KẾT LUẬN CHUNG

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp đại học ngành sư phạm địa lý mặt trái sự phát triển “thần tốc” nền kinh tế trung quốc (Trang 77 - 78)

Hơn 30 năm thực hiện chính sách cải cách và mở cửa, nền kinh tế Trung Quốc đã có những bước tiến “thần tốc”. Từ gần như là một quốc gia nghèo, kinh tế chủ yếu dựa vào nơng nghiệp là chính thì Trung Quốc đã phát triển từng bước, vươn lên trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới xét về quy mô kinh tế năm 2010. Trung Quốc đã lập nên kỳ tích với tốc độ tăng trưởng kinh tế rất cao, trung bình đạt trên trên 9% trong vòng 30 năm từ sau cải cách. Một tốc độ kinh tế tăng trưởng đáng ngạc nhiên. Đời sống nhân nhân cũng không ngừng được cải thiện, chất lượng cuộc sống cũng được tăng lên. Tổng giá trị GDP chỉ có khoảng 67,9 tỉ USD năm 1952 tăng lên hơn 8.262 tỉ USD vào năm 2012 (tăng gấp 306 lần) và thu nhập bình quân chỉ 52 USD/người/năm vào năm 1949 đã tăng lên 6.076 USD/người/năm vào năm 2012 (đặc biệt trong giai đoạn sau khi cải cách mở cửa 1979-2012 tăng hơn 25 lần) và hàng loạt những thành tựu khác về kinh tế, văn hoá và xã hội.

Tuy nhiên, phía sau sự phát triển “thần tốc” ấy lại tồn tại những vấn đề cần phải giải quyết như về kinh tế thì việc sản xuất chỉ chạy theo lợi nhuận chính vì thế họ khơng quan tâm đến chất lượng sản phẩm cũng như độ an tồn của những mặt hàng ấy. Điều đó dẫn đến cả thế giới gần như rất ái ngại và dè đặt với các sản phẩm “made in China” và như thế vơ hình chung họ đã đánh mất lịng tin từ người dùng. Tiếp đến, họ lại khơng chịu tiếp thu công nghệ, khoa học kỹ thuật mà lại ăn cắp bản quyền một cách “trắng trợn” gây thiệt hại cho những nhà sản xuất chính đáng thêm vào đó giá trị thương mại của Trung Quốc chủ yếu là những mặt hàng gia công, đẳng cấp thấp và khơng địi hỏi chất xám nhiều cộng với tình trạng “bong bóng” bất động sản đang có nguy cơ tan vỡ bất kỳ lúc nào. Về xã hội tình trạng đơ thị hóa “tự phát” diễn ra trên một quy mô khá lớn và ngày càng trở thành gánh nặng cho nền kinh tế khi chức năng chính của nó khơng được trả về đúng với bản chất của nó cộng thêm những bất ổn trong xã hội Trung Quốc mà chủ yếu bắt nguồn từ sự phát triển kinh tế quá “nhanh” của Trung Quốc. Tiếp theo là tình trạng tham nhũng diễn ra tràn lan từ các từ cán bộ nhỏ nhất đến ngay cả cán bộ cấp cao, cán bộ chủ chốt của Đảng, của Nhà nước. Về mơi trường thì bị ơ nhiễm một cách trầm trọng từ mơi trường nước, khơng khí và đất đều có những chỉ số đáng báo động và vượt rất xa so với tiêu chuẩn an toàn và hậu quả là những người dân vô tội gánh chịu tất cả, ngày càng nhiều những ngôi làng ung thư được phát hiện, ngày càng nhiều những vùng đất chết, con sông chết xuất hiện do tình trạng xả thải và các hoạt động công nghiệp diễn ra trên quy mô lớn mà thiếu đi sự kiểm sốt và quản lý chặt chẽ từ chính quyền địa phương. Tài nguyên thiên nhiên cũng

được huy động “tối đa” vào công cuộc phát triển này và dường như do trình độ sản xuất chưa đạt đến mức tiên tiến nên hiệu năng sử dụng rất thấp và thế là tình trạng lãng phí, thất thốt tài nguyên xảy ra và những tài nguyên thô ngày càng cạn kiệt.

Như vậy chúng ta có thể thấy rằng đất nước Trung Quốc đang đối mặt với một bài tốn khó giữa một bên là sự phát triển kinh tế cịn một bên chính là những “hệ lụy”, những mặt trái phía sau sự phát triển kinh tế “thần tốc” ấy. Liệu có nên kìm hãm hay giảm chỉ số phát triển kinh tế để đảm bảo kinh tế, xã hội và môi trường phát triển một cách bền vững hay tiếp tục chạy theo tham vọng phát triển kinh tế để theo đuổi mục tiêu vượt mặt Hoa Kỳ vươn lên vị trí số một thế giới trong thời gian ngắn nhất bất chấp những hậu quả trước mắt và tương lai khó lường đang chờ đón nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới này? Điều đó thì chúng ta cịn phải chờ thêm một thời gian nữa thì mới có câu trả lời chính xác được.

Kết thúc toàn bộ bài nghiên cứu luận văn này, tơi xin trích một đoạn trong một bài viết được đăng trên Thời báo Thanh niên của Trung Quốc giống như một lời lêu gọi khẩn thiết từ một cơ quan đại diện cho tiếng nói của người dân sau sự kiện một đoàn tàu hoả đâm nhau ở Ôn Châu tháng 7/2011 - một giọt nước làm tràn ly và một

minh chứng rõ nhất về chất lượng nền kinh tế Trung Quốc: “Đất nước Trung Quốc ơi,

xin hãy chậm bước lại! Đừng chạy với tốc độ như thế! Xin đứng đợi nhân dân mình! Xin ráng đợi cái hồn của mình! Ráng chờ cái đạo đức của mình! Ráng chờ cái lương tri của mình! Đừng để những con tàu trật đường ray! Đừng để những cây cầu bị sập! Đừng để những con đường biến thành những cái hố tử thần! Đừng để những ngôi nhà trở nên nguy hiểm! Xin hãy đi chậm lại, để mỗi một công dân đều được bình an vơ sự khi về điểm đến, để tự do và nhân phẩm của mọi người được tôn trọng và để không một công dân nào bị thời đại của mình bỏ rơi”.

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp đại học ngành sư phạm địa lý mặt trái sự phát triển “thần tốc” nền kinh tế trung quốc (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)