Mơ hình động cơ thúc đẩy (MM)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tác động đến khả năng chấp nhận sử dụng thẻ tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh nhơn trạch (Trang 27)

Chương 2 LÝ LUẬN TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.3. Nền tảng lý thuyết nghiên cứu khả năng chấp nhận sử dụng thẻ

2.3.2.4. Mơ hình động cơ thúc đẩy (MM)

Một nghiên cứu tâm lý là cơ sở cho mơ hình động cơ thúc đẩy nhằm giải thích cho hành vi của con người. Trong phạm vi hệ thống thông tin, lý thuyết động cơ thúc đẩy được áp dụng cho việc tìm hiểu sự chấp nhận và sử dụng công nghệ mới (Davis et al., 1992).

Mơ hình động cơ thúc đẩy gồm:

- Động cơ bên ngoài: là sự nhận thức rằng người sử dụng muốn thực hiện hành vi bởi vì việc thực hiện hành vi được xem như một cơng cụ đưa đến những kết quả có giá trị như nâng cao hiệu quả, tiền lương hoặc sự thăng tiến (Davis et al., 1992).

- Động cơ bên trong: là sự nhận thức rằng người sử dụng muốn thực hiện hành vi mặc dù khơng có những cải thiện rõ ràng hơn là tiến trình thực hiện hành vi (Davis et al., 1992).

2.3.2.5. Mơ hình chấp nhận cơng nghệ TAM kết hợp với Thuyết hành vi có kế hoạch TPB (Combined TAM and TPB)

Mơ hình chấp nhận cơng nghệ TAM kết hợp với Thuyết hành vi có kế hoạch gọi tắt là Mơ hình kết hợp TAM và TPB được phát triển bởi Taylor và Todd (1995) trên cơ sở kết hợp các yếu tố dự đốn ý định sử dụng cơng nghệ của TPB với các yếu tố về sự nhận thức tính hữu dụng và sự nhận thức tính dễ sử dụng cơng nghệ của mơ hình TAM.

Hình vẽ mơ tả Mơ hình kết hợp TAM và TPB được trình bày ở Phụ lục 01.

2.3.2.6. Mơ hình sử dụng máy tính – MPCU

Xuất phát từ thuyết về hành vi con người, bản chất của mơ hình là phù hợp trong việc dự đoán hành vi chấp nhận và sử dụng của cá nhân đối với cơng nghệ thơng tin nói chung (Venkatesh et al., 2003). Mơ hình gồm 6 thành phần chính được trình bày ở Phụ lục 01.

2.3.2.7. Lý thuyết phổ biến công nghệ (IDT)

Căn cứ vào xã hội học, IDT được sử dụng từ những năm 1960 phục vụ cho việc nghiên cứu sự đa dạng công nghệ. Trong lĩnh vực công nghệ, theo nghiên cứu của Moore và Benbasat (1991) điều chỉnh các biến về cơng nghệ đã được trình bày trong nghiên cứu của Rogers và chọn lọc lại tạo thành mô hình có thể ứng dụng trong việc nghiên cứu sự chấp nhận công nghệ của cá nhân. Moore và Benbasat (1996) tìm ra cách hỗ trợ trong việc dự đoán giá trị của những biến công nghệ (Venkatesh et al, 2003).

Các thành phần chính trong mơ hình Lý thuyết phổ biến cơng nghệ được trình bày ở

Phụ lục 01.

2.3.2.8. Thuyết nhận thức xã hội (SCT)

Thuyết nhận thức xã hội là một trong những lý thuyết nổi tiếng nhất về hành vi con người. Cơ sở của mơ hình và những lý thuyết cơ bản cho phép SCT được mở rộng đối với việc chấp nhận và sử dụng cơng nghệ. Mơ hình gốc sử dụng biến “sử dụng” như là biến độc lập nhưng vẫn giữ tinh thần chung là dự đốn về sự chấp nhận cơng nghệ của cá nhân.

Các thành phần chính của thuyết nhận thức xã hội được trình bày ở Phụ lục 01.

