Chăm sóc trợ giúp

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, xét nghiệm và đánh giá kết quả điều trị bệnh bạch cầu cấp dòng lympho nhóm nguy cơ cao ở trẻ em theo phác đồ CCG 1961 (Trang 37 - 40)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN

1.4. ĐIỀU TRỊ

1.4.4. Chăm sóc trợ giúp

Điều trị tốt nhất cho trẻ mắc BCC là chăm sóc trợ giúp bao gồm sử dụng hợp lý các chế phẩm máu, phát hiện và điều trị sớm các biến chứng nhiễm trùng xảy ra, chăm sóc cẩn thận các nhu cầu dinh dƣỡng cần thiết của bệnh nhân, trợ giúp về tâm lý cho gia đình và bệnh nhân. Cần chú ý đến tầm quan trọng của việc chăm sóc trợ giúp về mặt huyết học. Trƣớc kia, chảy máu là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở những bệnh nhân BCC nhƣng từ khi có sử dụng chế phẩm khối tiểu cầu và truyền tích cực, tỷ lệ tử vong do chảy máu đã giảm đƣợc đáng kể. Khi sử dụng truyền tiểu cầu cho bệnh nhân mắc AML có tiểu cầu < 20 G/L lần đầu ởngƣời lớn, các nhà nghiên cứu nhận thấy bệnh nhân ít bị sốt, chấn thƣơng hoặc ít những lý do gây ra tiêu thụ tiểu cầu hơn, ít bị chảy máu nặng hơn và ít phải truyền máu hơn từ20% đến 30%[42]. Tuy nhiên, những nghiên cứu này mới chỉ làm trên một số lƣợng nhỏ bệnh nhân. Truyền khối hồng cầu cũng đƣợc chỉ định thƣờng xuyên để điều trị

thiếu máu và tất cả các chế phẩm máu khác cần phải đƣợc sàng lọc để loại trừ những khả năng lây nhiễm virus có thể xảy ra nhƣ viêm gan B, C hoặc HIV. Ngân hàng máu hiện đại và các kỹ thuật truyền máu bao gồm tia xạ tất cả các chế phẩm máu trƣớc khi truyền cho bệnh nhân, cần phải loại bỏ bạch cầu và virus toàn diện hơn, sàng lọc ngƣời cho đã đƣợc cải thiện giúp cho việc truyền máu đƣợc an toàn và hiệu quả hơn. Giảm bạch cầu hạt trung tính xảy ra nhƣ là một hậu quả của điều trị tấn công gây giảm sản tủy xƣơng, hoặc bệnh tiến triển, bệnh nhân có nguy cơ nhiễm trùng tiềm tàng, nhƣng giá trị của truyền bạch cầu hạt thì rất hạn chế và không hiệu quả.

Những yếu tố kích thích các tế bào máu bao gồm G-CSF có một vai trị quan trọng trong việc làm hạn chế tai biến của sốt giảm bạch cầu hạt sau điều trịung thƣ. G-CSF đã đƣợc chứng minh rằng có làm cải thiện tình trạng giảm bạch cầu hạt trong điều trị hóa chất cho bệnh nhân ALL[28]. Lợi ích lâu dài của việc sử dụng yếu tố kích thích trong suốt q trình điều trị tích cực của điều trị bạch cầu cấp dòng lympho vẫn còn gây tranh cãi[29]. Receptor của G- CSF và các yếu tố đƣợc biết khác nhƣ là đại thực bào, yếu tố kích thích đơn dịng, IL-3 đƣợc thấy trong ngun bào lympho, phát triển liên quan đến việc sử dụng yếu tố kích thích cũng có thể gây kích thích phát triển tế bào leukemia. Vì những lý do này (cũng nhƣ là giá thành của thuốc cao) mà G- CSF không đƣợc sử dụng thƣờng xuyên cho hầu hết bệnh nhân ALL nguy cơ thƣờng nhƣng chúng thƣờng đƣợc sử dụng cho ghép tủy xƣơng, tái phát hoặc phác đồ BCC nguy cơ cao trong giai đoạn điều trị hóa chất tích cực. Khi bệnh nhân có sốt giảm bạch cầu hạt nặng (< 500 tế bào/ mm3) thì việc tích cực chẩn đốn sớm và điều trị nhanh chóng theo kinh nghiệm đóng vai trị quan trọng chính giúp cho điều trị thành công. Việc điều trị sớm theo kinh nghiệm nhƣ sử dụng kháng sinh có phổ rộng đã làm giảm đáng kể tỷ lệ tử vong. Vấn đề giảm bạch cầu hạt, việc thực hiện các thủ thuật làm phá vỡ hàng rào giải

