Tiêu chuẩn đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, xét nghiệm và đánh giá kết quả điều trị bệnh bạch cầu cấp dòng lympho nhóm nguy cơ cao ở trẻ em theo phác đồ CCG 1961 (Trang 60 - 62)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN

2.2. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.4. Tiêu chuẩn đánh giá

- Đánh giá lui bệnh hoàn toàn:

+ Khi trên lâm sàng bệnh nhân khơng cịn các triệu chứng của bệnh, Bệnh nhân có thể trạng bình thƣờng, sinh hoạt hàng ngày bình thƣờng nhƣ các trẻ khác về mặt học tập, vận động.

+ Xét nghiệm máu khơng cịn tế bào blast, các dòng tế bào máu đƣợc hồi phục về chỉ số bình thƣờng. Xét nghiệm tủy xƣơng đọc hình thái học tế bào thấy có ít hơn 5% tế bào blast, các dòng tế bào khác trong tủy không bị lấn át.

- Đánh giá lui bệnh khơng hồn toàn khi xét nghiệm tủy xƣơng thấy tế bào balst từ 5% đến 25%, các dấu hiệu lâm sàng có thuyên giảm so với trƣớc khi điều trị.

- Đánh giá không lui bệnh: Xét nghiệm tủy xƣơng còn trên 25% lymphoblast, các triệu chứng lâm sàng không thuyên giảm.

- Tái phát: Đánh giá bệnh tái phát khi bệnh nhân có xuất hiện lại các triệu chứng của bệnh BCC sau khi đã đạt đƣợc lui bệnh nhƣ đau xƣơng, xuất huyết, thiếu máu, sốt thất thƣờng mà khơng có dấu hiệu của nhiễm trùng hoặc tinh hồn sƣng to hoặc có dấu hiệu của hệ TKTƢ nhƣ đau đầu, buồn nôn và nôn, tổn thƣơng các dây thần kinh sọ não. Tùy vào vị trí tái phát mà trẻ có các dấu hiệu lâm sàng nhƣ trên. Đơi khi bệnh nhân khơng có dấu hiệu lâm sàng nhƣng xét nghiệm công thức máu định kỳcũng nhƣ xét nghiệm dịch não tủy thấy có tế bào bast xuất hiện thì nên kiểm tra tủy xƣơng ngay để có chẩn đốn xác định. Bệnh nhân có thểcó tái phát đơn độc tại tủy xƣơng hoặc kết hợp với tinh hoàn và hệ TKTƢ. Tiêu chuẩn đƣợc coi là tái phát tủy xƣơng khi tỷ lệ lymphoblast trong tủy ≥ 25%.

Tiêu chuẩn tái phát tinh hoàn khi thấy tinh hoàn sƣng to, đau, chọc sinh thiết tinh hoàn bằng kim nhỏ thấy có tế bào bast.

Tái phát hệ TKTƢ: Bệnh nhân có dấu hiệu đau đầu, buồn nơn, nôn, tổn thƣơng thần kinh sọ não, dịch não tủy có tế bào blast và > 5 tế bào/mm3.

- Đánh giá mức độ các tác dụng phụ lên hệ thống đông cầm máu, lên tế bào máu ngoại vi và tủy xƣơng theo tiêu chuẩn của phác đồ CCG 1961 (xem phần phụ lục).

- Tiêu chuẩn đánh giá thiếu máu: Mức độ thiếu máu đƣợc xác định khi: Hb < 60 g/L là thiếu máu nặng, vừa khi Hb từ 60- 90g/L, nhẹ khi Hb từ 90- 110 g/L, không thiếu máu khi Hb ≥ 110 g/L.

- Tiêu chuẩn đánh giá có hội chứng tiêu khối u khi: K+ máu > 6 mEq/L, axit Uric máu tăng > 450 µmol/L, creatinine > 1,5 lần so với bình thƣờng.

- Đánh giá nhiễm trùng: khi trẻ có sốt hoặc tìm thấy ổ nhiễm trùng, CRP > 30 mg/L, BC hạt giảm < 1000/mm3, chụp Xquang phổi có hình ảnh viêm phế quản, phổi, cấy máu tìm thấy vi khuẩn.

- Thời gian sống thêm tồn bộ (OS): tính từ khi bệnh nhân đƣợc chẩn đốn đến khi kết thúc theo dõi hoặc tử vong.

- Thời gian sống không bệnh hay không sự kiện (EFS): tính từ khi bệnh nhân đạt lui bệnh đến khi tái phát hoặc từ vong hoặc kết thúc theo dõi.

- Thời gian tử vong đƣợc tính từ khi bắt đầu điều trịđến khi tử vong.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, xét nghiệm và đánh giá kết quả điều trị bệnh bạch cầu cấp dòng lympho nhóm nguy cơ cao ở trẻ em theo phác đồ CCG 1961 (Trang 60 - 62)