2.3.2.9. Mơ hình thống nhất việc chấp nhận và sử dụng cơng nghệ (UTAUT)

Mơ hình thống nhất việc chấp nhận và sử dụng công nghệ - UTAUT (User Acceptance of Information Technology) được xây dựng bởi Venkatesh và các cộng sự vào năm 2003.

Hình 2.2 Các thành phần trong mơ hình UTAUT (Nguồn: Venkatesh et al., 2003)

Mơ hình UTAUT được xây dựng với mục đích giải thích sự chấp nhận cơng nghệ, dựa trên 8 lý thuyết, mơ hình về sự chấp nhận cơng nghệ. Cụ thể, mơ hình UTAUT dựa trên các mơ hình như thuyết hành động hợp lý (TRA), mơ hình chấp nhận cơng nghệ (TAM), mơ hình động cơ thúc đẩy (MM), thuyết hành vi có kế hoạch (TPB), mơ hình kết hợp TAM và TPB, mơ hình sử dụng máy tính (MPCU), lý thuyết phổ biến cơng nghệ (IDT) và thuyết nhận thức xã hội (SCT) (Venkatesh et al, 2003). Nền tảng của lý thuyết UTAUT là sử dụng biến ý định hành vi là biến dự báo và tác động đến hành vi sử dụng công nghệ thật sự. Việc đưa ý định hành vi vào mơ hình là dựa trên 8 mơ hình chấp nhận cơng nghệ đã nêu ở trên. Mơ hình UTAUT được thể hiện như hình 2.2. Hiệu quả mong đợi Nỗ lực mong đợi Ảnh hưởng của xã hội Điều kiện thuận tiện Ý định hành vi sử dụng Hành vi sử dụng thật sự

Giới tính Tuổi tác Kinh nghiệm

Sự tự nguyện sử dụng

Bằng việc thêm vào ý định hành vi và hành vi sử dụng thật sự, mơ hình UTAUT bao gồm 4 thành phần chính:

- Hiệu quả mong đợi: đó là mức độ mà một cá nhân tin rằng việc sử dụng công nghệ sẽ mang lại hiệu quả công việc của họ. Biến này cũng được hiểu theo nghĩa là Ích lợi cảm nhận của người sử dụng đối với công nghệ.

- Nỗ lực mong đợi: Là mức độ mà người sử dụng cảm nhận cơng nghệ là dễ hay khó sử dụng.

- Ảnh hưởng xã hội: Là mức độ mà một cá nhân tin rằng những người có liên quan với cá nhân đó tin rằng họ nên sử dụng cơng nghệ.

- Điều kiện thuận tiện: là mức độ mà một cá nhân tin rằng một tổ chức với hạ tầng kỹ thuật tồn tại để hỗ trợ việc sử dụng cơng nghệ.

Mơ hình cũng bao gồm bốn biến kiểm sốt, đó là: tuổi tác, giới tính, trình độ học vấn hoặc kinh nghiệm và sự tự nguyện sử dụng.

Trong mơ hình UTAUT, biến hiệu quả mong đợi, nỗ lực mong đợi và ảnh hưởng xã hội có tác động trực tiếp đối với ý định sử dụng, khác với điều kiện thuận tiện là có tác động trực tiếp đối với hành vi sử dụng thật sự. Mặc dù biến thái độ liên quan đến cảm nhận của cá nhân đối với việc sử dụng công nghệ (Fishbein và Ajzen, 1975) là một biến quan trọng đối với mơ hình TRA và TAM, nhưng thái độ lại khơng được đề cập trong mơ hình UTAUT. Ảnh hưởng của thái độ đối với ý định sử dụng không cung cấp nhiều thông tin như hiệu quả mong đợi và nỗ lực mong đợi (Thomas et al., 2013).

2.4. Lược khảo các nghiên cứu trước có liên quan đến việc chấp nhận, sử dụng công nghệ và thẻ dụng công nghệ và thẻ

2.4.1. Các nghiên cứu trên thế giới

Theo nghiên cứu về “Lựa chọn tiền mặt, séc hay thẻ? Ảnh hưởng của đặc điểm giao dịch đối với việc sử dụng phương thức thanh toán” của Bounie, D và Francois, A (2006) cho rằng, các yếu tố về đặc điểm của giao dịch như khối lượng giao dịch, địa điểm giao dịch, loại hàng hóa dịch vụ cần thanh tốn có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phương thức thanh toán.