phẫu phịng vệ bình thƣờng, hoặc các biến chứng do điều trị hóa chất tích cực (ví dụ viêm loét niêm mạc miệng) đã làm tăng khảnăng nhiễm vi khuẩn, nấm, virus và ký sinh trùng. Mặc dù nguy cơ của nhiễm vi khuẩn và nhiễm nấm thứ phát có thể cao hơn ở bệnh nhân đƣợc điều trị trong giai đoạn tấn công và tái tấn công, bệnh nhân mắc BCC vẫn dễ bị các loại nhiễm khuẩn khác ở giai đoạn điều trị duy trì.

Viêm phổi do Pneumocytis carinii là một tình trạng nhiễm trùng nặng, biến chứng tiềm tàng rất phổ biến ảnh hƣởng đến trẻ ở giai đoạn điều trị duy trì. Điều trị dự phòng bằng trimethoprim- sulphamethoxazole, điều trị sớm làm giảm đáng kể tỷ lệ mắc nhiễm trùng loại này và đƣợc sử dụng trong hầu hết các phác đồ điều trị ung thƣ. Khi trimethoprim- sulphamethoxazole không thể dùng đƣợc vì giảm bạch cầu hoặc dị ứng, dapsone hoặc pentamidine (tiêm tĩnh mạch hoặc khí dung) là thuốc có thể đƣợc thay thế. Trẻ em bịlơxêmi đang đƣợc điều trịcũng có thể có nguy cơ nhiễm thủy đậu nếu phơi nhiễm với ngƣời mắc bệnh này. Tiêm phòng thuốc miễn dịch với herpes cho trẻ trong vòng 72 đến 96 giờsau phơi nhiễm có thể bảo vệđƣợc trẻ tránh bị herpes.

Tiêm chủng cho bệnh nhân BCC với vaccine thủy đậu giảm động lực không đƣợc tất cả các nhà nghiên cứu ủng hộ vì bệnh nhân dễ bị mắc bệnh thủy đậu hoặc đang đƣợc điều trị hóa chất làm suy giảm miễn dịch hoặc xuất hiện cả ba tình huống cùng một lúc. Tiêm chủng vaccine thủy đậu cho những ngƣời sống cùng trong gia đình tiếp xúc với bệnh nhân ALL cũng không phải là kiến nghị đƣợc dùng thƣờng xuyên. Nhiễm những loại virus khác cũng gặp ở bệnh nhân lơxêmi có nguy cơ. Sởi là biến chứng hay gặp nhƣng thƣờng không điển hình. Bệnh nhân khơng đƣợc tiêm phịng có phơi nhiễm với sởi sẽ đƣợc điều trị bằng gamma globulin. Vì nguy cơ dễ mắc bệnh sởi nên tiêm phòng chống lại sởi hoặc sử dụng bất kỳ một loại vaccine sống giảm động lực

nào, ngoại trừ vaccine thủy đậu, cũng là chống chỉ định cho bệnh nhân đang đƣợc điều trị bằng hóa chất [2].

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, xét nghiệm và đánh giá kết quả điều trị bệnh bạch cầu cấp dòng lympho nhóm nguy cơ cao ở trẻ em theo phác đồ CCG 1961 (Trang 37 - 40)