Giai đoạn 1957-1978

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp đại học ngành sư phạm địa lý mặt trái sự phát triển “thần tốc” nền kinh tế trung quốc (Trang 31 - 33)

7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2 CÁC GIAI ĐOạN PHÁT TRIểN CủA KINH Tế TRUNG QUốC

2.2.2.2 Giai đoạn 1957-1978

Trong giai đoạn này Trung Quốc tiếp tục tiến hành các chính sách khơi phục, phát triển kinh tế và thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ 2 (1958-1963). Tuy nhiên, trong giai đoạn này kinh tế Trung Quốc một lần nữa bị rơi vào tình trạng khủng hoảng một cách nghiêm trọng do chính sách “Đại nhảy vọt” mà tập thể lãnh đạo Trung Quốc đưa ra lúc bấy giờ đứng đầu là Mao Trạch Đông. Được thực hiện từ 1958 đến 1960 nhằm mục tiêu sử dụng dân số khổng lồ của Trung Quốc để chuyển tiếp nhanh chóng Trung Quốc đại lục từ một nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp dựa vào nơng dân là chính sang một xã hội công nghiệp cộng sản hiện đại trong một thời gian nhanh nhất và ngắn nhất. Mặc dù điểm xuất phát của đường lối này là sự cố gắng thay đổi tình trạng lạc hậu của nền kinh tế trong thời gian ngắn nhất tuy nhiên lại không tuân thủ, coi nhẹ các quy luật kinh tế khách quan, căn bản (Chẳng hạn một vài ví dụ như Mao Trạch Đơng dự đốn viên tham gia hợp tác xã, cùng giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

trong vịng khoảng 15 năm thì sản lượng thép của Trung Quốc sẽ vượt qua nước Anh - một cường quốc công nghiệp lúc bấy giờ - cho nên đã đưa ra chỉ tiêu là sản lượng thép năm sau phải gấp đơi năm trước, phát động phong trào lị nun thép sân vườn ở mỗi hộ nông dân. Nguyên liệu sử dụng là tất cả những gì là sắt, thép như nồi, xẻng, cuốc, …và chặt rừng làm củi gỗ để nung. Chúng ta có thể nhận thấy là thép được sản xuất như vậy là hồn tồn khơng có chất lượng - vì quy trình sản xuất thép rất khó khăn và phải được sản xuất tại nhà máy,…thì mới có thể sử dụng được - hay phong trào “Công xã nhân dân” vừa là tổ chức, cũng vừa là chính quyền cơ sở. Trong thời gian đầu thành lập tư liệu sản xuất được thực hiện ở chế độ sở hữu ở chế độ công xã đơn lập, về mặt phân phối thì thực hiện kết hợp giữa chế độ tiền lương và chế độ bao cấp, đồng thời xóa bỏ chế độ tư hữu ruộng đất, thu nhỏ những nghề phụ của những gia đình là thành viên trong công xã, gây thương tích cho tính tích cực sản xuất của nhân dân, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của lực lượng sản xuất nông thôn…) nên đã dẫn đến tình trạng mất cân đối trong tỉ lệ kinh tế quốc dân, đồng thời gây ra những hậu quả kinh tế vô cùng nghiêm trọng. Theo thống kê và dự đốn thì chỉ trong khoảng 3 năm (1959-1961) thì đã có khoảng 10 - 40 triệu người dân Trung Quốc chết vì nạn đói và ảnh hưởng của chính sách sai lầm ấy[54]. Giá trị sản lượng nông nghiệp cũng giảm xuống 22%, mức sống của người dân cũng bị hạ thấp 4,9% và thâm hụt tài chính tăng lên nhanh chóng.

Phong trào Đại nhảy vọt mới vừa được chấm dứt chưa được bao lâu thì năm 1966 nền kinh tế Trung Quốc một lần chịu ảnh hưởng nặng nề của một cuộc vận động chính trị mang tên Đại cách mạng văn hóa (gọi tắt là Cách mạng văn hóa) diễn ra từ 1966 và kết thúc 10 năm sau đó (năm 1976). Trong giai đoạn này còn được gọi là “mười năm biến động” hoặc “mười năm thảm họa”. Đây là một cuộc vận động chính trị, đấu đá quyền lực trong nội bộ của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Một bên là Thủ tướng Lưu Thiếu Kỳ một bên là Mao Trạch Đông đang cố gắng giành lại quyền ảnh hưởng sau thất bại từ cuộc Đại nhảy vọt. Phong trào cách mạng này đã gây ảnh hưởng hết sức nặng nề cho xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ. Hàng vạn tri thức bị bắt bớ hay giết hại một cách bất thường, tôn giáo cũng bị tấn cơng một cách kịch liệt,…(Mục đích sâu xa là thanh trừng, tiêu diệt các thế lực chống lại Mao Trạch Đông). Một lần nữa lại “sát muối vào vết thương chưa lành” của nền kinh tế đang trên đà hồi phục và phát triển. Tuy Trung Quốc cũng có một số thành tựu nho nhỏ trong giai đoạn này như việc chế tạo thành công bom nguyên tử (1961), các hoạt động công nghiệp dần được hồi phục, giao thông vận tải có những bước tiến triển đáng kể như các tuyến đường sắt được xây dựng thêm, đường bộ được mở rộng (đặc biệt là cơng trình cầu bắc qua sông Trường Giang tại Nam Kinh năm 1968),…Thế nhưng do sự hỗn loạn của đời sống

kinh tế, đời sống xã hội và đời sống chính trị, sản xuất cơng nơng nghiệp vẫn bị ảnh hưởng nặng nề, sự dị dạng trong đời sống sản xuất cứ như thế mà phát triển, tính tích cực của người lao động bị ức chế, tỉ lệ lao động khơng được nâng cao (thậm chí cịn giảm sút), nhân lực và tài sản bị tổn thất nghiêm trọng, mức sống của người dân không được cải thiện trong một thời gian dài.

Vào năm 1976, sau khi cuộc Cách mạng văn hóa kết thúc, Chính phủ Trung Quốc đã cố gắng sữa chữa những sai lầm trong 10 năm bão tố đó và những năm trước đó nữa để phục hồi kinh tế trở lại bình thường tuy nhiên vẫn chưa thực hiện cải cách chuyên sâu, những vấn đề kinh tế không được giải quyết hiệu quả đã khiến cho Trung Quốc vẫn cịn khoảng 250 triệu người rơi vào tình trạng đói nghèo trong giai đoạn này. Nói tóm lại từ năm 1949-1978 thông qua chiến lược xây dựng nền kinh tế quốc doanh và ưu tiên phát triển công nghiệp nặng, Trung Quốc đã xây dựng được một hệ thống kinh tế quốc dân khá hồn chỉnh và hệ thống cơng nghiệp khá độc lập, nhưng song song với q trình đó, q trình phát triển kinh tế cũng gặp nhiều vấn đề nghiêm trọng (như cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), cuộc Đại nhảy vọt (1958-1960) hay Cách mạng văn hóa (1966-1976),…) đã gây ra những tổn thất vô cùng to lớn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến bộ khung và tiến trình phát triển kinh tế của Trung Quốc mà khó có thể nào giải quyết trong một sớm một chiều được. Chính vì thế địi hỏi phải có một bước đột phá, một tư tưởng tiến bộ và một chính sách phát triển mạnh mẽ, táo bạo hơn để có thể giúp, kéo nền kinh tế Trung Quốc “vựt dậy” và phát triển.

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp đại học ngành sư phạm địa lý mặt trái sự phát triển “thần tốc” nền kinh tế trung quốc (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)