7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2 CÁC GIAI ĐOạN PHÁT TRIểN CủA KINH Tế TRUNG QUốC
2.2.1 Giai đoạn trước năm 1949
Trước năm 1949 kinh tế Trung Quốc có sự thay đổi liên tục. Từng chiếm 90% GDP của toàn thế giới vào năm 1892[4, tr27]. Tuy nhiên, tiếp sau đó Trung Quốc trải qua nhiều biến động đã gây ảnh hưởng sâu sắc đến Trung Quốc khiến cho nền kinh tế “tuộc dốc” không phanh. Chỉ trong vòng 100 năm từ năm 1840-1940, Trung Quốc đã trải qua tất cả 12 cuộc chiến tranh và cách mạng lớn, trong đó có 06 lần là chiến tranh chống sự xâm lược của chủ nghĩa đế quốc (chiến tranh thuốc phiện lần thứ nhất, chiến tranh thuốc phiện lần thứ 2, chiến tranh Trung - Pháp, chiến tranh Trung - Nhật, chiến tranh chống lại sự xâm lược của liên quân Tám nước, chiến tranh chống Nhật) và trải qua 06 lần chiến tranh trong nước (phong trào Thái Bình Thiên Quốc, phong trào Nghĩa Hịa Đồn, cách mạng Tân Hợi, cách mạng lần thứ 2, chiến tranh Bắc phạt, chiến tranh Trung Nguyên, chiến tranh cách mạng ruộng đất, chiến tranh giải phóng). Chính sự xâm lược của chủ nghĩa đế quốc, áp lực từ chế độ phong kiến, các cuộc cách nội chiến trong nước như trên kết hợp với chính sách phát triển kinh tế sai lầm trong một số giai đoạn nhất định (như vào thời nhà Thanh đã thực hiện chính sách bế quan tỏa cảng; tự xem mình là một cường quốc hùng mạnh, không cần phải giao lưu buôn bán với bên ngoài…) đã gây ra những tổn thất kinh tế gián tiếp hoặc trực tiếp khiến
cho kinh tế Trung Quốc phát triển rất chập chạm, trình độ phát triển thấp và gần như là dậm chân tại chỗ trong hơn 100 năm (từ 1840-1949).
Kết quả là chúng ta có thể nhận thấy rằng từ năm 1840-1949, tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc không đến 1%. Năm 1949, tỉ trọng nông nghiệp chiếm 70% trong cơ cấu nền kinh tế, công nghiệp chiếm 30% nhưng trong 30% này thì tỉ trọng cơng nghiệp nặng chỉ chiếm vỏn vẹn 7,9%.[4,tr27]. Trong khi đó, trong khoảng thời gian từ 1820 -1950 kinh tế thế giới giành được những tiến triển khổng lồ chưa từng có. GDP của thế giới tăng trưởng 8,68 lần, GDP bình quân đầu người trên thế giới tăng 4,73 lần. Trong đó, GDP của Hoa Kỳ tăng lên 8,61 lần, các nước Tây Âu tăng 4,73 lần, ở Nhật Bản tăng lên 3,88 lần. Thế nhưng tại Trung Quốc GDP bình quân đầu người lại không ổn định và tăng rất thấp. Trung Quốc đã từng chiếm 90% GDP của thế giới vào năm 1820 giảm xuống chỉ còn 21% năm 1949.[62 và 4, tr27]
Xét về cơ bản, kinh tế Trung Quốc trước năm 1949 vẫn là một nước kém phát triển với nền nông nghiệp lạc hậu.