Về VĂN HÓA-XÃ HộI

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp đại học ngành sư phạm địa lý mặt trái sự phát triển “thần tốc” nền kinh tế trung quốc (Trang 56)

7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2 Về VĂN HÓA-XÃ HộI

3.1.1 Phân hóa giàu nghèo

3.1.1.1 Tình trạng phân hóa giàu nghèo hiện nay

Do điều kiện tự nhiên cũng như điều kiện kinh tế xã hội của từng vùng có sự khác nhau điều đó dẫn đến trình độ phát triển kinh tế của mỗi vùng cũng có sự khác biệt. Có những vùng có trình độ phát triển kinh tế rất cao như miền Đơng, nhưng cũng có những vùng có trình độ phát triển kinh tế còn khá lạc hậu và chưa phát triển như miền Tây Trung Quốc hay chính sự phát triển kinh tế đã đem mang đến sự phân hóa giai cấp ngày càng mạnh mẽ. Chính vì thế dẫn đến tình trạng phân hóa giàu nghèo diễn ra. Hiện nay, tình trạng phân hóa giàu nghèo ở Trung Quốc đã đạt đến những con số đáng báo động, hệ số Gini (hệ số về bất bình đẳng trong xã hội) năm 2010 là 0,47 cao hơn nhiều so với mức độ báo động là 0,40 (số 0 chứng tỏ mức độ bình đẳng hồn hảo và số 1 chứng tỏ tình hình bất bình đẳng hồn tồn).

Minh chứng rõ nhất cho hệ số Gini đáng báo động như vậy chính là khoảng cách giàu nghèo; mặc dù GDP quốc gia tăng “phi mã” nhưng khoảng 400 triệu người Trung Quốc đang chứng kiến tình trạng lương khơng tăng hoặc thậm chí giảm trong một thập niên qua (khảo sát của Ngân hàng Thế giới WB cho biết thu nhập 10% người nghèo nhất Trung Quốc giảm 2,4%/năm từ đầu thế kỷ XXI đến nay) và theo thống kê năm 2005 của Ngân hàng Thế giới cho biết nước này vẫn còn 204 triệu người sống với thu nhập dưới 1,25 USD mỗi ngày. Năm 2007 Trung Quốc có 415.000 người giàu (chiếm 0,03% tổng dân số) có tổng của cải vượt quá 1 triệu USD. Chỉ 0,03% dân số nói trên đã có tổng giá trị tài sản là 2.116,5 tỷ USD (khoảng 14.820 tỷ NDT), tương đương với 60,1% GDP. Một điều hoàn toàn trái ngược và tương phản cực kỳ mạnh mẽ.[25]

Nếu ta xét về giá trị tài sản nắm giữ trong dân, thì những con số sau đây sẽ cho ta suy ngẫm rất nhiều. Căn cứ số liệu do Cục Thống kê Quốc gia công bố, đến cuối năm 2007, thu nhập bình quân của cư dân thành thị Trung Quốc năm 2007 khoảng gần 14.000 NDT/năm, trong khi ở nông thôn chỉ hơn 4.100 NDT/người/năm. Theo số liệu của Công ty tư vấn Boston (Mỹ) công bố năm 2006, 0,4% gia đình Trung Quốc đã chiếm 70% tổng của cải quốc dân. Theo ơng Vương Hiểu Lộ, Phó giám đốc Viện Nghiên cứu kinh tế quốc dân, khi tính tốn cả cái gọi là thu nhập “ẩn” thì thu nhập của nhóm 10% gia đình giàu nhất Trung Quốc nhiều gấp 65 lần thu nhập của những gia đình nghèo nhất, trong khi con số được Chính phủ ước lượng chỉ là 23 lần[23,24].

