BÀI HọC KINH NGHIệM CHO VIệT NAM

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp đại học ngành sư phạm địa lý mặt trái sự phát triển “thần tốc” nền kinh tế trung quốc (Trang 75 - 77)

7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4 BÀI HọC KINH NGHIệM CHO VIệT NAM

Việt Nam là những nước cũng có nét tương đồng về kinh tế như Trung Quốc. Trải qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ thì nước ta đã giành được độc lập và thống nhất năm 1975. Sau đó, cơng cuộc phát triển kinh tế gặp vơ cùng khó khăn do hậu quả của chiến tranh và nền kinh tế còn rất lạc hậu, chủ yếu dựa vào nơng nghiệp là chính. Sau Đại hội lần thứ VI của Đảng năm 1986 - Đại hội đổi mới - đã đem lai cho nền kinh tế Việt Nam đã có những bước khởi sắc hơn, cơng cuộc cải cách mở cửa đã đem đến cho Việt Nam những thành tựu và tiến bộ vượt bậc trong tất cả các lĩnh vực, từ một nước nghèo, thiếu lương thực ta đã trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới cùng với hồ tiêu, cà phê. Về khoa học cơng nghệ cũng có những bước tiến vượt bậc và các khu công nghiệp, khu chế xuất ngày càng nhiều tạo ra nhiều công việc cho người dân. Tuy nhiên nhìn vào những mặt trái trong sự phát triển kinh tế quá nhanh nước láng giềng Trung Quốc, Việt Nam chúng ta cần chú trọng phát triển kinh tế một cách hài hoà và bền vững.

Về kinh tế, chúng ta không nên đặt lợi luận lên hàng đầu mà phải xem trọng đến chất lượng sản phẩm. Các cơng ty, xí nghiệp của Trung Quốc nên sản xuất những mặt hàng có chất lượng, có độ bền cao và an tồn thì có như thế mới chiếm được lịng tin của người dùng. Đảm bảo tuân thủ luật pháp trong nước lẫn luật pháp quốc tế, không nên ăn cắp bản quyền sản phẩm của những thương hiệu nổi tiếng trên thị trường để sử dụng vào mục đích cá nhân mà chủ yếu là thu về lợi nhuận cao cho mình như thế sẽ làm mất uy tín đối với các cơng ty trong nước lẫn nước ngoài khi đầu tư vào đây. Đồng thời chúng ta cần phải đẩy mạnh đổi mới, tiếp thu cơng nghệ một cách nhanh chóng và phát triển đội ngũ trí thức, kế thừa có trình độ chun môn cao, chất lượng để từng bước sản xuất những mặt hàng, các ngành lĩnh vực cơng nghệ cao, địi hỏi chất xám, vừa huy động nguồn lực ít mà đem lại giá trị cao cho nền kinh tế. Đừng quá dựa vào nền thương mại gia cơng vì như thế lợi nhuận thu về rất ít mà giá trị tài nguyên, nguồn lực bỏ ra rất nhiều và nếu như thế chúng ta có thể mãi mãi là một “công xưởng” đơn thuần giống Trung Quốc hiện nay mà thơi. Cịn đối với thị trường bất động sản nhà nước cần có những biện pháp kiểm sốt chặt chẽ, tránh tình trạng đầu cơ và nguy cơ hình thành “bong bóng” để tránh rủi ro cho nền kinh tế hiện nay.

Về xã hội, quá trình phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là các đơ thị phải có một chiến lược xây dựng và phát triển cho phù hợp một cách hài hoà với sự phát triển kinh tế. Các cơng trình xây dựng phải đảm bảo mức độ an tồn để bảo toàn mạng sống cho người dân đồng thời phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế một cách lâu dài. Đồng thời phải hạn chế tối thiểu khoảng cách giàu nghèo bằng cách tạo ra nhiều việc làm cho người dân, thực hiện những chính sách trợ giúp, giúp đỡ cho người dân để có thể

phát triển kinh tế một cách đồng đều. Thêm vào đó, q trình phát triển kinh tế tất yếu địi hỏi phải có nguồn tài ngun đất để phục vụ cho nhu cầu xây dựng các nhà máy, xí nghiệp. Khơng nên bất chấp mọi lợi nhuận trước mắt mà thu hồi, lấy đất người dân một cách bất hợp lý mà phải có một chính sách thu hồi, quy đổi đất sử dụng từng bước và phải có chính sách đền bù thoả đáng cho người dân, có như vậy thì mới nhận được sự đồng thuận của cả nhân dân và chính quyền sở tại. Trong công tác quản lý, giao quyền cho cán bộ viên chức cần phải có một cơ chế giám sát hoặc những biện pháp chế tài một cách nghiêm khắc đối với những hành vi lạm dụng chức quyền để gây ra tham ô, tham nhũng và phải có biện pháp xử lý thật mạnh mẽ, thật nghiêm khắc thì có như vậy mới có tác dụng răng đe và làm tấm gương cho những cán bộ khác noi theo, học hỏi. Có như thế thì chúng ta mới có thể hạn chế và dễ kiểm sốt được tình trạng tham nhũng, một thực trang rất đang “ nhức nhối” ở những nước đang phát triển như Trung Quốc hay Việt Nam.

Về môi trường chúng ta cần chú trong trọng việc phát triển hài hoà giữa kinh tế và cân bằng sinh thái. Cần phải ban hành những quy định nghiêm ngặt khi các cơng ty, xí nghiệp muốn đầu tư thì trước hết phải đảm bảo về tiêu chuẩn môi trường, cần xây dựng các hệ thống xử lý nước thải trước tiên và khi các chất thải trong hoạt động công nghiệp diễn ra phải đảm bảo mức độ ở phạm vi cho phép. Đồng thời, cần phải có một cơ chế giám sát hay thành lập một bộ, ban, ngành ở từng cấp để đảm nhận việc giám sát, kiểm tra hoặc xử lý thật nghiêm khắc những trường hợp các doanh nghiệp, nhà đầu tư khi sản xuất gây ô nhiễm mơi trường hoặc có các hành động huỷ hoại môi trường xung quanh để đảm bảo cho hệ sinh thái, các tài nguyên như đất, nước, khơng khí...những nguồn tài nguyên dễ bị tổn thương nhất được đảm bảo và an toàn trong giới hạn cho phép. Thêm vào đó, việc khai thác tài nguyên thiên nhiên để phục vụ cho mục đích kinh tế cần phải có một kế hoạch khai thác hợp lý và lâu dài. Không nên khai thác quá mức làm cạn kiệt nguồn tài nguyên mà thay vào đó chúng ta cần đẩy mạnh khoa học kỹ thuật, trình độ phát triển kinh tế để có thể sử dụng những công nghệ mới, công nghệ tiên tiến và như thế chúng ta sẽ có cách tận dụng nguồn tài nguyên một cách triệt để, khơng gây lãng phí và hiệu năng sử dụng cũng cao hơn rất nhiều lần.

Cuối cùng thì thơng qua những gì ở trên, hy vọng rằng Việt Nam cũng sẽ có những bài học kinh nghiệm cũng như xác định những hướng đi đúng đắn, hợp lý nhất để đảm bảo phát triển kinh tế một cách bền vững.

PHẦN KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp đại học ngành sư phạm địa lý mặt trái sự phát triển “thần tốc” nền kinh tế trung quốc (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)