Tài nguyên thiên nhiên bị “vắt kiệt sức”

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp đại học ngành sư phạm địa lý mặt trái sự phát triển “thần tốc” nền kinh tế trung quốc (Trang 73 - 75)

7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3 Về MÔI TRƯờNG

3.3.2 Tài nguyên thiên nhiên bị “vắt kiệt sức”

Tổng lượng nguồn tài nguyên thiên nhiên của Trung Quốc rất lớn và khá phong phú nhưng do dân số quá đông nên mức độ sở hữu nguồn tài nguyên trên đầu người rất thấp hơn so với mức trung bình chung của thế giới, đặc biệt là nguồn tài nguyên năng lượng. Mức độ sở hữu tài nguyên than đá và tài nguyên nước bình quân chỉ vào khoảng 50% so với thế giới; bình qn đầu người đối với dầu mỏ, khí thiên nhiên chỉ khoảng 1/15 so với mức bình quân của thế giới. Đồng thời, tỷ lệ tận dụng nguồn năng lượng vào sản xuất của Trung Quốc rất thấp chỉ vào khoảng 32% (thấp hơn khoảng 10% so với các nước phát triển) - có thể là do trình độ sản xuất của Trung Quốc, các thiết bị cũng như phương tiện khoa học kỹ thuật chưa đạt đến mức tối ưu cho nên khả năng khai thác hiệu suất của tài nguyên còn thấp. Trong khi đó, việc khai thác các nguồn tài nguyên năng lượng từ gió, sóng biển, hạt nhân, năng lượng mặt trời, địa nhiệt...còn rất hạn chế và thấp hơn rất nhiều so với các nước phát triển hiện nay. Trong cơ cấu tiêu dùng và sản xuất nguồn năng lượng sơ cấp của Trung Quốc, tỷ lệ than đá đạt mức cao, lần lượt là 76% và 68,9%, thuộc nước có tỉ lệ tiêu dùng và sản xuất than đá cao nhất thế giới. So với mức độ bình quân trong cơ cấu năng lượng của thế giới (tỷ lệ tiêu dùng than đá chỉ chiếm 26,5%) và các nước cơng nghiệp hố (tỷ lệ tiêu dùng than đá chỉ là 21,4%). Theo thống kê thì để sản xuất cùng một lượng hàng hố thì Trung Quốc sử dụng một lượng nguyên liệu cao gấp 7 lần so với Nhật, gấp 6 lần người Anh và gấp 3 lần người Ấn Độ: lượng rác thải kỹ nghệ lớn hơn, năng lượng sử dụng nhiều hơn, nguồn nước sử dụng để xử lý cũng nhiều hơn v.v... Tổng sản lượng kinh tế Trung Quốc chỉ chiếm 15% sản lượng kinh tế toàn cầu thế nhưng Trung Quốc tiêu thụ tới 7% sản lượng dầu lửa, 25% sản lượng thiếc, 30% quặng sắt, 31% than và 27% sản lượng thép, 53% xi măng, 48% quặng sắt, và 47% than của tồn thế giới. Chính vì thế

làm cho hiệu quả sử dụng năng lượng của Trung Quốc rất thấp, ngược lại nhu cầu sử dụng, khai thác nguyên liệu là rất lớn. Đó là lý do vì sao nguồn tài ngun năng lượng nói riêng và tài nguyên thiên nhiên của Trung Quốc nói chung lại bị khai thác một cách triệt để để đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế “thần tốc” của mình và ngày càng khát nguồn tài nguyên đang là thực trạng hiện tại của Trung Quốc lúc này. Chính vì thế, những hành động “gay hấn” chính trị gần đây của Trung Quốc trên biển Đơng suy cho cùng là vì 1 nguồn tài nguyên năng lượng dầu mỏ, khí đốt, băng cháy khá lớn và có thể đáp ứng một cách kịp thời, lâu dài (khoảng 20 năm) cho công cuộc phát triển kinh tế đang lên của mình trong tương lai. Đầu tiên cũng ta có thể thấy được một loại tài nguyên vô cùng q giá đó chính là đất. Từ khi phát triển cơng nghiệp đến giờ, tài nguyên đất của Trung Quốc không ngừng bị suy thoái do các hoạt động kinh tế diễn ra đã tác thu hẹp quỹ đất đầng thời lại mở rộng những vùng đất ô nhiễm; tài nguyên nước cũng vậy, xuất hiện ngày càng nhiều những dịng sơng chết, những con sông ô nhiễm, những vùng nước ngầm bị ô nhiễm,...ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt và đời sống của người dân. Cịn về tài ngun khống sản như than, sắt, đầu mỏ thì được Trung Quốc khai thác một cách triệt để cho nhu cầu phát tiển kinh tế của mình. Trữ lượng than của Trung Quốc là 1.000 tỉ tấn lớn nhất thế giới, hàng năm sản lượng than của Trung Quốc là rất lớn. Năm 2010, tổng sản lượng than đá của Trung Quốc khai thác là 3,24 tỷ tấn (đứng đầu thế giới và gấp 3 lần nước đứng thứ 2 là Hoa Kỳ với 985 tỷ tấn)[12], chỉ tính riêng tổng sản lượng của Trung Quốc thơi thì cũng đã chiếm gần một nửa sản lượng than của thế giới. Trong năm 2010, sản lượng quặng sắt của Trung Quốc là 1,07 tỉ tấn đứng đầu thế giới về sản lượng tiêu thụ và tiêu thụ 627 tấn thép,...Chúng ta có thể thấy được những con số về khai thác cũng như sản lượng khổng lồ của Trung Quốc về tài nguyên thiên nguyên. Đó là một trong những nguyên nhân vì sao tài nguyên thiên thiên bị huỷ hoại, khai thác và “vắt kiệt sức” khiến cho môi trường sinh thái mất đi sự cân bằng vốn có của nó, khiến cho nguồn tài nguyên ngày càng cạn kiệt một cách nhanh chóng trong khi đó hiệu năng sử dụng thì chỉ đạt mức trung bình và gây ra tình trạng lãng phí vơ cùng to lớn.

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp đại học ngành sư phạm địa lý mặt trái sự phát triển “thần tốc” nền kinh tế trung quốc (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)