7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2 CÁC GIAI ĐOạN PHÁT TRIểN CủA KINH Tế TRUNG QUốC
2.2.2.1 Giai đoạn 1949-1957
Vào ngày 1-10-1949 nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành lập. Kết thúc hơn 100 năm đầy biến động của xã hội Trung Quốc và tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng, phát triển kinh tế thuận lợi hơn. Tuy nhiên, Trung Quốc còn phải đối mặt với những vấn đề bên trong nền kinh tế vốn đã gặp rất nhiều khó khăn. Khi ấy, những gì cịn lại cho Chính phủ Trung Quốc chỉ cịn là một đống đổ nát. Năm 1949, sản lượng lương thực bình quân chỉ đạt khoảng 2,1 tấn/ha (thế giới 2,3 tấn/ha). Năng suất lao động rất thấp, sản xuất công nghiệp thấy rõ sự tụt hậu. Sản lượng gang, thép chỉ đạt 410 nghìn tấn, dầu thơ đạt khoảng 120 nghìn tấn[4]
Sau khi nước Cộng hịa Nhân dân Trung Hoa được thành lập thì chính phủ Trung Quốc đã thực hiện hàng loạt chính sách kinh tế có hiệu quả như việc thống nhất tiền tệ và tài chính, từng bước xóa bỏ tình trạng lạm phát “ác tính” kéo dài đồng thời gia tăng quyền lực của Chính phủ trong việc chi phối nguồn vốn…Thông qua hàng loạt biện pháp chính sách cải cách và khơi phục kinh tế, Chính phủ Trung Quốc đã đạt khôi phục lại các hoạt động sản xuất vốn đã bị tàn phá trong chiến tranh, đồng thời tạo thêm nhiều việc làm cho người dân. Đến năm 1952, chỉ trong vòng 5 năm, Trung Quốc đã cơ bản hồn thành xong nhiệm vụ khơi phục kinh tế quốc dân, sản lượng các sản phẩm chủ yếu của công, nông nghiệp trên cả nước hầu hết vượt qua mức cao nhất trong lịch sử trước năm 1949, mức sống nhân dân được cải thiện rõ rệt.
Tuy nhiên từ năm 1950-1953, Trung Quốc lại có một biến động chính là cuộc chiến tranh Triều Tiên. Lúc này vì để bảo vệ cơ sở kinh tế, đồng thời tránh những hậu quả khó lường về sau nên Trung Quốc đã cử quân tình nguyện tham gia. Cuộc chiến kéo dài trong vòng 3 năm (1950-1953) và kết thúc vào ngày 27/07/1953 với một thỏa thuận ngừng bắn tại Bàn Môn Điếm - 1 khu phi quân sự được thiết lập tại ranh giới 2 nước. Trung Quốc một mặt vừa phải đảm bảo xây dựng, khôi phục kinh tế; một mặt phải cung cấp, chi viện cho chiến tranh vì thế cũng ảnh hưởng ít nhiều đến các hoạt động sản xuất trong nước. Theo 2 tác giả Roderick MarFarquhar và John. K. Fairbank của cuốn sách: “Cambridge: Lịch sử nước Trung Hoa” thì chi phí chi viện cung cấp cho chiến tranh của Trung Quốc tiêu tốn khoảng gần 10 tỉ USD lúc bấy giờ (một con số khá lớn đối với một nền kinh tế đang gặp khó khăn). Chính sự gia nhập với liên minh xã hội chủ nghĩa với đầu tàu là Liên Xô - một thần tượng của nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới, được nhiều nước thán phục về công cuộc khôi phục kinh tế, phát triển kinh tế mạnh mẽ sau chiến tranh và đạt được những thành tựu đáng nể. Sẽ giúp cho Trung Quốc nhận được sự viện trợ, giúp đỡ từ Liên Xô đồng thời cũng là tấm gương để học tập. Từ trên xuống dưới, Trung Quốc ln khát vọng có được q trình cơng nghiệp hóa diễn ra nhanh, mạnh và nhận được sự kính trọng của thế giới giống như Liên Xô vậy. Trung Quốc hy vọng sẽ đẩy mạnh phát triển kinh tế nhanh chóng thay đổi hình tượng lạc hậu và nghèo khó của mình trong bối cảnh hịa bình, ổn định ở cả quốc nội và quốc ngoại.
