Giai đoạn 1979-2012

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp đại học ngành sư phạm địa lý mặt trái sự phát triển “thần tốc” nền kinh tế trung quốc (Trang 33 - 38)

7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.1 Giai đoạn 1979-2012

Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 3 khóa 11 diễn ra cuối năm 1978 là 1 “bước ngoặc vĩ đại” trong việc thực hiện cải cách. Trong kỳ Đại hội này đã hình thành nên một tập thể lãnh đạo mới mà chủ chốt là Đặng Tiểu Bình - vị kiến trúc sư vĩ đại - trong cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc. Ơng có một câu nói rât nổi tiếng rằng: “Bất kể mèo đen hay mèo trắng, chỉ cần bắt được chuột thì đó là mèo tốt”. Cùng với một thái độ rất thực tế ấy, ông đã chèo lái con thuyền kinh tế của Trung Quốc bước vào một hành trình mới, một hành trình cải cách mở cửa hứa hẹn một tương lai đầy triển vọng nhưng cũng không kém chông gai.

Cơ duyên đến với Trung Quốc để thực hiện con đường cải cách mở cửa cũng nhiều lý do khách quan và chủ quan. Vào đầu thập niên 60 của thế kỷ XX, mối quan hệ của Trung Quốc và Liên Xô đã trở nên xấu đi, 1971 Trung Quốc khôi phục lại vị trí hợp pháp của mình trong Liên Hiệp Quốc. Sau đó là bình thường quan hệ với Hoa Kỳ và lần lượt các chuyến thăm của các vị nguyên thủ quốc gia như Pháp, Nhật,…đến thăm Trung Quốc. Cộng với sự phát triển và lớn mạnh của quốc gia Nhật Bản láng

giềng, 4 con rồng châu Á (Hồng Kông, Hàn Quốc, Đài Loan, Xingapore). Đã khiến cho tập thể lãnh đạo Trung Quốc phải có một cách nhìn nhận thực tế và đúng đắn là phải thực hiện cải cách mở của để không lạc hậu và vực dậy nền kinh tế bị trì trệ bấy lâu nay.

Chính vì thế trong Đại hội Đảng Cộng Sản Trung Quốc lần thứ 3 khóa 11 vào năm 1978, Đặng Tiểu Bình đã phát biểu: “Một Đảng, một nhà nước, một dân tộc nếu chỉ xuất phát từ chủ nghĩa kinh nghiệm, tư duy cứng nhắc, mê tín dị đoan thì sẽ khơng bao giờ có thể tiến lên phía trước, sức sống sẽ dừng lại và Đảng, Nhà nước cũng sẽ khơng cịn nữa….Đối với một số xí nghiệp, một bộ phận cơng nơng dân cần mẫn, cố gắng trong lao động, gặt hái nhiều thành tích thì phải cho phép họ có thu nhập cao hơn và cuộc sống phải tốt hơn”[4, tr37]. Phát biểu của Đặng Tiểu Bình như là mở ra một chương mới cho công cuộc cải cách mở cửa cho kinh tế Trung Quốc sau này.

Công cuộc cải cách được tiến hành một cách rất hợp lý và triệt để, đánh đúng vào những điểm yếu, những lỗ hổng chết người ở những giai đoạn trước. Ở thành thị, quyền tự chủ của chính quyền thành phố và các xí nghiệp quốc doanh từng bước được mở rộng; cịn ở nơng thơn thì chuyển từ hình thức sản xuất kinh doanh tập thể sang hình hình thức gia đình với mục tiêu “khoán trách nhiệm sản xuất tới từng hộ gia đình”. Trong lĩnh vực nơng nghiệp được ưu tiên thực hiện cải cách trước tiên. Công cuộc cải cách này nhận được sự ủng hộ của nhân dân vì thế được tiến hành không bị trở ngại và rất nhanh. Đến năm 1983 (5 năm sau khi thực hiện) thì chế độ khốn trách nhiệm tới từng hộ gia đình đã thực hiện được hơn 93% và cũng trong năm này thì chính phủ cũng đã xóa bỏ chế độ cơng xã nhân dân mà thay vào đó là xây dựng các chính quyền cơ sở, đồng thời thành lập ủy ban thôn thành những tổ chức mang tính tự trị quần chúng và chỉ 2 năm sau đó (năm 1985) việc cải cách chế độ này đã hoàn thành trên cả nước. Bên cạnh đó trong vịng từ năm 1982 - 1986 để ủng hộ cải cách nơng thơn thì chính phủ Trung Quốc đã cho ban hành 5 văn kiện số 1 (Cơng văn thứ nhất do chính phủ Trung Quốc ban hành mỗi năm) để từng bước thực hiện và hoàn thiện cải cách ở nông thôn, đảm bảo đủ quyền lợi của người nơng dân để có thể an tâm sản xuất. Chẳng hạn như văn kiện số 1 năm 1982 được ban hành với nội dung cốt lõi là “thừa nhận tính hợp pháp của chế độ khốn trách nhiệm đến từng hộ gia đình để người nơng dân có quyền tự chủ trong việc sản xuất kinh doanh” hay năm 1985 với nội dung cốt lõi là “xóa bỏ chế độ mua bán độc quyền, quyền tự chủ của người nông dân lại được mở rộng thêm một bước. Với những chính sách cải cách bước đầu trong lĩnh vực nông nghiệp vô cùng đúng đắn và hiệu quả. Kết quả là sản lượng lương thực từ năm 1978 đến năm 1985 đã tăng từ 304,77 triệu tấn lên 379,11 triệu tấn (tăng 24%--> so sánh với năm 1949-1978), sản lượng bông tăng nhanh nhất từ 21,67 triệu tấn tăng lên 41,47