Borzekowski, R. (2006) trong nghiên cứu về “Sự sử dụng thẻ ghi nợ của khách hàng: mẫu hình, sự ưa thích và phản ứng đối với giá cả” cho rằng tuổi tác, trình độ học vấn, vùng miền, sự thuận tiện, phí ngân hàng ảnh hưởng đến việc nắm giữ thẻ ghi nợ, tuy nhiên Sự thuận tiện là lý do chủ yếu của việc quyết định sử dụng thẻ ghi nợ.

Theo nghiên cứu về “Khung lý thuyết của việc chấp nhận sử dụng thẻ tín dụng ở Malaysia” của Jamshidi, D. et al. (2012) thì sự tin tưởng hàm ý Hiệu quả mong đợi và thái độ có ảnh hưởng thuận chiều đối với việc chấp nhận sử dụng thẻ.

Cankaya, S. et al. (2011) cho rằng giới tính tác động đến việc nắm giữ thẻ tín dụng, mặc dù là ảnh hưởng này vẫn chưa rõ ràng.

Bảng 2.1 Tóm tắt một số nghiên cứu liên quan đến sự chấp nhận sử dụng công nghệ trên thế giới

Tác giả Nội dung nghiên cứu Kết quả nghiên cứu

Bounie, D. and Francois, A. (2009)

Lựa chọn tiền mặt, séc hay thẻ? Ảnh hưởng của đặc điểm giao dịch đối với việc sử dụng phương thức thanh tốn.

(Mơ hình sử dụng: Logit)

+ Độ lớn của giao dịch càng lớn thì việc sử dụng tiền mặt càng thấp. Tuy nhiên ảnh hưởng này đối với việc sử dụng thẻ là thấp.

+ Việc sử dụng thẻ để thanh tốn các loại hàng hóa dịch vụ là cao hơn tiền mặt.

+ Ảnh hưởng của địa điểm giao dịch đối với thẻ là chưa rõ ràng.

Borzekowski, R. et al. (2006) Sự sử dụng thẻ ghi nợ của khách hàng: mẫu hình, sự ưa thích và phản ứng đối với giá cả (Mơ hình sử dụng: Probit) + Tuổi tác, phí ngân hàng có tác động ngược chiều đối với việc sử dụng thẻ ghi nợ.

+ Trình độ học vấn, sự thuận tiện có tác động thuận chiều đối với việc sử dụng thẻ ghi nợ.

hơn nam giới. Jamshidi, D.

and Hussin, N., (2012)

Khung lý thuyết của việc chấp nhận sử dụng thẻ tín dụng ở Malaysia

+ Sự tin tưởng: hàm ý hiệu quả mong đợi, có tác động đến sự chấp nhận sử dụng thẻ tín dụng. + Thái độ tác động đến sự chấp nhận sử dụng thẻ tín dụng Cankaya, S. et al., (2011)

Ảnh hưởng của giới tính đối với việc sử dụng thẻ tín dụng của sinh viên đại học ở Thổ Nhĩ Kỳ Giới tính có tác động đến việc sử dụng thẻ tín dụng, tuy nhiên ảnh hưởng chưa rõ ràng. Sari, M. and Rofaida, R., (2011) Những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng thẻ tín dụng của sinh viên đại học ở Indonesia

(Mơ hình sử dụng: TPB)

+ Sự nhận thức tính hữu dụng, thái độ, chuẩn mực chủ quan và sự kiểm soát hành vi nhận thức tác động thuận chiều đến hành vi sử dụng thẻ.