Chính vì thế Trung Quốc đã thực hiện chính sách ưu tiên phát triển cơng nghiệp nặng (phù hợp với đường lối cơng nghiệp hóa của chủ nghĩa xã hội). Trong điều kiện đó, sự lạc hậu của cơng nghiệp nặng Trung Quốc đã trở thành nút thắt ngăn chặn sự phát triển kinh tế và ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc xây dựng lực lượng qn sự, quốc phịng vững mạnh. Vì thế vào đầu thập niên 50 của thế kỷ XX, lãnh đạo Trung Quốc coi việc ưu tiên phát triển công nghiệp nặng là ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, thực hiện chiến lược công nghiệp nặng trong điều kiện nguồn vốn vơ cùng cạn kiệt thời đó rõ ràng là cần phải có vốn cung cấp từ “bàn tay thấy” được của Chính phủ. Đối với những sản phẩm như lương thực, sợi bông, gang thép, than đá, xi măng, điện lực,…trong điều kiện điều chỉnh thị trường không thể nào tăng cường cung cấp một cách có hiệu quả trong một khoảng thời gian ngắn, trong tình hình tiền vốn thì cạn kiệt, sản phẩm nơng nghiệp dự trữ rất hạn hẹp, đồng thời cơ cấu cung cấp và tiêu dùng rất đơn lẻ, thì việc vận dụng lực lượng của Chính phủ thơng qua kinh tế kế hoạch để tập trung xây dựng công nghiệp là cách làm chiếm ưu thế nhất. Vì vậy từ năm 1953, Trung Quốc song song xây dựng kinh tế ở quy mô lớn, đồng thời cũng bắt đầu vào
thời kỳ quá độ của chủ nghĩa xã hội với đặc điểm là chế độ công hữu đơn nhất và kinh tế kế hoạch.
Trong giai đoạn này lần đầu tiên kế hoạch kinh tế 5 năm xuất hiện - đây là một phần của kế hoạch kinh tế quốc dân. Mục đích của các kế hoạch này là tiến hành quy hoạch đối với những hạng mục xây dựng lớn, phân bố lực lượng sản xuất và tỉ trọng các ngành kinh tế trong cơ cấu kinh tế quốc dân. Từ khi nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa thành lập đến nay, ngoài thời kỳ điều chỉnh của kinh tế quốc dân từ năm 1963 đến năm 1965, suốt thời gian còn lại từ 1953 - 2010, Trung Quốc đã thực hiện 11 lần “kế hoạh 5 năm” và hiện nay đang thực hiện “kế hoạch 5 năm” lần thứ 12 (2011- 2015). Trong “kế hoạch 5 năm” lần thứ nhất (từ năm 1953 đến năm 1957) Trung Quốc đã triển khai xây dựng kinh tế quy mô lớn với sự giúp đỡ chủ yếu của Liên Xô về mọi mặt. Đặc biệt nổi bật nhất là 156 cơng trình do Liên Xơ viện trợ xây dựng bước đầu đã thay đổi được diện mạo “thiếu trước hụt sau” của công nghiệp Trung Quốc. Những ngành công nghiệp và lực lượng sản xuất được hình thành bởi các cơng trình này không chỉ bổ sung rất nhiều vào khoảng trống kinh tế quốc dân, tăng cường năng lực sản xuất của các khâu vốn dĩ rất yếu kém mà đồng thời cịn nhanh chóng nâng cao trình độ khoa học kĩ thuật trong việc phát triển khoa học kỹ thuật của Trung Quốc, giúp Trung Quốc bước đầu xây dựng được nền tảng cơng nghiệp của mình. Trong 156 cơng trình của Liên Xơ xây dựng cho Trung Quốc có 150 cơng trình đã đi vào thực tế như 44 nhà máy quân sự, 20 nhà máy luyện kim, 7 công ty cơng nghiệp hố học,…Mục đích trong việc xây dựng các hạng mục này chủ yếu là giúp cho Trung Quốc cơ bản hình thành rõ ràng cơ cấu cơng nghiệp của mình, đặt nền móng ban đầu cho việc tiến hành cơng nghiệp hố sau này. Kết quả là sau khi thực hiện “kế hoạch 5 năm” lần thứ nhất 1957, Trung Quốc đã xây dựng 8 khu công nghiệp lớn, rút ngắn khoảng cách lạc hậu về kinh tế với các nước trên thế giới và ngày càng nhiều thành phố công nghiệp, trung tâm công nghiệp phân bố dày đặc ở miền Đông.
