Kinh tế Trung Quốc

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp đại học ngành sư phạm địa lý mặt trái sự phát triển “thần tốc” nền kinh tế trung quốc (Trang 25 - 27)

7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 GIớI THIệU Về TRUNG QUốC

2.1.6 Kinh tế Trung Quốc

Kinh tế Trung Quốc trải qua nhiều gia đoạn phát triển thăng trầm, từng chiếm 90% GDP của thế giới vào năm 1892 và giảm xuống chỉ còn khoảng 21% vào năm 1950 và hiện nay là khoảng 7%. Trước năm 1949 nền kinh tế Trung Quốc vô cùng lạc hậu, nông nghiệp chiếm vai trị chủ đạo, đời sống nhân dân vơ cùng khó khăn và đất nước cũng gặp khó khăn. Sau khi cách mạng Trung Quốc thành cơng 1/10/1949 thì Trung Quốc tập trung xây dựng đất nước theo chế độ xã hội chủ nghĩa và được bạn bè quốc tế (chủ yếu là Liên Xô) giúp dỡ trong công cuộc xây dựng, khôi phục và phát triển kinh tế. Tuy nhiên, bên cạnh những nỗ lực của Nhà nước, nhân dân Trung Quốc và bạn bè Quốc tế thì Đảng và Chính quyền Trung Quốc đã thực hiện những đường lối sai lầm gảy ảnh hưởng trầm trọng đến kinh tế trong nước như những phong trào Đại nhảy vọt, Cách mạng văn hóa,…đã kìm hãm và tác động tiêu cực lâu dài đến kinh tế của Trung Quốc. Cột mốc đánh dấu sự “lột xác” cho nền kinh tế Trung Quốc chính là sau Đại hội Đảng Cộng sản lần thứ 3 khóa 11 cuối năm 1978, sau đại hội này, Trung Quốc đã thực hiện chính sách cải cách mở cửa và đã đem lại một luồn gió mới tích cực cho và sự khởi sắc của nền kinh tế Trung Quốc đã từ đây mà đi lên, mà công lao hàng đầu không thể nhắc tới vị “kiến trúc sư” nổi tiếng cho đường lối cải cách này Đặng Tiểu Bình...Năm 2010 lại là một dấu son lịch sử quan trọng của nền kinh tế Trung Quốc khi nước này chính thức vượt mặt Nhật Bản về tổng sản phẩm quốc nội (GDP) để trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới. Nắm vai trò chủ đạo trong nền kinh tế Trung Quốc là công nghiệp và dịch vụ. Tuy nhiên nông nghiệp vẫn giữ một tỉ trọng nhất định để đảm bảo nhu cầu lương thực cho hơn 1,3 tỉ dân của Trung Quốc.

* Về nông nghiệp: tỉ trọng nông nghiệp Trung Quốc giảm một cách rõ rệt (từng

lượng lương thực của Trung Quốc là 589,57 triệu tấn[33], sản lượng cao hàng đầu thế giới.

- Cây lương thực chiếm hơn 2/3 diện tích đất trồng của Trung Quốc:

+ Lúa mì: phân bố chủ yếu ở vùng Đông Bắc của Trung Quốc (lưu vực sơng Hồng Hà trở về phía Bắc và Đơng Bắc) nơi có khí hậu, đất đai thuận lợi cho việc canh tác.

+ Lúa gạo: phân bố ở miền Đông và Đông Nam Trung Quốc (lưu vực sông Trường Giang trở về phía Nam và Đơng Nam) nơi tập trung các đồng bằng ven biển lớn như Hoa Trung, Hoa Nam.

+ Ngồi ra cịn có các loại cây khác như cao lương được trồng ở vùng Đông Bắc, cây lúa mạch, khoai tây, bắp, khoai lang được trồng xen kẽ ở các đồng bằng lớn như Hoa Bắc, Hoa Nam.