Năm 2003, Trung Quốc chỉ có 1 tỷ phú (nếu tính theo USD) đến năm 2012 đã tăng lên 147 tỷ phú[13] xếp thứ 2 thế giới sau Hoa Kỳ. Chỉ tính 75 đại biểu Quốc hội

Trung Quốc đã có thu nhập tổng cộng trên 90 tỷ USD, giàu hơn giới chính trị cầm quyền Mỹ nhiều lần (thu nhập của 535 thành viên Quốc hội Mỹ cộng 9 thẩm phán Tòa án Tối Cao, cộng thêm Tổng thống cùng Nội các Mỹ hiện nay, chỉ đạt 4,8 tỷ USD).

3.1.1.2 Tình trạng phân hố giàu nghèo giữa các vùng

Như đã nói ở trên do nguồn lực phát triển kinh tế ở mỗi vùng có sự khác nhau nên có sự chênh lệch khá lớn giữa các vùng (miền Đơng có trình độ phát triển cao nhất và đạt trình độ gần bằng như các nước phát triển hiện nay trên thế giới, còn miền Tây và miền Trung thì chỉ tương đương với những nước đang phát triển và trình độ thua kém đến 20 năm). Nguyên nhân là do trong thời kỳ cải cách mở cửa thì miền Đơng được ưu tiên phát triển do “thiên thời, địa lợi, nhân hịa” sau đó thì những năm gần đây

Chính phủ mới thực hiện những chính sách như: chiến lược đại khai phá miền Tây, chiến lược chấn hưng cơ sở công nghiệp Đông Bắc, chiến lượcchấn hưng miền Trung,... được thực hiện tuy nhiên vấn đề phát triển kinh tế mất cân đối giữa các vùng vẫn đang diễn ra, thậm chí cịn theo chiều hướng ngày càng tiêu cực.

Hình 3.3 Biểu đồ thể hiện sự mất cân đối trong phát triển khu vực của Trung Quốc giai đoạn 1980 – 2004

Nguồn: Sách Kinh tế Trung Quốc

Nhìn vào biểu đồ ta có thể thấy tỉ trọng đóng góp vào GDP của cả nước hàng năm miền Đông lúc nào cũng chiếm hơn 50% và ngày càng có xu hướng gia tăng cịn miền Trung và miền Tây Trung Quốc chỉ đóng góp dưới 50% cịn lại (trong đó miền Tây là khu vực có tỉ lệ đóng góp thấp nhất hơn cả).

3.1.1.3 Tình trạng phân hố giàu nghèo giữa thành thị và nơng thơn

Công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc đã thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội ở thành thị và nông thơn phát triển nhanh chóng và đạt được những thành tựu

khiến cả thế giới phải ngạc nhiên. Các vùng nơng thơn Trung Quốc nhờ những chính sách và biện pháp kinh tế hỗ trợ thích hợp đã làm cho bộ mặt nông thôn Trung Quốc thay đổi từng ngày và đời sống người nông dân cũng từng bước được nâng lên; đô thị cũng vậy cùng với tiến trình đơ thị hóa thì đời sống người dân đơ thị cũng được nâng cao không ngừng. Tuy nhiên, trong nội tại sự phát triển ấy lại tồn tại sự phát triển không đồng đều giữa 2 khu vực trên, bất kể chúng ta xét về mặt thu nhập bình quân đầu người, mức độ tiêu dùng hay xét về các dịch vụ an sinh xã hội, y tế, giáo dục thì sự chênh lệch ấy cịn rất lớn và gần như có xu hướng ngày càng có khoảng cách xa.

Bảng 3.3 Chênh lệch thu nhập giữa nông thôn và thành thị Trung quốc giai đoạn 1978-2012

Đơn vị: lần

Khu vực 1978 1984 1994 2012

Nông thôn 1 1 1 1

Thành thị 2,36 1,7 2,6 3,1

Nguồn: Sách Phép lạ kinh tế Trung Quốc-trang 267

Chúng ta có thể thấy rằng sự chênh lệch về thu nhập bình quân đầu người của Trung Quốc có sự chênh lệch khá lớn từ nơng thơn đến thành thị và khoảng cách ấy ngày càng gia tăng. Nếu chúng ta xét bình quân nơng thơn là 1 thì ta thấy rõ năm 1978 chênh lệch nông thôn với thành thị tương ứng là 1/2,36 (gấp khoảng 140%) thì năm

