Thời gian điều trị

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, xét nghiệm và đánh giá kết quả điều trị bệnh bạch cầu cấp dòng lympho nhóm nguy cơ cao ở trẻ em theo phác đồ CCG 1961 (Trang 36 - 37)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN

1.4. ĐIỀU TRỊ

1.4.3. Thời gian điều trị

Thời gian điều trị duy trì tối ƣu nhất thì khơng đƣợc xác định nhƣng hầu hết các trung tâm điều trị cho rằng tổng thời gian khoảng từ 2 đến 3 năm là thích hợp cho ALL dịng lympho B sớm và lympho T. Nhóm nghiên cứu MRC (British Medical Research Council) đã xác định những hiệu quả khác nhau của thời gian điều trị duy trì cũng nhƣ thời gian lui bệnh và chứng minh đƣợc rằng điều trị duy trì trong khoảng thời gian 19 tháng đã giúp cho việc ngăn chặn tình trạng tái phát đƣợc đến 3 năm. Thời gian điều trị cho trẻ gái thì khác so với trẻ nam. Một nghiên cứu khác của MRC đã nhận ra rằng 1, 5 năm là thời gian thích hợp để điều trị cho trẻ gái nhƣng khơng đủ đối với trẻ nam. Ngƣời ta nhận thấy tỷ lệ tái phát lớn hơn sau khi kết thúc điều trị khi theo dõi lâu dài ở trẻ em đƣợc điều trị theo phác đồ CCSG 141. Trong nghiên cứu đó, bệnh nhân hồn thành điều trị sau 3 năm đƣợc chọn ngẫu nhiên tiếp tục điều trị 4 tuần tái tấn cơng và sau đó ngừng điều trị hoặc tiếp tục điều trị đến 5 năm. Khơng có sự khác biệt về tỷ lệ sống không bệnh trong những phác đồ điều trị này. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc tái phát muộn cao hơn đã xuất hiện ở những trẻ trai, đồng đều sau khi loại trừ những trẻ có bệnh tinh hoàn ẩn. Điều này phù hợp với một vài nghiên cứu khác đã chứng minh đƣợc rằng giới tính là một dấu hiệu quan trọng của tái phát, tƣơng tựnhƣ tái phát tinh hoàn đơn độc đƣợc loại trừ. Nghiên cứu của bệnh viện St. Jude đã chỉ ra rằng sau khi hoàn thành điều trị2, 5 năm, khoảng 80% bệnh nhân khỏi bệnh hoàn toàn. 20% số bệnh nhân cịn lại có tái phát trong năm đầu tiên sau khi kết thúc điều trị. Trong 4 năm sau khi ngừng điều trị hóa chất, nguy cơ tái phát chỉ còn là 2% đến 3% mỗi năm. Khơng thấy có bệnh nhân bị tái phát sau khi kết thúc điều trị 4 năm. Kết quả này cũng tƣơng tự nhƣ nghiên cứu của Anh trên những bệnh nhân còn sống sau 6 năm từ khi chẩn đốn tái phát có tỷ lệ sống cao[41]. Việc điều trị tích cực liệu có mang đến kết quả khỏi bệnh tốt nhất khi nhiều

nghiên cứu với chế độ điều trị khác nhau cho bệnh nhân ALL tế bào pre B đƣợc điều trị duy trì từ 2, 5 đến 3 năm, có phác đồ dùng phối hợp thuốc ít hơn và ít tăng cƣờng hơn đƣợc sử dụng. Vì những lý do này, kết luận về thời gian điều trị duy trì dựa vào những nghiên cứu này có thể khơng thích hợp trực tiếp với những phác đồ điều trị phổ biến. Câu hỏi đƣợc đặt ra là bệnh nhân đƣợc điều trị tích cực sớm hơn trong lịch trình điều trị của họ rốt cuộc có thể có tổng thời gian điều trị ngắn hơn? Để trả lời cho câu hỏi này, nhóm nghiên cứu BFM đã sử dụng một chế độ điều trị tích cực, chọn ngẫu nhiên bệnh nhân có tổng thời gian điều trị 18 tháng hoặc 24 tháng. Lợi ích của chế độ điều trị là quan sát lại những bệnh nhân có thời gian điều trị dài hơn. Nhóm nghiên cứu MRC UKALL- VIII sử dụng phác đồ ít tích cực hơn và quan sát những bệnh nhân đƣợc điều trịduy trì 3 năm và 2 năm thì thấy kết quảđiều trị khơng có gì khác nhau[2].

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, xét nghiệm và đánh giá kết quả điều trị bệnh bạch cầu cấp dòng lympho nhóm nguy cơ cao ở trẻ em theo phác đồ CCG 1961 (Trang 36 - 37)