Phân tích hồi quy

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tác động đến khả năng chấp nhận sử dụng thẻ tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh nhơn trạch (Trang 73 - 76)

Chương 2 LÝ LUẬN TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

4.4. Kết quả nghiên cứu

4.4.5. Phân tích hồi quy

Phân tích hồi quy có mục đích là tìm quan hệ giữa biến phụ thuộc và biến độc lập, từ đó tiến hành kiểm định các giả thuyết đã đặt ra và xác định cụ thể trọng số của từng nhân tố độc lập tác động đến nhân tố phụ thuộc. Dựa vào đó đưa ra được phương trình hồi quy, xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố độc lập lên nhân tố phụ thuộc.

Căn cứ vào các bước phân tích nhân tố khám phá, phân tích tương quan,…, tác giả xây dựng mơ hình hồi quy tuyến tính bội như sau:

YD = β0+ β1 * HQ + β2 * NL + β3 * AH + β4 * DK + β5 * TC + β6 * TK + ε

Trong đó:

- Biến phụ thuộc: Ý định hành vi sử dụng (YD)

- Biến độc lập: Hiệu quả mong đợi (HQ), Nỗ lực mong đợi (NL), Ảnh hưởng của xã hội (AH), Điều kiện thuận tiện (DK), Sự tin cậy (TC), Thiết kế của thẻ (TK).

- βi: Hệ số hồi quy.

- ε: sai số và những yếu tố khác chưa biết

Sử dụng phương pháp Enter để đưa tất cả các nhân tố vào chạy hồi quy cùng một lúc. Chi tiết kết quả phân tích hồi quy được trình bày như sau:

Bảng 4.18 Kết quả phân tích hồi quy

Variables Entered/Removedb

Model Variables Entered Variables Removed Method

1 TK, AH, NL, TC, HQ, DKa . Enter

Model Summaryb

Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate

ANOVAb

Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.

1 Regression 142,074 6 23,679 79,532 ,000a

Residual 74,730 251 ,298

Total 216,804 257

(Nguồn:kết quả phân tích của tác giả)

Tóm tắt kết quả:

- Kiểm định F ở bảng ANOVA với sig. < 0,05 nên ta chấp nhận giả thuyết H1, nghĩa là có ít nhất một biến độc lập ảnh hưởng đến biến phụ thuộc. Do đó mơ hình hồi quy tuyến tính xây dựng được phù hợp với tổng thể.

- Hệ số R2 là 0,655 và hệ số R2 hiệu chỉnh là 0,647 đều lớn hơn 0,5 do đó mơ hình hồi quy là phù hợp. Riêng hệ số R2 hiệu chỉnh = 0,647, nghĩa là 64,7% sự chấp nhận sử dụng thẻ VCB của khách hàng cá nhân được giải thích bởi sáu nhân tố được đưa vào mơ hình.

Các hệ số hồi quy của từng biến độc lập như sau:

Bảng 4.19 Tóm tắt kết quả phân tích hồi quy

Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa Hệ số hồi quy chuẩn hóa t Sig. VIF B Sai số chuẩn Beta Hằng số -1,299 ,224 -5,801 ,000 HQ ,352 ,042 ,365 8,413 ,000 1,370 NL ,198 ,044 ,187 4,470 ,000 1,269 AH ,133 ,040 ,129 3,366 ,001 1,073 DK ,225 ,053 ,191 4,256 ,000 1,462 TC ,275 ,038 ,296 7,244 ,000 1,219 TK ,124 ,042 ,113 2,943 ,004 1,064

Căn cứ vào hệ số Beta chuẩn hóa ở bảng trên của từng nhân tố, ta thấy các hệ số Beta này đều dương và có ý nghĩa thống kê Sig. < 0,05, điều này có nghĩa là các nhân tố được đưa vào mơ hình đều có tác động cùng chiều đối với biến phụ thuộc là YD – ý định sử dụng thẻ VCB.

Độ lớn của hệ số Beta cũng được thể hiện theo độ lớn giảm dần của từng nhân tố như sau: HQ > TC > DK > NL > AH > TK. Cụ thể, tác động của nhân tố hiệu quả mong đợi đối với ý định sử dụng thẻ VCB là lớn nhất với hệ số βHQ = 0,365, tiếp theo là sự tin cậy (βTC = 0,296), điều kiện thuận tiện (βDK = 0,191), nỗ lực mong đợi (βNL = 0,187), ảnh hưởng của xã hội (βAH = 0,129) và cuối cùng là thiết kế của thẻ với βTK = 0,113 cho thấy thiết kế của thẻ cũng có tác động đến ý định sử dụng thẻ VCB tuy nhiên mức độ tác động là thấp nhất trong các nhân tố đưa vào mơ hình. Cũng theo kết quả hồi quy cho thấy, hệ số phóng đại phương sai – VIF của từng nhân tố đều < 2 cho thấy mơ hình khơng xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến.

Từ kết quả hồi quy, khả năng chấp nhận sử dụng thẻ VCB được biểu diễn qua công thức theo hệ số beta chuẩn hóa như sau:

YD = 0,365 * HQ + 0,187 * NL + 0,129 * AH + 0,191 * DK + 0,296 * TC + 0,113 * TK + ε

Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu đã đặt ra như sau:

Bảng 4.20 Kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu

Giả thuyết nghiên cứu Kết quả

H1: Nếu hiệu quả mong đợi về dịch vụ thẻ của VCB Nhơn Trạch tăng (giảm) thì ý định sử dụng dịch vụ thẻ cũng tăng (giảm) theo. Nói cách khác, hiệu quả mong đợi và ý định sử dụng thẻ có mối quan hệ đồng biến.

Chấp nhận (p < 0,05)

H2: Nếu nỗ lực mong đợi về dịch vụ thẻ của VCB Nhơn Trạch tăng (giảm) thì ý định sử dụng dịch vụ thẻ cũng tăng (giảm) theo.

Chấp nhận (p < 0,05) H3: Ảnh hưởng xã hội có mối quan hệ đồng biến với Ý định sử dụng dịch

vụ, nghĩa là ảnh hưởng xã hội của khách hàng sử dụng dịch vụ thẻ của VCB Nhơn Trạch tăng (giảm) thì Ý định sử dụng dịch vụ cũng tăng (giảm).

Chấp nhận (p < 0,05)

Nhơn Trạch tăng (giảm) thì Ý định sử dụng dịch vụ cũng tăng (giảm), tức là điều kiện thuận tiện có mối quan hệ đồng biến đối với ý định sử dụng dịch vụ thẻ.

(p < 0,05)

H5: Nếu sự tin cậy đối với việc sử dụng dịch vụ thẻ của VCB Nhơn Trạch tăng (giảm) thì Ý định sử dụng dịch vụ cũng tăng (giảm) do sự tin cậy và ý định sử dụng có mối quan hệ thuận chiều.

Chấp nhận (p < 0,05)

H6: Nếu thiết kế của thẻ VCB bắt mắt, rõ ràng và thu hút người sử dụng thì ý định sử dụng thẻ tăng. Nghĩa là, thiết kế của thẻ có mối quan hệ đồng biến đối với ý định sử dụng thẻ VCB để thanh toán của khách hàng.

Chấp nhận (p < 0,05)

(Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tác động đến khả năng chấp nhận sử dụng thẻ tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh nhơn trạch (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)