngân hàng TMCP Quân đội

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá ảnh hưởng của hoảng kinh tế thế giới tới hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP quân đội (Trang 83 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)