Barker, A. T. and Sekerkaya, A., (1993)

Xu hướng tồn cầu hóa trong việc sử dụng thẻ tín dụng: trường hợp ở một nền kinh tế đang phát triển (Thổ Nhĩ Kỳ)

Sự thuận tiện, khả năng tương thích, tính dễ sử dụng có ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng. Safakli, O. V., (2007) Những yếu tố thúc đẩy việc chấp nhận và sử dụng thẻ tín dụng: bằng chứng ở phía Bắc đảo Síp

Sự thuận tiện, sự dễ sử dụng, an tồn là những yếu tố chính thúc đẩy việc chấp nhận sử dụng thẻ.

Thomas, T. D. et al. (2013)

Ứng dụng mơ hình UTAUT trong việc giải thích sự chấp nhận giáo dục thông qua thiết bị di động ở Guyana

Điều kiện thuận tiện và thái độ có tác động mạnh đối với sự chấp nhận giáo dục thông qua thiết bị di động.

Yeow, P. H. P. et al., (2008) Sự chấp nhận sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến ở Australia (Mơ hình sử dụng: UTAUT)

+ Hiệu quả mong đợi, nỗ lực mong đợi, điều kiện thuận tiện, sự tin cậy, sự tự tin vào năng lực của bản thân, sự lo lắng ảnh hưởng đến sự chấp nhận sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến.

+ Ảnh hưởng xã hội khơng có nhiều tác động đến sự chấp nhận sử dụng. Safeena, R. et

al., (2013)

Kết hợp mô hình TAM và TPB trong nghiên cứu sự chấp nhận dịch vụ ngân hàng điện tử

Sự nhận thức tính dễ sử dụng, sự nhận thức tính hữu dụng, thái độ, chuẩn mực chủ quan và sự kiểm soát hành vi nhận thức là quan trọng trong việc giải thích sự chấp nhận sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử.

(Nguồn: Tổng hợp bởi tác giả)

Bên cạnh các yếu tố chính tác động đến sự chấp nhận và sử dụng cơng nghệ nói chung và thẻ nói riêng thì cịn một số yếu tố khác đóng vai trị kiểm sốt đối với sự tác động này. Các yếu tố đó gọi là các yếu tố nhân khẩu học như tuổi tác, giới tính, trình độ học vấn, kinh nghiệm, tình trạng hôn nhân….

Theo nghiên cứu của Min, Q. et al. (2008) về “Sự chấp nhận thương mại điện tử trên các thiết bị di động ở Trung Quốc” sử dụng mơ hình UTAUT cho rằng các biến nhân khẩu học có tác động đến quyết định lựa chọn sử dụng thương mại điện tử. Hoặc nghiên cứu của Khalid, J. et al. (2013) về “Những trở ngại ảnh hưởng đến việc chấp nhận và sử dụng thẻ tín dụng ở Pakistan” cho rằng các biến nhân khẩu học như thu nhập, tuổi tác, giới tính,… có tác động đến quyết định chấp nhận và sử dụng thẻ tín dụng, tuy nhiên thu nhập là có tác động mạnh nhất. Gan, L. L. et al. (2008) cũng cho rằng nữ giới có xu hướng sử dụng thẻ tín dụng nhiều hơn nam giới.

2.4.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam

Một số nghiên cứu tại Việt Nam có sử dụng các mơ hình về sự chấp nhận và sử dụng công nghệ như sau:

Bảng 2.2 Tóm tắt một số nghiên cứu liên quan đến sự chấp nhận sử dụng công nghệ ở Việt Nam

Tác giả Nội dung nghiên cứu Kết quả nghiên cứu

Nguyễn Duy Thanh và Cao Hào Thi (Tạp chí phát triển kinh tế, 2014)

Mơ hình cấu trúc cho sự chấp nhận và sử dụng ngân hàng điện tử ở Việt Nam.

(Mơ hình sử dụng: SEM)

+ Yếu tố nhận thức kiểm soát hành vi, khả năng tương thích, hiệu quả mong đợi, hình ảnh ngân hàng và rủi ro trong giao dịch có ảnh hưởng qua lại lẫn nhau và tác động đến sự chấp nhận E-banking. + Yếu tố nhận thức dễ dàng sử dụng và yếu tố sự chấp nhận E-banking có tác động đến việc sử dụng E- banking.