Tiến hành cơng nghiệp hố ở quy mơ lớn địi hỏi phải có một số vốn lớn, nguồn tài nguyên dồi dào và lương thực khổng lồ nhưng Trung Quốc lại thiếu hụt về mọi thứ. Trong điều kiện viện trợ của Liên Xơ có giới hạn cộng với chiến tranh lạnh đang xảy ra vì thế chính phủ Trung Quốc phải tự lực cánh sinh, tự thân tích luỹ và phụ thuộc rất lớn vào nền nơng nghiệp cịn lạc hậu của nền kinh tế. Vì thế hợp tác hố là một biện pháp thích hợp nhất để nâng cao trình độ sản xuất và tận dụng một cách triệt để nguồn nhân lực.Tính đến năm 1956, số nông dân tham gia hợp tác xã nông nghiệp1 chiếm
1
Hợp tác xã: là tổ chức kinh tế tập thể do các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân - hay xã viên - có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của luật này để phát huy sức mạnh tập thể của từng xã
96,3% tồn bộ các hộ nơng nghiệp trên cả nước, công tác cải tạo nông nghiệp xã hội chủ nghĩa hồn thành một cách tương đối thuận lợi trong vịng 4 năm. Thơng qua hình thức hợp tác xã nông nghiệp, nhà nước đã chuyển từ chế độ tư hữu tư liệu sản xuất mà các hộ nông nghiệp sở hữu sang thành chế độ sỡ hữu tập thể; phương thức kinh doanh cũng chuyển từ hộ cá thể sang kinh doanh sản xuất tập thể. Tuy nhiên, vào giai đoạn cuối của chế độ hợp tác hố, do u cầu q nóng vội, cơng tác triển khai thực hiện quá sơ lược, không rõ ràng, những biến động về tài sản quá nhanh chóng,…đã khiến cho một số hợp tác xã đi ngược với nguyên tắc tự nguyện cùng có lợi nên kinh tế tập thể đã khơng mang lại tính ưu việt như lúc đầu được dự tính và như mọi người mong đợi.
Về hợp tác hố trong cơng nghiệp cũng hết sức thuận lợi. Năm 1953 số người tham gia chỉ có 3,9% tăng lên 26,9% năm 1955 và cho đến năm 1956 đạt 91,7%. Công cuộc hợp tác hố đối với thủ cơng nghiệp bề cơ bản cũng đã hồn thành. Cơng thương nghiệp tư nhân cũng từng bước được hợp tác hoá và đến cuối năm 1956, kinh tế tư nhân về cơ bản khơng cịn tồn tại đáng là bao, cơ cấu chế độ sỡ hữu cơ bản của Trung Quốc về cơ bản được hình thành bởi kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể.
Trong giai đoạn này, đặc biệt là khi thực hiện kế hoạch 5 năm lần nhất (1953- 1957) xét về tổng thể, kinh tế Trung Quốc đã phát triển khá vượt bậc so với trước năm 1949. Tổng giá trị sản phẩm cơng, nơng nghiệp bình qn mỗi năm tăng 10,9%, thu nhập quốc dân tăng bình quân mỗi năm 8,9%.[4, tr31]