2012 tỉ lệ này đã là 1/3,1 (gấp khoảng 210%). Tờ Financial Times (Thời báo tài chính của Anh) dẫn lời báo cáo từ một nghiên cứu do Liên Hiệp Quốc tài trợ công bố năm

2011 khẳng định khoảng cách giàu nghèo ngày càng gia tăng ở Trung Quốc có thể kéo lùi tăng trưởng của nước này và nhà xã hội học nổi tiếng Tơn Lập Bình (Sun Liping) thuộc Đại học Thanh Hoa nói rằng, chuẩn sống giữa khu vực thành thị và nông thôn Trung Quốc khác nhau đến 6 lần. Theo kết quả khảo sát do Viện nghiên cứu trên tiến hành thì thu nhập của người dân thành phố đã tăng từ 8% đến 9%/năm trong khi con số này ở khu vực nông thôn chỉ là 4-5%/năm.[11]

Tổng cục thống kê của Trung Quốc tháng 6/2005 cho biết, 10% những người giàu nhất nước này hưởng thụ 45% tài sản của đất nước trong khi 10% những người nghèo nhất chỉ được hưởng 1,4% [11]. Trong đó có một bài báo nhận định ví von như thế này: “Nước Trung Hoa đầu tiên có 800 triệu dân và 200 triệu người di cư khơng có bất cứ quyền lợi gì với mức thu nhập chỉ 25 USD một ngày. Nước Trung Hoa thứ hai có 250

triệu cơng nhân và doanh nghiệp nhỏ với một vài đặc quyền đặc lợi, sống với thu nhập tổng cộng khoảng 3.000 USD/năm sống trong các khu đơ thị. Nước Trung Hoa thứ ba có 50 triệu đảng viên của Đảng Cộng sản Trung Quốc, các nhà lãnh đạo chính trị và 89 tỷ phú cùng nhau nắm vận mệnh chính trị và kinh tế của quốc gia”. Trung Quốc hiện đang đứng thứ 2 trên thế giới về số lượng người nghèo, sau Ấn Độ. Và đồng thời cũng là nước có số lượng tỷ phú đứng thứ 2 thế giới sau Hoa Kỳ, một sự tương phản mạnh mẽ [19].

Có thể thấy rằng, mặc dù công cuộc cải cách kinh tế đã đem lại những mặt thuận lợi cho nền kinh tế, đời sống vật chất của người dân cũng không ngừng được nâng lên, mức sống ngày càng có chất lượng hơn nhưng đồng thời cũng làm khoảng cách giàu nghèo cũng gia tăng và ngày càng đáng báo động. Do nhiều nguyên nhân khách quan như điều kiện tự nhiên của từng vùng khác nhau, do tập tục, lối sống,…và những nguyên nhân chủ quan như chính sách phát triển khơng đồng điều của chính phủ, sự ưu ái một số vùng trong phát triển…

