Tái phát tủy xương

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, xét nghiệm và đánh giá kết quả điều trị bệnh bạch cầu cấp dòng lympho nhóm nguy cơ cao ở trẻ em theo phác đồ CCG 1961 (Trang 40 - 42)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN

1.4. ĐIỀU TRỊ

1.4.6.1. Tái phát tủy xương

Tái phát tủy xƣơng đƣợc coi là vấn đề cơ bản của thất bại trong điều trị ALL. Hai giải pháp điều trị tái phát tủy xƣơng là hóa chất và ghép tủy. Tùy thuộc vào phác đồ điều trị ban đầu đƣợc sử dụng mà lần lui bệnh hoàn toàn lần 2 có thể đạt đƣợc ở hầu hết các bệnh nhân đã tái phát tủy xƣơng. Phác đồ

điều trị hóa chất cho bệnh nhân tái phát nên đƣợc sử dụng tích cực nhiều loại thuốc để điều trị tái tấn công, tiếp theo là giai đoạn củng cố và điều trị hóa chất duy trì. Sự phối hợp của thuốc VCR, prednisolone và L- asparaginase đã giúp lui bệnh hoàn toàn của bệnh nhân đạt từ 70 đến 75% ở lần tái phát tủy xƣơng đầu tiên. Sự phối hợp thêm với thuốc daunorubicin trong điều trị làm tăng tỷ lệ này lên 80 đến 90%. Những phác đồ đƣợc dùng có phối hợp chặt chẽ các thuốc đã khơng đƣợc sử dụng trong suốt q trình điều trị lần đầu tiên của bệnh nhân đã giúp ích làm tăng liều của tất cả các thuốc lên mức chịu đựng tối đa và làm tỷ lệ lui bệnh đạt trên 90%[46, 47]. Ở giai đoạn điều trị tích cực có sử dụng thuốc cytarabine và teniposide hoặc ifosfamide liều cao với etopside cho thấy lui bệnh hoàn toàn ở xấp xỉ 1/ 3 bệnh nhân khơng đạt đƣợc đáp ứng hồn toàn so với phác đồ sử dụng 4 thuốc L-asparaginase, VCR, daunorubicin và prednosolone. Trong thời gian tái phát tủy xƣơng, hệ TKTƢcũng phải đƣợc kiểm tra và nên đƣợc điều trị dự phịng. Nếu khơng dự phịng, 50% bệnh nhân tái phát tủy xƣơng sẽ có tái phát hệ TKTƢ ở lần lui bệnh thứ 2[48]. Trong nhiều nghiên cứu, tái phát tủy xƣơng xảy ra trong thời gian đang điều trị hoặc 6 tháng sau khi kết thúc điều trị đƣợc coi là một tiên lƣợng rất xấu. Trẻ có thời gian tái phát sau khi kết thúc điều trị trên 6 tháng có lui bệnh lần 2 dài hơn nhiều[49]. Một nghiên cứu đã gợi ý rằng để biết đƣợc khả năng sống thì thƣờng chia thời gian sau khi kết thúc điều trị thành giai đoạn 3 tháng một để đánh giá[50]. Trong phân tích này, bệnh nhân tái phát sau khi hoàn thành điều trị từ 3- 6 tháng thì có tiên lƣợng tốt, tƣơng tự với tái phát từ 6- 12 tháng sau điều trị, mặc dù tỷ lệ sống không bệnh tốt nhất đƣợc quan sát thấy ở những bệnh nhân tái phát sau kết thúc điều trị trên 12 tháng. Sử dụng phác đồđiều trị tái tấn cơng, nhóm nghiên cứu BFM đã nhận thấy lui bệnh hoàn toàn lần 2 kéo dài ở khoảng 50% trẻ có lui bệnh lần đầu tiên và

khơng có đột biến NST Philadelphia (Ph-). Những bệnh nhân tái phát với Ph+ thì thời gian sống sót chỉ chiếm 8% ở cùng một nghiên cứu[51]. Kết quả của một số nghiên cứu chỉ ra rằng lui bệnh lần 2 trên 2 năm có thể đạt đƣợc nếu điều trị hóa chất tích cực ở bệnh nhân tái phát khi đang điều trịlà 10 đến 30% và trên 50% bệnh nhân bị tái phát sau khi kết thúc điều trị[52].

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, xét nghiệm và đánh giá kết quả điều trị bệnh bạch cầu cấp dòng lympho nhóm nguy cơ cao ở trẻ em theo phác đồ CCG 1961 (Trang 40 - 42)