Giải pháp nâng cao thành phần giá cả cảm nhận

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các giải pháp nâng cao lòng trung thành thương hiệu của khách hàng đối với thương hiệu tôn hoa sen (Trang 76 - 79)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

3.2. Các giải pháp góp phần nâng cao lịng trungthành của khách hàng đối vớ

3.2.3. Giải pháp nâng cao thành phần giá cả cảm nhận

Cơ sở đề xuất giải pháp

Trước tình hình thị trường có nhiều biến động làm cho giá cả Hoa Sen mất đi lợi thế cạnh tranh, đặc biệt là thị trường xuất khẩu bị gặp cản trở từ các biện pháp phịng vệ thương mại, các mặt hàng tơn bị đánh thuế cao. Sản phẩm tôn mạ Trung Quốc giá rẻ, chất lượng kém tiếp tục được nhập khẩu vào Việt Nam với số lượng lớn gây ra sức ép cạnh tranh đối với các doanh nghiệp trong nước.Tình trạng gian lận, sản xuất, mua bán hàng giả, hàng nhái diễn biến phức tạp và ngày càng tinh vi hơn. Qua thực trạng việc nghiên cứu cũng như khách hàng đánh giá là giá cả Tôn Hoa Sen là khá cao.Vì vậy làm thế nào có thể nâng cao sự cảm nhận của khách hàng giá cả Tôn Hoa Sen là phù hợp chất lượng sản phẩm và dịch vụ, hay việc giảm thiểu chi phí đang rất là cần thiết.

Mục tiêu giải pháp

- Nâng cao sự cảm nhận của khách hàng là giá cả của Tôn Hoa Sen là phù hợp với chất lượng sản phẩm.

- Giảm thiểu chi phí góp phần giảm giá bán để nâng cao sức cạnh tranh.

Nội dung giải pháp

Để làm thế nào nâng cao lòng trung thành của khách hàng, sau đây là một số giải pháp:

- Cần phối hợp Bộ Công Thương, Cục Quản lý thị trường, Cục Quản lý cạnh tranh, Cục Sở hữu trí tuệ, VCCI, Hiệp hội Thép VN, Hội Bảo vệ người tiêu dùng VN và các cơ quan chức năng liên quan cùng vào cuộc để ngăn chặn tình trạng tơn giả, tơn “nhái”, cần phải xây dựng cơ chế quản lý chặt chẽ, quy trình kiểm tra - kiểm soát chất lượng trong việc kinh doanh sản xuất tôn của các DN trong nước. Đặc biệt là có chế tài xử lý thích đáng, đủ mạnh, mang tính răn đe đối với các trường hợp gian.

- Cần tổ chức những hoạt động tuyên truyền, phổ biến cho người tiêu dùng cách phân biệt tôn kém chất lượng, tôn giả, tôn “nhái”, cũng như nhận biết các hình thức gian lận thương mại đang diễn ra. Tôn “nhái” thường là tôn chất lượng kém nhập từ

Trung Quốc để gắn tên thương hiệu tôn trong nước lừa dối người tiêu dùng. Để phát hiện, có thể quan sát dòng in vi tính trên cuộn tôn. Nếu dịng in bi ̣ nhịe, khơng rõ ràng, sắc nét do bị bôi xóa, in đè lên; hoặc dòng in ngắn, không hiển thị đầy đủ thông tin sản phẩm và tiêu chuẩn chất lượng của nhà sản xuất thì đó là tơn giả, tơn “nhái” thương hiệu. Người tiêu dùng có thể kiểm tra và đối chiếu mã sớ của các cuộn tôn với nhà sản xuất, hoặc đại lý chính hãng để xác định mặt hàng đó có phải là tơn chính hãng hay khơng. Tóm lại, có 3 phương thức để nhận định tôn giả, tôn thật như sau:

Thứ nhất: Khi mua sản phẩm Tôn Hoa Sen, hướng dẫn khách hàng nên quan sát kỹ dòng in trên bề mặt của sản phẩm. Nếu là Tơn Hoa Sen chính hãng, dịng in thể hiện rất rõ ràng và cụ thể các thông tin về sản phẩm và thông số về tiêu chuẩn chất lượng, VD: Số mét - Tôn Hoa Sen - Thương Hiệu Quốc gia - Tên sản phẩm - độ mạ - độ dày - ISO - Mã số cuộn - ngày giờ sản xuất.Đối với hàng giả, hàng nhái, dòng in trên bề mă ̣t tôn sẽ không rõ ràng và đầy đủ thông tin hoă ̣c dòng in mờ, bi ̣ tẩy xóa.

Thứ hai: Cần cung cấp cho khách hàng các thiết bị đo, để kiểm tra độ dày của tơn, khách hàng có thể dùng thiết bị đo chuyên du ̣ng như palmer hoặc sử dụng phương pháp cân tấm tơn dựa vào bảng tính tốn do bộ phận quản lý chất lượng cung cấp. Để làm được như vậy cần phải huấn luyện cho khách hàng cách sử dụng thông qua Catalogue, sách hướng dẫn, hoặc chỉ dẫn trực tiếp.