3.1.2 Bản sắc văn hóa bị phai mờ

Bản sắc văn hóa theo cách hiểu ngắn gọn nhất là những gì đặc trưng nhất của cả một dân tộc bao gồm các giá trị nhân văn, giá trị vơ hình lẫn hữu hình và chính bản sắc văn hóa này tạo nên những dân tộc, những quốc gia đặc trưng khác nhau trên thế giới mà không ai trùng với ai được. Hiện nay, q trình tồn cầu hóa đang diễn ra một cách mạnh mẽ hơn bao giờ hết và dường như chính q trình này đã tác động tiêu cực đến bản sắc văn hóa của mỗi quốc gia khơng nhiều thì ít. Trong đó, Trung Quốc - một quốc gia được xem là có sự phát triển kinh tế thần tốc - cũng bị lung lay bản sắc văn hóa bởi chính sự phát triển quá nhanh của nền kinh tế. Những cơng cuộc cải cách mở cửa, những chính sách kêu gọi đầu tư đã mang theo những nhà đầu tư nước ngoài ồ ạt kéo vào trong nước để đầu tư và phát triển đất nước, bên cạnh đó họ cũng du nhập văn hóa bản địa của nước họ vào bên trong lòng đất nước Trung Hoa rộng lớn. Ngày càng nhiều nhà cao tầng mọc lên, ngày càng nhiều các đơ thị mới được hình thành, cuộc sống người dân ngày càng chất lượng hơn, người dân ngày càng tiếp xúc với những luồn văn hóa hơn thơng qua sách, báo, đặc biệt là internet và tương phản đó là ngày càng nhiều các làng quê Trung Quốc bị thu hẹp, ngày càng nhiều nông dân lên thành phố tìm kiếm cơ hội việc làm, đâu rồi những cảnh sinh hoạt miền quê đậm chất, đâu rồi những cảnh cha mẹ miền quê chăm sóc, ni nấng dạy dỗ con cái mà họ phải phó mặc cho ơng bà, người già mà phải lên thành phố mưu sinh vì cuộc sống, rồi những tiện nghi đã biến những đứa trẻ thành phố sống thực dụng, ăn chơi và tụ tập khơng khác gì những thiếu gia, đại gia nước ngồi. Minh chứng rõ nhất chính là q trình ăn chơi của thiếu gia Bạc Qua Qua (con trai của cựu Bí thư tỉnh uỷ Trùng Khánh), học ở

những trường danh tiếng như trường trung học Harrow (trường tư đắt nhất ở nước Anh), đại học Oxford, Harvard,...với học phí lên đến hàng chục nghìn USD mỗi năm

và xài sang đến nỗi mà thời báo Anh Daily Mail đã có 1 bài đăng với nhận xét như

sau: “Bạc thiếu gia khét tiếng với những chiếc xe sang cỡ Ferrari và thói quen tiêu tiền như nước nhưng lại không mặn mà với sách vở. Bạc công tử từng bị các giáo viên nhận xét là “thiếu chuyên cần trong học tập” và từng bị đình chỉ học”[40]. Tất cả đều do làn sóng kinh tế ồ ạt kéo đến khiến cho họ phải như vậy. Dần dần dường như cái bản sắc đã bị mai một, nó giống như một căn bệnh trầm kha, cứ âm thầm diễn ra và khi đến một giai đoạn nào đó bùng phát thì có lẽ mọi chuyện đã q muộn.

3.1.3 Bất ổn chính trị

Trải qua nhiều giai đoạn phát triển, thực hiện hàng loạt chính sách cải cách với việc thay đổi nhiều lãnh đạo có tầm nhìn chiến lược với việc thực hiện những cải cách kinh tế cũng như chính trị sâu rộng đã đem lại cho nền kinh tế Trung Quốc một sự phát triển đáng ngạc nhiên. Nhưng chính điều đó lại gây nên sự bất ổn chính trị do sự quản lý lõng lẽo cũng như những chính sách ưu đãi trong phát triển kinh tế đã làm cho một bộ phận người dân bị mất một số quyền lợi mà lẽ ra mình phải được hưởng, bị chèn ép,...và sự cạnh tranh của những người có chức, có quyền, những lãnh đạo nhằm tìm kiếm cho mình những quyền lợi về vật chất. Sự mâu thuẫn xảy ra không chỉ ở trong nhân dân mà còn tồn tại ngay bên trong bộ máy cấp cao của Nhà nước.

