7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1.3 Bất ổn chính trị
Trải qua nhiều giai đoạn phát triển, thực hiện hàng loạt chính sách cải cách với việc thay đổi nhiều lãnh đạo có tầm nhìn chiến lược với việc thực hiện những cải cách kinh tế cũng như chính trị sâu rộng đã đem lại cho nền kinh tế Trung Quốc một sự phát triển đáng ngạc nhiên. Nhưng chính điều đó lại gây nên sự bất ổn chính trị do sự quản lý lõng lẽo cũng như những chính sách ưu đãi trong phát triển kinh tế đã làm cho một bộ phận người dân bị mất một số quyền lợi mà lẽ ra mình phải được hưởng, bị chèn ép,...và sự cạnh tranh của những người có chức, có quyền, những lãnh đạo nhằm tìm kiếm cho mình những quyền lợi về vật chất. Sự mâu thuẫn xảy ra không chỉ ở trong nhân dân mà còn tồn tại ngay bên trong bộ máy cấp cao của Nhà nước.
Trong nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng có những sự mâu thuẫn và tiêu biểu nhất hiện nay chính là bê bối trong vụ cựu bí thư thành uỷ Trùng Khánh ơng Bạc Hy Lai bị bắt giữ và cắt chức, khai trừ khỏi Đảng năm 2011 do có liên quan đến việc nghe lén các lãnh đạo trong Đảng để tìm ra đường đi nước bước trong tham vọng chính trị của ơng cũng như các vấn đề thâu tóm quyền lực, hơn thế nữa ơng có thể trở thành 1 trong 9 Uỷ viên thường trực bộ Chính trị (9 người quyền lực nhất trong Đảng) trong nhiệm kỳ tiếp theo vào năm 2012, vụ bê bối này ảnh hưởng đến thanh danh cũng như uy tín Đảng Cộng Sản rất lớn cũng như đây là bê bối chính trị lớn nhất trong lịch sử Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Trong nhân dân cũng xảy ra những mâu thuẫn giữa các tầng lớp với nhau. Đầu tiên đó là những mâu thuẫn giữa chính quyền với người dân diễn ra trên quy mô lớn. Những chính sách phát triển kinh tế, những tập đồn nước ngồi đầu tư, những khu đơ thị ồ ạt được mọc lên đã khiến cho quỹ đất Trung Quốc hạn hẹp, chính vì thế nơng thơn là nơi lý tưởng để mở rộng và xây dựng (nơi có giá cả rẻ bèo) và thế là nơng dân bị mất đất, giá đề bù rẻ mạt,...(Trong một báo cáo điều tra tình hình nông thôn năm 2004-2005 của Viện khoa học xã hội Trung Quốc thì có khoảng 40 triệu nơng dân mất
đất do q trình cơng nghiệp hố, đơ thị hố và nạn tịch thu đất trái phép của người dân đã gây ra hơn 65% các cuộc biểu tình lớn ở nơng thơn nước này) chính vì thế đã gia tăng lịng bất mãn trong nơng dân đối với chính quyền, ơng bà ta có câu “tức nước vỡ bờ” thế là từ lòng bất mãn bằng ý chí những người nơng dân chân lấm tay bùn đã chuyển sang hành động với một sự căm phẫn nhất. Tiêu biểu là ba vụ đánh bom liên tiếp trong cùng ngày 26/5/2011 vào trụ sở chính quyền thành phố Phúc Châu, phía nam tỉnh Giang Tây làm rúng động Trung Quốc. Thủ phạm là một người đàn ơng có tên là Tiến Minh Kỳ, 52 tuổi, thực hiện và các vụ nổ này khiến 3 người thiệt mạng (bao gồm cả thủ phạm) và làm bị thương ít nhất 10 người khác. Trong một bài viết của ông trên mạng, ông bày tỏ sự thất vọng, bất lực về quyết định giải toả nhà ông bất hợp lý vào năm 2002 của Chính phủ và đã đưa ra lời đe dọa “Tôi sẽ làm…một việc tôi không hề muốn làm…” - Tiến Minh Kỳ viết hoặc vào cuối năm 2011, rất nhiều người dân tại thị xã Lục Phong, tỉnh Quảng Đông đã giận dữ tấn công một đồn cảnh sát và các trụ sở chính quyền trong khi những người khác lái máy cày ủi sập những bức tường bao quanh các khu đất bị chính quyền địa phương thu hồi để giao cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, là sự mâu thuẫn giữa người lao động với các công ty, doanh nghiệp ở Trung Quốc. Sự bóc lột cơng nhân lao động của các cơng ty trong và ngồi nước khiến cho hàng nghìn cuộc đình cơng diễn ra mỗi năm và khi người nông dân bị mất đất, họ phải bơn ba lên thành phố tìm một cơng việc mưu sinh, nhưng họ lại bị chèn ép, hất hủi thậm chí bị chính quyền xem như là những kẻ nhập cư bất hợp pháp.