- Cây công nghiệp như cây bông vải, cây dâu tầm, cây đay, cây lấy đường như mía, của cải đường,…được trồng nhiều và phân bố chủ yếu ở miền Đông Trung Quốc.

- Chăn nuôi

+ Gia súc chủ yếu là trâu, bò, lợn và cừu tập trung trên các cao nguyên rộng lớn.

+ Vùng Tây Tạng, Tân Cương ni nhiều cừu, dê và bị. + Vùng Nội Mông, Mã Châu ni bị, ngựa và lạc đà.

+ Các đồng bằng lớn như Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam nuôi gia súc với quy mơ lớn như trâu, bị lợn và gia cầm để phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân. Bên cạnh đó bị sữa, gia cầm cịn được ni quanh các thành phố lớn.

* Về công nghiệp: tỉ trọng công nghiệp Trung Quốc hiện nay chiếm 45,3%

(năm 2012)[45] đang trên đà phát triển nhanh và mạnh với các ngành công nghiệp truyền thống như công nghiệp dệt phân bố chủ yếu khắp cả nước với các trung tâm như Bắc Kinh, Thành Đô,…Các ngành luyện kim đen phân bố chủ yếu ở miền Đông và Bắc Trung Quốc như Cáp Nhĩ Tân, Nam Kinh, Vũ Hán. Luyện kim màu tập trung ở miền Trung và Đông Bắc Trung Quốc như Thẩm Dương, Lan Châu, Quỳ Dương. Bên cạnh đó Trung Quốc ngành cơng nghiệp gia công, lắp ráp cũng rất phát triển và các ngành cơng nghiệp địi hỏi hàm lượng chất xám cao, khoa học kĩ thuật hiện đại như công nghiệp điện tử, viễn thông tập trung ở miền trung và đông - nam Trung Quốc như Thành Đô, Quảng Châu; cơng nghiệp đóng tàu, sản xuất ô tô, chế tạo máy bay tập trung ở các thành phố phát triển như Bắc Kinh, Thượng Hải, Thẩm Dương,…

* Về dịch vụ: tỉ trọng dịch vụ Trung Quốc chiếm 44,6% (năm 2012)[45]. Các hoạt động dịch vụ của Trung Quốc chủ yếu là ngân hàng, chứng khoáng với các trung tâm tài chính nổi tiếng như như Thượng Hải, Bắc Kinh, Thẩm Quyến, Ma Cao,...Bên cạnh đó, du lịch cũng là một nguồn thu ngoại tệ lớn cho Trung Quốc. Năm 2012, Trung Quốc đón tiếp hơn 27,19 triệu lượt khách nước ngồi và 2,96 tỉ lượt khách trong nước, doanh thu từ du lịch đạt 50 tỉ USD. Hiện nay, Trung Quốc đang nổi lên như là 1 trung tâm call center và outsoursing của thế giới.

Năm 2010 Trung Quốc chính thức vượt mặt Nhật Bản để trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới (sau Hoa Kỳ) với tổng sản phẩm quốc nội GDP đạt 5.931 tỉ USD so với 5.387 tỉ USD của Nhật Bản. Trong năm 2012, xuất khẩu Trung Quốc đạt 2.048,9 tỉ USD, nhập khẩu đạt 1.817,8 tỉ USD. GDP Trung Quốc đạt 8.262,2 tỉ USD (chiếm khoảng 9.6% GDP của thế giới) và thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 6.076 USD/ người/năm. Dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đứng đầu thế giới đạt 3.311 tỉ USD (gấp gần 3 lần nước đứng thứ 2 là Nhật Bản)[45]. Tỉ giá đồng nhân dân tệ được giữ vững và ngày càng được tăng giá. Năm 2012, tỉ giá đồng nhân dân tệ được giữ vững và 1 USD = 6,285 NDT[45].

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp đại học ngành sư phạm địa lý mặt trái sự phát triển “thần tốc” nền kinh tế trung quốc (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)