Các nghiên cứu trên thế giới

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tác động đến khả năng chấp nhận sử dụng thẻ tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh nhơn trạch (Trang 30 - 34)

Chương 2 LÝ LUẬN TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.4. Lược khảo các nghiên cứu trước có liên quan đến việc chấp nhận, sử dụng

2.4.1. Các nghiên cứu trên thế giới

Theo nghiên cứu về “Lựa chọn tiền mặt, séc hay thẻ? Ảnh hưởng của đặc điểm giao dịch đối với việc sử dụng phương thức thanh toán” của Bounie, D và Francois, A (2006) cho rằng, các yếu tố về đặc điểm của giao dịch như khối lượng giao dịch, địa điểm giao dịch, loại hàng hóa dịch vụ cần thanh tốn có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phương thức thanh toán.

Borzekowski, R. (2006) trong nghiên cứu về “Sự sử dụng thẻ ghi nợ của khách hàng: mẫu hình, sự ưa thích và phản ứng đối với giá cả” cho rằng tuổi tác, trình độ học vấn, vùng miền, sự thuận tiện, phí ngân hàng ảnh hưởng đến việc nắm giữ thẻ ghi nợ, tuy nhiên Sự thuận tiện là lý do chủ yếu của việc quyết định sử dụng thẻ ghi nợ.

Theo nghiên cứu về “Khung lý thuyết của việc chấp nhận sử dụng thẻ tín dụng ở Malaysia” của Jamshidi, D. et al. (2012) thì sự tin tưởng hàm ý Hiệu quả mong đợi và thái độ có ảnh hưởng thuận chiều đối với việc chấp nhận sử dụng thẻ.

Cankaya, S. et al. (2011) cho rằng giới tính tác động đến việc nắm giữ thẻ tín dụng, mặc dù là ảnh hưởng này vẫn chưa rõ ràng.

Bảng 2.1 Tóm tắt một số nghiên cứu liên quan đến sự chấp nhận sử dụng công nghệ trên thế giới

Tác giả Nội dung nghiên cứu Kết quả nghiên cứu

Bounie, D. and Francois, A. (2009)

Lựa chọn tiền mặt, séc hay thẻ? Ảnh hưởng của đặc điểm giao dịch đối với việc sử dụng phương thức thanh tốn.

(Mơ hình sử dụng: Logit)

+ Độ lớn của giao dịch càng lớn thì việc sử dụng tiền mặt càng thấp. Tuy nhiên ảnh hưởng này đối với việc sử dụng thẻ là thấp.

+ Việc sử dụng thẻ để thanh tốn các loại hàng hóa dịch vụ là cao hơn tiền mặt.

+ Ảnh hưởng của địa điểm giao dịch đối với thẻ là chưa rõ ràng.

Borzekowski, R. et al. (2006) Sự sử dụng thẻ ghi nợ của khách hàng: mẫu hình, sự ưa thích và phản ứng đối với giá cả (Mơ hình sử dụng: Probit) + Tuổi tác, phí ngân hàng có tác động ngược chiều đối với việc sử dụng thẻ ghi nợ.

+ Trình độ học vấn, sự thuận tiện có tác động thuận chiều đối với việc sử dụng thẻ ghi nợ.

hơn nam giới. Jamshidi, D.

and Hussin, N., (2012)

Khung lý thuyết của việc chấp nhận sử dụng thẻ tín dụng ở Malaysia

+ Sự tin tưởng: hàm ý hiệu quả mong đợi, có tác động đến sự chấp nhận sử dụng thẻ tín dụng. + Thái độ tác động đến sự chấp nhận sử dụng thẻ tín dụng Cankaya, S. et al., (2011)

Ảnh hưởng của giới tính đối với việc sử dụng thẻ tín dụng của sinh viên đại học ở Thổ Nhĩ Kỳ Giới tính có tác động đến việc sử dụng thẻ tín dụng, tuy nhiên ảnh hưởng chưa rõ ràng. Sari, M. and Rofaida, R., (2011) Những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng thẻ tín dụng của sinh viên đại học ở Indonesia

(Mơ hình sử dụng: TPB)

+ Sự nhận thức tính hữu dụng, thái độ, chuẩn mực chủ quan và sự kiểm soát hành vi nhận thức tác động thuận chiều đến hành vi sử dụng thẻ.

Barker, A. T. and Sekerkaya, A., (1993)

Xu hướng tồn cầu hóa trong việc sử dụng thẻ tín dụng: trường hợp ở một nền kinh tế đang phát triển (Thổ Nhĩ Kỳ)

Sự thuận tiện, khả năng tương thích, tính dễ sử dụng có ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng. Safakli, O. V., (2007) Những yếu tố thúc đẩy việc chấp nhận và sử dụng thẻ tín dụng: bằng chứng ở phía Bắc đảo Síp

Sự thuận tiện, sự dễ sử dụng, an toàn là những yếu tố chính thúc đẩy việc chấp nhận sử dụng thẻ.

Thomas, T. D. et al. (2013)

Ứng dụng mơ hình UTAUT trong việc giải thích sự chấp nhận giáo dục thông qua thiết bị di động ở Guyana

Điều kiện thuận tiện và thái độ có tác động mạnh đối với sự chấp nhận giáo dục thông qua thiết bị di động.

Yeow, P. H. P. et al., (2008) Sự chấp nhận sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến ở Australia (Mô hình sử dụng: UTAUT)

+ Hiệu quả mong đợi, nỗ lực mong đợi, điều kiện thuận tiện, sự tin cậy, sự tự tin vào năng lực của bản thân, sự lo lắng ảnh hưởng đến sự chấp nhận sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến.

+ Ảnh hưởng xã hội khơng có nhiều tác động đến sự chấp nhận sử dụng. Safeena, R. et

al., (2013)

Kết hợp mơ hình TAM và TPB trong nghiên cứu sự chấp nhận dịch vụ ngân hàng điện tử

Sự nhận thức tính dễ sử dụng, sự nhận thức tính hữu dụng, thái độ, chuẩn mực chủ quan và sự kiểm soát hành vi nhận thức là quan trọng trong việc giải thích sự chấp nhận sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử.

(Nguồn: Tổng hợp bởi tác giả)

Bên cạnh các yếu tố chính tác động đến sự chấp nhận và sử dụng cơng nghệ nói chung và thẻ nói riêng thì cịn một số yếu tố khác đóng vai trị kiểm sốt đối với sự tác động này. Các yếu tố đó gọi là các yếu tố nhân khẩu học như tuổi tác, giới tính, trình độ học vấn, kinh nghiệm, tình trạng hơn nhân….

Theo nghiên cứu của Min, Q. et al. (2008) về “Sự chấp nhận thương mại điện tử trên các thiết bị di động ở Trung Quốc” sử dụng mơ hình UTAUT cho rằng các biến nhân khẩu học có tác động đến quyết định lựa chọn sử dụng thương mại điện tử. Hoặc nghiên cứu của Khalid, J. et al. (2013) về “Những trở ngại ảnh hưởng đến việc chấp nhận và sử dụng thẻ tín dụng ở Pakistan” cho rằng các biến nhân khẩu học như thu nhập, tuổi tác, giới tính,… có tác động đến quyết định chấp nhận và sử dụng thẻ tín dụng, tuy nhiên thu nhập là có tác động mạnh nhất. Gan, L. L. et al. (2008) cũng cho rằng nữ giới có xu hướng sử dụng thẻ tín dụng nhiều hơn nam giới.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tác động đến khả năng chấp nhận sử dụng thẻ tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh nhơn trạch (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)