Trong nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng có những sự mâu thuẫn và tiêu biểu nhất hiện nay chính là bê bối trong vụ cựu bí thư thành uỷ Trùng Khánh ơng Bạc Hy Lai bị bắt giữ và cắt chức, khai trừ khỏi Đảng năm 2011 do có liên quan đến việc nghe lén các lãnh đạo trong Đảng để tìm ra đường đi nước bước trong tham vọng chính trị của ơng cũng như các vấn đề thâu tóm quyền lực, hơn thế nữa ơng có thể trở thành 1 trong 9 Uỷ viên thường trực bộ Chính trị (9 người quyền lực nhất trong Đảng) trong nhiệm kỳ tiếp theo vào năm 2012, vụ bê bối này ảnh hưởng đến thanh danh cũng như uy tín Đảng Cộng Sản rất lớn cũng như đây là bê bối chính trị lớn nhất trong lịch sử Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Trong nhân dân cũng xảy ra những mâu thuẫn giữa các tầng lớp với nhau. Đầu tiên đó là những mâu thuẫn giữa chính quyền với người dân diễn ra trên quy mô lớn. Những chính sách phát triển kinh tế, những tập đồn nước ngồi đầu tư, những khu đơ thị ồ ạt được mọc lên đã khiến cho quỹ đất Trung Quốc hạn hẹp, chính vì thế nơng thơn là nơi lý tưởng để mở rộng và xây dựng (nơi có giá cả rẻ bèo) và thế là nơng dân bị mất đất, giá đề bù rẻ mạt,...(Trong một báo cáo điều tra tình hình nông thôn năm 2004-2005 của Viện khoa học xã hội Trung Quốc thì có khoảng 40 triệu nơng dân mất

đất do q trình cơng nghiệp hố, đơ thị hố và nạn tịch thu đất trái phép của người dân đã gây ra hơn 65% các cuộc biểu tình lớn ở nơng thơn nước này) chính vì thế đã gia tăng lịng bất mãn trong nơng dân đối với chính quyền, ơng bà ta có câu “tức nước vỡ bờ” thế là từ lòng bất mãn bằng ý chí những người nơng dân chân lấm tay bùn đã chuyển sang hành động với một sự căm phẫn nhất. Tiêu biểu là ba vụ đánh bom liên tiếp trong cùng ngày 26/5/2011 vào trụ sở chính quyền thành phố Phúc Châu, phía nam tỉnh Giang Tây làm rúng động Trung Quốc. Thủ phạm là một người đàn ơng có tên là Tiến Minh Kỳ, 52 tuổi, thực hiện và các vụ nổ này khiến 3 người thiệt mạng (bao gồm cả thủ phạm) và làm bị thương ít nhất 10 người khác. Trong một bài viết của ông trên mạng, ông bày tỏ sự thất vọng, bất lực về quyết định giải toả nhà ông bất hợp lý vào năm 2002 của Chính phủ và đã đưa ra lời đe dọa “Tôi sẽ làm…một việc tôi không hề muốn làm…” - Tiến Minh Kỳ viết hoặc vào cuối năm 2011, rất nhiều người dân tại thị xã Lục Phong, tỉnh Quảng Đông đã giận dữ tấn công một đồn cảnh sát và các trụ sở chính quyền trong khi những người khác lái máy cày ủi sập những bức tường bao quanh các khu đất bị chính quyền địa phương thu hồi để giao cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, là sự mâu thuẫn giữa người lao động với các công ty, doanh nghiệp ở Trung Quốc. Sự bóc lột cơng nhân lao động của các cơng ty trong và ngồi nước khiến cho hàng nghìn cuộc đình cơng diễn ra mỗi năm và khi người nông dân bị mất đất, họ phải bơn ba lên thành phố tìm một cơng việc mưu sinh, nhưng họ lại bị chèn ép, hất hủi thậm chí bị chính quyền xem như là những kẻ nhập cư bất hợp pháp.

Thời báo Hoàn Cầu ngày 13/6/2011 đưa tin hai ngày trước, hơn 1.000 người lao động

nhập cư từ tỉnh Tứ Xuyên đã đổ ra đường phố thị trấn Tân Đường, tỉnh Quảng Châu

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp đại học ngành sư phạm địa lý mặt trái sự phát triển “thần tốc” nền kinh tế trung quốc (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)