triệu tấn (tăng tới 91,4%) và thu nhập bình qn ở nơng thơn cũng tăng từ 133,6 nhân dân tệ lên mức 397,6 nhân dân tệ (tức tăng 297,6%).[4,tr38]

Chỉ qua một khoảng thời gian cải cách rất ngắn mà chúng ta có thể thấy được sự thay đổi khá rõ diện mạo của nông thôn Trung Quốc, sản lượng lương thực tăng lên, thu nhập bình quân cũng tăng theo dẫn đến chất lượng cuộc sống ở nông thôn cũng tăng lên rõ rệt, nơng dân có thể sắm được “tứ đại kiện” lúc bấy giờ là xe đạp, máy khâu, đồng hồ và máy cát-sét. Sự thành công trong việc cải cách nông thôn trong cuộc cải cách ở nông thôn không chỉ trở thành tấm gương cho cuộc cải cách ở thành thị mà cịn đặt nền móng cho sự phát triển kinh tế.

Nếu thực hiện việc cải cách trong nước khơng thì tính hiệu quả và nguồn lợi kinh tế đem lại cho quốc gia sẽ không cao chính vì thế bên cạnh thực hiện cải cách trong nước cần phải tiến hành song song với việc đối ngoại. Năm 1980 lần đầu tiên Trung Quốc thành lập các Đặc khu kinh tế1. Với 4 đặc khu kinh tế đầu tiên Chu Hải, Sán Đầu, Hạ Mơn và Thẩm Quyến. Đây chính là những trung tâm, những nơi thu hút vốn nước đầu tư nước ngoài và tiếp thu khoa học công nghệ tiên tiến của thế giới.

Bốn đặc khu kinh tế đã đem lại những kết quả đáng khích lệ cho nền kinh tế Trung Quốc. Đặc biệt là Thẩm Quyến, từ một làng chài nghèo trong 40 năm đã trở thành một trung tâm kinh tế, tài chính lớn của Trung Quốc khoảng 8 triệu dân với hàng trăm tập đoàn lớn trên thế giới như HuWei, TCL,…đầu tư vào đây và tổng giá trị GDP của Thẩm Quyến năm 2012 là 216 tỉ USD (tổng GDP của Việt Nam năm 2012 là khoảng 136 tỉ USD) [43].

Chính vì thế đặc khu kinh tế khơng chỉ là tiên phong cho công cuộc cải cách ở thành thị, là một trung tâm kinh tế đơn thuần mà đây còn là cửa ngõ để nhân dân Trung Quốc nhận thức, giao lưu và hiểu biết với thế giới.

Tiếp theo đó Trung Quốc đã tiến hành cải cách về thể chế kinh tế để đưa đất nước tiến lên phía trước một cách nhanh và bền vững hơn. Tháng 10 năm 1984, Đại hội Đảng lần thứ 3 khóa 12 của Trung Quốc đã đưa ra “Quyết định về cải cách thể chế kinh tế của Trung ương Trung Quốc” và thực hiện tiến hành cải cách một cách toàn diện (chứ không tiến hành cải cách trong phạm vi nhỏ trước đó). Chính phủ Trung Quốc đã đề ra phương châm trong chính sách kinh tế Trung Quốc một cách rõ ràng “Nhà nước điều chỉnh thị trường, thị trường dẫn dắt xí nghiệp”. Trong đó có một chính

1

Đặc khu kinh tế: là các khu kinh tế do Chính phủ ra quyết định thành lập với những ưu đãi rất cao cho các nhà đầu tư về thuế, về tài chính, về cơ sở vật chất, nhờ những ưu đãi này mà đã thu hút nhanh chóng những nguồn đầu tư lớn của nước ngồi, kích thích thương mại, tiếp thêm sức lực cho tăng trưởng kinh tế và do đó đã tăng rất nhanh tổ hợp các đặc khu kinh tế ở khắp mọi địa phương trong cả nước.