Thứ ba: Cách tốt nhất để hướng dẫn khách hàng có thể tự bảo vê ̣ mình đó là khi mua tôn ta ̣i bất kỳ cơ sở kinh doanh nào, khách hàng nên yêu cầu cơ sở đó xuất hóa đơn giá tri ̣ gia tăng, trên hóa đơn phải ghi đầy đủ tên sản phẩm và đô ̣ dày.

Trong trường hợp khách hàng mua nhầm phải tôn giả, tôn nhái thì hóa đơn giá tri ̣ gia tăng chính là cơ sở để khách hàng có thể khiếu na ̣i và để các cơ quan chức năng có bằng chứng xử lý vi pha ̣m.

- Đối với thị trường nước ngoài: Giải pháp cho thị trường nước ngoài khi các mặt hàng trong nước bị đánh thuế phá giá, làm giá cả tăng lên rất cao, dẫn đến khách hàng chuyển sang đối thủ cạnh tranh.

Theo Hiệp hội Thép VN, chỉ trong vòng tháng 09/2015, ba thị trường Đông Nam Á là: Indonesia, Thái Lan và Malaysia đều đã tiến hành điều tra chống bán phá giá đối với thép VN. Nếu không đáp ứng được những điều kiện về chống bán phá giá, DN nước ta sẽ phải chịu một mức thuế rất cao, thậm chí lên đến 50%. Điều này dẫn đến nguy cơ mất thị trường, mất đi một lượng lớn khách hàng do giá cả dội lên quá cao. Vì vậy cần thực hiện ngay các giải pháp sau:

Thứ nhất, trong dài hạn, để bảo vệ mình cần phải xây dựng đội ngũ chuyên gia am hiểu về phòng vệ thương mại, luật phá giá, các thủ tục liên quan đến xuất khẩu hàng hóa,… cần tổ chức đào tạo, học tập ở nước ngoài để nâng cao kiến thức nghiệp vụ chuyên mơn. Để giải quyết tình trạng hiện tại, tổ chức ngay bộ phận phòng vệ thương mại gồm những người tài giỏi, am hiểu về luật phá giá chuẩn bị các hồ sơ sổ sách cần thiết để giải quyết.

Phối hợp, liên kết với các doanh nghiệp có cùng mặt hàng xuất khẩu để có chương trình, kế hoạch đối phó chung đối với các vụ kiện có thể xảy ra;

+ Sử dụng chuyên gia tư vấn và luật sư trong những tình huống cần thiết ở mức độ thích hợp;

+ Giữ liên hệ với các cơ quan quản lý nhà nước về thương mại để các cơ quan này có tiếng nói bảo vệ quyền lợi tốt hơn cho doanh nghiệp, kể cả việc đề nghị đàm phán các hiệp định có cam kết khơng áp dụng hoặc hạn chế áp dụng các biện pháp tự vệ đối với hàng hoá của nhau, bày tỏ quan điểm đối với các nước áp dụng biện pháp tự vệ đối với hàng hố Việt Nam, u cầu có bồi thường quyền lợi thương mại khi có việc nước khác áp dụng biện pháp tự vệ.

- Tiếp tục khẳng định về chất lượng sản phẩm và dịch vụ của mình thơng qua các cổng thơng tin đại chúng. Đồng thời giúp khách hàng phân biệt tơn chính hiệu và tơn giả qua việc tư vấn và hướng dẫn người dùng.

- Thực hiện các chương trình bán hàng linh hoạt về giá và thanh toán cho từng đối tượng khách hàng như khách hàng thân thiết, khách hàng cần có sự hỗ trợ về tài chính. Đối với khách hàng thân thiết thực hiện chính sách giá bán ưu đãi, tích điểm,

tặng quà. Đối với khách hàng khó khăn về tài chính có thể cho khách hàng thanh tốn chậm.

- Tiếp tục thực hiện cơng tác kiểm sốt chi phí. Tăng cường kiểm tra, giám sát mua hàng hóa dịch vụ, nguyên vật liệu, để tăng hiệu quả xét duyệt chi phí. Giám sát các mục chi phí vận chuyển, nhu cầu mua hàng hóa dịch vụ mua ngồi và các khoản mục chi phí khác. Tính tốn chặt chẽ, hợp lý số lượng và thời điểm mua nguyên liê ̣u được nhằm đa ̣t được giá mua và điều kiê ̣n mua tốt nhất ta ̣i từng thời điểm, giảm thiểu tới đa chi phí tờn kho và chi phí lãi vay mua nguyên vâ ̣t liê ̣u.

Thực hiện tốt các vấn đề trên góp phần tiết giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, và nâng cao giá trị cảm nhận sản phẩm đối với người tiêu dùng.

Dự báo khó khăn thực hiện

Địi hỏi ban lãnh đạo phải nhanh nhạy, nổ lực làm việc ứng phó bên ngồi, cũng như quản lý chặt chẽ chi phí bên trong, tránh lãng phí trong từng khâu.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các giải pháp nâng cao lòng trung thành thương hiệu của khách hàng đối với thương hiệu tôn hoa sen (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)