Lê Thế Giới và Lê Văn Huy (2005)

Mơ hình nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến ý định và quyết định sử dụng thẻ ATM tại Việt Nam.

Các yếu tố như: yếu tố kinh tế, yếu tố luận pháp, hạ tầng cơng nghệ, nhận thức vai trị của thẻ ATM, thói quen sử dụng phương thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt, độ tuổi của người tham gia, khả năng sẵn sàng của hệ thống ATM và dịch vụ cấp thẻ của ngân hàng, chính sách marketing của đơn vị cấp thẻ, tiện ích của thẻ ảnh hưởng đến ý định sử dụng thẻ ATM.

Trong đó khả năng sẵn sàng, chính sách marketing và tiện ích sử dụng

thẻ ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định sử dụng thẻ ATM.

Lê Văn Huy và Trương Thị Vân Anh (2008)

Mơ hình nghiên cứu chấp nhận E-banking tại Việt Nam.

(Mơ hình sử dụng: kết hợp TRA, TPB, TAM)

Các yếu tố gồm: sự thuận tiện, lợi ích cảm nhận, sự dễ sử dụng cảm nhận hình thành nên thái độ và dự định sử dụng E-banking của các cá nhân. Rủi ro cảm nhận là yếu tố cản trở sự sử dụng cơng nghệ.

(Nguồn: Tổng hợp bởi tác giả)

Tóm tắt chương 2

Nội dung chương 2 đã trình bày cơ sở lý thuyết liên quan đến các nhân tố tác động đến khả năng chấp nhận sử dụng thẻ của khách hàng cá nhân tại các ngân hàng thương mại. Trong đó nêu cụ thể các lý thuyết về: Tổng quan về thẻ và dịch vụ thẻ: khái niệm thẻ, các chủ thể tham gia phát hành và thanh toán thẻ, các dịch vụ đi kèm với thẻ. Bên cạnh đó cung cấp thơng tin về những lợi ích và rủi ro của dịch vụ thanh toán thẻ. Các nhân tố tác động đến khả năng chấp nhận sử dụng thẻ. Các lý thuyết nghiên cứu khả năng chấp nhận sử dụng công nghệ và hạn chế của các lý thuyết này. Lược khảo các nghiên cứu trước có liên quan đến việc chấp nhận sử dụng cơng nghệ nói chung và thẻ nói riêng trên thế giới và ở Việt Nam.

Từ cơ sở lý thuyết nền tảng và tổng hợp từ các nghiên cứu trước đó, tác giả cũng đề xuất mơ hình nghiên cứu sử dụng trong đề tài làm cơ sở cho các bước nghiên cứu tiếp theo ở các chương sau.

Chương 3. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.1. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

Tên tổ chức: Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam Tên giao dịch quốc tế: Bank for Foreign Trade of Viet Nam

Tên viết tắt: Vietcombank (VCB)

Trụ sở chính: 198 Trần Quang Khải, quận Hồn Kiếm, Hà Nội Điện thoại: (84.4) 3934 3137 Fax: (84.4) 3826 9067 Telex: 411504/411229 VCB – VT Swift: BFTV VNVX Website: www.vietcombank.com.vn Logo:

3.1.1. Sơ lược quá trình hình thành

Ngày 01/04/1963, Ngân hàng Ngoại thương (NHNT) Việt Nam chính thức được thành lập theo Quyết định số 115/QĐCP do Hội đồng Chính phủ ban hành ngày 30/10/1962 trên cơ sở tách ra từ Cục Quản lý Ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Trung ương (nay là NHNN). Theo Quyết định nói trên, NHNT đóng vai trị là ngân hàng chuyên doanh đầu tiên và duy nhất của Việt Nam tại thời điểm đó hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại bao gồm cho vay tài trợ xuất nhập khẩu và các dịch vụ kinh tế đối ngoại khác (vận tải, bảo hiểm…), thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối, quản lý ngoại tệ gửi tại các ngân hàng nước ngoài, làm đại lý cho Chính

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tác động đến khả năng chấp nhận sử dụng thẻ tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh nhơn trạch (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)