Thời báo Hoàn Cầu ngày 13/6/2011 đưa tin hai ngày trước, hơn 1.000 người lao động
nhập cư từ tỉnh Tứ Xuyên đã đổ ra đường phố thị trấn Tân Đường, tỉnh Quảng Châu để đập phá cửa sổ, đốt các tịa nhà cơng quyền, ném chai lọ, gạch đá vào cảnh sát và lật xe cảnh sát. Lực lượng cảnh sát chống bạo động đã bắn hơi cay và điều xe bọc thép để trấn áp đám đơng biểu tình. Tổng cộng 25 người đã bị bắt giữ, hàng chục chiếc xe cảnh sát bị đốt cháy. “Nhiều người chạy trên đường phố như điên khùng, tơi phải đóng cửa hàng từ 19h và khơng dám bước ra đường” - báo South China Morning Post dẫn
lời một chủ cửa hàng trong khu vực xảy ra bạo động. Theo South China Morning Post,
vụ việc bắt đầu từ tối 10/6 khi cảnh sát Tân Đường đi dẹp hàng rong trên phố. Một cặp vợ chồng bán hàng rong người Tứ Xuyên đã cãi cọ dữ dội với cảnh sát và người vợ mang thai bị đẩy ngã. Vụ việc khiến cộng đồng người lao động nhập cư từ Tứ Xuyên bức xúc, từ sáng 11/6 cả ngàn người đã bao vây đồn cảnh sát Tân Đường để phản đối và bạo lực bùng phát. Nhân Dân Nhật Báo đưa tin ngày 6/6/2011 ở Triều Châu, Quảng Đông, khoảng 200 công nhân nhập cư cũng từ Tứ Xuyên đã đụng độ với cảnh sát địa phương và đập phá xe cộ, ít nhất 40 chiếc xe đã bị đập nát. Vụ việc xảy ra sau khi một công nhân nhập cư làm việc tại một nhà máy đồ gốm địa phương bị ông chủ đâm do
cãi cọ về chuyện lương bổng. Cha của nạn nhân cũng bị đánh trọng thương…và còn nhiều, rất nhiều vụ bạo loạn khác nữa.
Ước tính mỗi năm tại nước này xảy ra tới 180.000 vụ biểu tình, tính trung bình mỗi ngày có từ 300 - 400 vụ. Đáng chú ý là, hầu hết những vụ biểu tình đều khơng bắt nguồn từ lý do chính trị mà do bắt nguồn từ chính sự phát triển kinh tế quá nhanh của Trung Quốc. Một cuộc điều tra hồi tháng 11/2011 do Đại học Thanh Hoa và tạp chí Tiểu Khang cho thấy 40% dân số Trung Quốc không hạnh phúc với cuộc sống của mình. Một cuộc điều tra khác của tạp chí Outlook và Đại học Nhân Dân cũng chỉ ra, 70% nơng dân Trung Quốc bất mãn vì vấn đề nhà nước lấy đất để làm dự án và trong năm 2012 Bộ Tài chính Trung Quốc cho biết, Bắc Kinh đã đồng ý chi đến 111,4 tỉ USD (chiếm gần 0,5% GDP) cho công tác an ninh công cộng.[31]
Qua những con số và những dẫn chứng trên cho ta thấy rằng những cuộc bạo loạn, bất ổn sâu sắc trong xã hội Trung Quốc đều bắt nguồn từ sự phát triển kinh tế khơng hài hồ và hợp lý của Trung Quốc. Cứ chạy theo lợi ích, theo một tham vọng mà quên đi đảm bảo quyền lợi, công bằng cho người người dân.