sách rất quan trọng là lĩnh vực kinh tế tư nhân khơng cịn là đối tượng mà chủ nghĩa xã hội phải tiêu diệt mà ngược lại là một sự bổ sung rất cần thiết và có lợi cho chế độ cơng hữu kinh tế. Bên cạnh đó cải cách tài chính cũng đã được thực hiện. Năm 1979, Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc và Ngân hàng Trung Quốc được tách ra từ Ngân hàng nhân dân Trung Quốc và thành lập chi nhánh. Năm 1983, Ngân hàng Công thương Trung Quốc và Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc cũng tiếp tục tách ra để hoạt động độc lập. Việc này chứng tỏ đã xóa bỏ tình trạng “độc quyền” trong lĩnh vực ngân hàng với việc tham gia và thành lập hàng loạt ngân hàng khác hoạt động độc lập. Lúc này Ngân hàng nhân dân Trung Quốc khơng cịn thực hiện việc kinh doanh mang tính thương mại nữa mà sẽ trở thành các cơ sở chủ quản các chính sách tài chính vĩ mơ của quốc gia và giữ vũng ổn định tiền tệ. Đồng thời hàng loạt các cơ quan tài chính như bảo hiểm, cơng ty đầu tư ủy thác cũng được thành lập…

Mở cửa đối ngoại được tiến hành một cách triệt để, sâu sắc hơn với việc mở thêm 14 khu kinh tế cảng năm 1984, năm 1985 mở thêm 3 khu tam giác là tam giác Trường Giang, tam giác Châu Giang và tam giác Mẫn Giang thành những vùng duyên hải mở….

Với những biện pháp trên đã khiến cho nền kinh tế Trung Quốc và cơ cấu xã hội xảy ra những biến đổi lớn. Thị trường từng bước được trưởng thành, các xí nghiệp thơn xã lớn mạnh, kinh tế cá thể và kinh tế tư nhân cũng không ngừng lớn mạnh, các vùng duyên hải phát triển đột phá, thu hút vốn đầu tư nước ngoài và khoa học kỹ thuật cũng không ngừng được cải thiện và mối quan hệ của Trung Quốc với thế giới ngày càng trở nên chặt chẽ hơn.

Hàng loạt chính sách cải cách đã khiến cho diện mạo kinh tế Trung Quốc có những thay đổi lớn. GDP của Trung Quốc tăng từ 720,81 tỉ nhân dân tệ năm 1984 đã tăng lên 1.504,28 tỉ nhân dân tệ vào năm 1988 (tăng gần 50%) chỉ trong vòng 4 năm. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng từ 53,55 tỉ USD vào năm 1984 tăng lên 107,79 tỉ USD vào năm 1988. Tổng đầu tư nước ngoài FDI tăng lên từ chiếm 0,5% GDP đã tăng lên chiếm 0,8% GDP của cả nước[4, tr43]. Tháng 9 năm 1988, tư tưởng “2 đại cục” do Đặng Tiểu Bình khởi xướng đã ra đời. Mục đích chủ yếu của nội dung này là tập trung phát triển khu vực duyên hải phát triển để kéo theo sự phát triển kinh tế của cả nước.

Tháng 11/1993 kỳ họp thứ 3 Đại hội Đảng Cộng Sản Trung Quốc lần thứ 14 đã thông qua “Quyết định về những vấn đề trong việc xây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” và thế là bắt đầu từ đầu năm 1992, hàng loạt thể chế như thế quan, tài chính, ngoại hối, mậu dịch thương mại, kế hoạch và đầu tư,…không ngừng được tiến hành cải cách chuyên sâu hơn và mối quan hệ giữa chính phủ, thị

trường và xí nghiệp cũng được hơn thức hóa thêm bước nữa, thể chế kiểm sốt và điều chỉnh kinh tế vĩ mơ cũng kiện tồn hơn.

Năm 1997, cuộc khủng hoảng tài chính châu Á diễn ra, bắt nguồn từ Thái Lan sau đó ran rộng ra châu Á và thế giới đã ảnh hưởng ít nhiều đến sự phát triển kinh tế của Trung Quốc lúc này. Tuy nhiên nhờ những biện pháp và chính sách điều chỉnh khá kịp thời, hữu hiệu và hợp lý của chính phủ nên kinh tế Trung Quốc vẫn phát triển một cách ổn định.

