Ăn cắp bản quyền

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp đại học ngành sư phạm địa lý mặt trái sự phát triển “thần tốc” nền kinh tế trung quốc (Trang 50 - 52)

7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Về KINH Tế

3.1.2 Ăn cắp bản quyền

Bản quyền có thể hiểu một cách ngắn gọn là quyền sở hữu đối với sản phẩm của hoạt động trí tuệ và tinh thần như tác phẩm văn học, nghệ thuật, tác phẩm khoa học, sáng chế, kiểu dáng cơng nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý và giống cây trồng. Ngoài chủ sở hữu ra thì khơng ai được phép sao chép, ăn cắp hay có bất kỳ hành động nào vi phạm ngoại nếu khơng có sự cho phép chủ sở hữu của sản phẩm đó trừ khi chủ sở hữu sang nhượng lại hay bán cho một bên khác; nếu khơng thì sẽ vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, tình trạng này ở Trung Quốc diễn ra gần như là cơng khai và được nổi tiếng thế giới về tình trạng vi phạm bản quyền. Nơi đây diễn ra cuộc chiến pháp lý giữa các công ty sản xuất nước ngoài và những nhà sản xuất trong nước làm đau đầu nhà chức trách của Trung Quốc. Bản quyền bị ăn cắp, sao chép một cách công khai, khắp mọi nơi trên tất cả các sản phẩm ở tất cả các lĩnh vực từ âm nhạc, bản quyền phần mềm, máy tính, điện thoại di động, đồng hồ đến cả xe hơi, thậm chí cả máy bay quân sự,…Dường như

chính quyền Trung Quốc gần như “bó tay” với tình trạng này vì nó diễn ra q nhiều, khơng thể quản lý nỗi. Những sản phẩm nhái thường nhái theo các sản phẩm đang nổi tiếng trên thị trường của các tên tuổi lớn vì đó cách nhanh nhất để người dùng để ý và mua hàng. Nhưng cách làm đó chưa nói đến việc vi phạm pháp luật, gây thất thu cho các nhà sản xuất chính hãng thì cũng gây hại cho người dùng “dễ tin” vì một thương hiệu muốn gây dựng được lịng tin và uy tín thì phải mất rất nhiều năm để có thể gây dựng tên tuổi cũng như thị phần, bỗng nhiên bị ăn cắp, giả dạng với những mặt hàng kém chất lượng, bị đánh căp kiểu dáng khiến cho người tiêu dùng lầm tưởng là sản phẩm của chính hãng và tất nhiên những sản phẩm nhái, sản phẩm bị ăn cắp thương hiệu thì chất lượng sản phẩm thua xa so với sản phẩm gốc và nếu người tiêu dùng khơng nhận ra thì sẽ đánh mất niềm tin vào thương hiệu đó và dẫn đến tất yếu thiệt hại cho thương hiệu đó là điều không tránh khỏi. Những thương hiệu nổi tiếng trên thế giới khi vào tay các “nhà kinh doanh nhái” Trung Quốc thì mang những cái tên nghe rất nực cười và thậm chí người tiêu dùng có thể bị lừa nếu không tinh ý nhận ra. Đầu tiên các thương hiệu thể thao nổi tiếng như Nike biến thành Nire, Hire,...hãng Puma cũng chung số phận, với những cái tên được chế lại như Pmua, Pure, Punk,...hay các sản phẩm đi động Nokia của Phần Lan cũng bị ăn cắp bản quyền một cách trắng trợn, từ Nokia biến thành Nokla, Nokai,...Ngay cả các linh kiện, kiểu dáng xe hơi của các hãng nổi tiếng thế giới từ lâu cũng bị nhái lại một cách công phu. Mới đây nhất là vụ việc hãng xe nổi tiếng của Đức Volkswagen đã quyết tâm điều tra vụ ăn cắp bản quyền thiết kế của đối tác FAW đến từ Trung Quốc (điều mà trước đây các cơng ty, đối tác nước ngồi ít khi nào lên tiếng bởi vì họ sợ ảnh hưởng đến thị phần cũng như các hoạt động kinh doanh tại Trung Quốc bị ảnh hưởng) vì trước đó, ban giám đốc tập đồn Volkswagen đã phát hiện kế hoạch sao chép hộp số MQ200 của FAW. Đây là loại hộp số hiện đang được sử dụng trên nhiều mẫu xe Audi, Skoda và Volkswagen vốn đã rất nổi tiếng trên thế giới. Hãng FAW đã trang bị hộp số MQ200 cho mẫu sedan cỡ nhỏ Besturn B50, phân phối tại thị trường Nga đồng thời cạnh tranh trực tiếp với những sản phẩm cùng phân khúc của Volkswagen và Skoda. Hay nhà sản xuất xe hơi Shuanghuan Auto là một ví dụ khác khi sao chép lại chiếc SUVX5 danh tiếng của BMW trong khi Hongqi lắp một chiếc limousine gần giống với Lincoln Town Car[29].

Nguyên nhân cốt lõi của vấn đề nằm ở chính sách của Trung Quốc. Cụ thể, các cơng ty nước ngồi khơng được phép hoạt động riêng lẻ tại Trung Quốc. Thay vào đó, họ phải chia sẻ công nghệ và chuyên môn với các đối tác Trung Quốc thông qua việc thành lập liên doanh. "Nhập gia tùy tục", Volkswagen đã xây dựng nhà máy liên doanh với FAW từ năm 1991. "Các hãng xe Châu Âu chỉ còn cách thiết kế xe sao cho càng khó sao chép càng tốt. Nếu không, họ sẽ giống Đôn Ki-hô-tê đánh nhau với cối xay

gió", một chun gia phân tích cơng nghiệp ơtơ phát biểu với tờ Handelsblatt (tờ báo nổi tiếng nước Đức) rằng: "Các cơng ty Trung Quốc có thể sao chép tới 80% sản phẩm một cách hoàn hảo".

Theo một công bố vào tháng 5/2012, văn phòng đại diện thương mại Mỹ (USTR) đã đưa Trung Quốc đứng đầu danh sách những quốc gia đứng đầu về hành vi đánh cắp bản quyền và sở hữu trí tuệ (IP) và hiện nay Trung Quốc được biết đến như là một “thiên đường” hàng nhái trên thế giới. Theo ước tính mỗi năm, các cơng ty, tập đoàn quốc tế thiệt hại khoảng 60 tỉ USD vì vấn nạn ăn cắp bản quyền của Trung Quốc.[45] Đó là hữu hình, cịn thiệt hại vơ hình như về danh tiếng, lịng tin người tiêu dùng thì khơng thể nào bù đắp và tính tốn được.

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp đại học ngành sư phạm địa lý mặt trái sự phát triển “thần tốc” nền kinh tế trung quốc (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)