Bước sang những năm đầu của thế kỷ XXI, lai là một dấu son lịch sử nữa khi Trung Quốc chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO vào năm 2001 và trở thành thành viên thứ 143 của tổ chức này. Chỉ 1 năm sau đó, kinh tế Trung Quốc bắt đầu đón nhận những lợi ích từ việc gia nhập WTO với việc hàng loạt nhà đầu từ nước ngoài “nườm nượp” kéo đến đây để tìm cơ hội đầu tư. Trung Quốc trờ thành một trong những quốc gia thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) lớn trên thế giới với lợi thế là nguồn nhân công giá rẻ và dồi dào, xuất khẩu cũng không ngừng tăng lên tạo nên hiệu ứng kéo theo sự tăng trưởng GDP. Năm 2003, một bước tiến mới trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật của Trung Quốc khi nước này phóng thành cơng tàu Thần Châu 5 đưa nhà du hành gia Dương Lợi Vĩ bay vào không gian thành công mỹ mãn và trở thành nước thứ 3 thế giới đưa người vào không gian (sau Liên Xô và Hoa Kỳ). Năm 2006 lại là một năm đáng nhớ đối với lĩnh vực nông nghiệp của Trung Quốc khi mà thuế nơng nghiệp được xóa bỏ hồn tồn. Chấm dứt chế độ thu thuế nông nghiệp kéo dài hơn 2.000 năm trong lịch sử cộng với phong trào xây dựng nông thôn mới1 được đưa ra từ Đại hội Đảng Cộng Sản Trung Quốc lần thứ 16. Từ đó nơng nghiệp và nông dân Trung Quốc bước vào một thời đại mới. Năm 2008, kinh tế thế giới một lần nữa hứng chịu một cuộc khủng hoảng kinh tế có thể nói là tồi tệ nhất trong lịch sử bắt nguồn từ Hoa Kỳ và thiên tai xảy ra đầu năm ở Trung Quốc một lần nữa tác động mạnh đến kinh tế và rơi vào vòng xoay khủng hoảng chung dẫn đến ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế cũng như đời sống nhân dân ít nhiều bị tác động, ảnh hưởng. Năm 2010 Trung Quốc chính thức vượt mặt Nhật Bản để trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới (sau Hoa Kỳ) với tổng sản phẩm quốc nội GDP đạt 5.931 tỉ USD so với 5.387 tỉ USD của Nhật Bản. Đây là một thành công và là kết quả của công cuộc cải cách mở cực kỳ hiệu quả cũng như việc xác định hướng đi đúng cho nền kinh tế Trung Quốc. Năm 2012, đánh dấu một sự kiện quan trong chính là Đại hội đại biểu toàn quốc

1

Nông thôn mới: phong trào nhằm nâng cao đời sống vật chất lẫn tinh thần của người nơng dân, hồn thiện các tiêu chí trong việc xây dựng những khu vực nông thôn như cơ sở hạ tầng, giao thông, an ninh trật tự,…nhằm từng bước hiện đại hóa nơng thơn và thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn với thành thị.

của Đảng Cộng Sản Trung Quốc lần thứ 18 đã dề ra những phương hướng nhiệm vụ trong thời kỳ mới cũng như việc ra mắt những lãnh đạo mới kế thừa và phát huy sự phát triển, đường lối và chính sách của các bậc tiền bối đi trước. Trong đó Trung Quốc vẫn chú trọng quan điểm khoa học trong phát triển kinh tế, xây dựng chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc và đặc biệt nhấn mạnh phấn đấu xây dựng một xã hội khá giả và tồn diện.

Chúng ta có thể thấy rằng Trung Quốc từ một nước nghèo nàn, lạc hậu và bị chiến tranh tàn phá nhưng chỉ trong vòng hơn 30 năm nền kinh tế Trung Quốc đã phát triển một cách đáng kinh ngạc. Từ một nước đường như khơng có đóng góp nhiều cho nền kinh tế trên thế giới nhưng chỉ sau vài chục năm đã vươn lên trờ thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới (năm 2010 Trung Quốc chính thức vượt mặt Nhật Bản để trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới (sau Hoa Kỳ) với tổng sản phẩm quốc nội GDP đạt 5.931 tỉ USD so với 5.387 tỉ USD của Nhật Bản.)(Đức mất….Nhật Bản mất) trong khi đó Trung Quốc chỉ mất khoảng 30 năm để có thể làm được như thế. Với một tốc độ tăng trưởng GDP khiến cho cả thế giới phải thán phục với trung bình trên 9 % trong suốt hơn 30 năm sau cải cách (1978 - 2012). Đặc biệt là trong giai đoạn 2000 - 2011 là 10,2 %, trong khi đó trung bình của thế giới giai đoạn này là 2,5% (gấp 4 lần) và không bất kỳ một nước nào trên thế giới có thể đạt được như vậy. Chính vì điều đó đã kéo theo sự tăng trưởng hàng loạt các chỉ số kinh tế của Trung Quốc như: dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đứng đầu thế giới đạt 3.311 tỉ USD (gấp gần 3 lần nước đứng thứ

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp đại học ngành sư phạm địa lý mặt trái sự phát triển “thần tốc” nền kinh tế trung quốc (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)