Đánh giá sự phù hợp của mơ hình

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của công chức với tổ chức tại cục hải quan cà mau (Trang 58)

Mơ hình R R2 R2 điều chỉnh Ước lượng độ

lệch chuẩn Durbin-Watson

1 0.782a 0.611 0.598 0.54836 1.468

(Nguồn: Xử lý dữ liệu trên SPSS)

47

hình là 59.8%, có thể nói 05 yếu tố là CB, KT, DT, TC, CT giải thích được khoảng 59.8% phương sai của biến phụ thuộc là sự gắn kết của cơng chức với tổ chức. Cịn 40.2% sự gắn kết của công chức xuất phát từ các yếu tố khác chưa được đưa vào mơ hình nghiên cứu.

Kiểm định Durbin-Watson được thực hiện để kiểm định tương quan giữa các phần dư. Nếu các phần dư khơng có tương quan chuỗi bậc nhất với nhau thì giá trị d sẽ gần bằng 2 (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Theo kết quả hồi quy ở Bảng 4.8 cho thấy giá trị d = 1.468 nên có thể kết luận khơng có tương quan giữa các phần dư, mơ hình khơng vi phạm giả định về hiện tượng tự tương quan.

4.4.2.2. Kiểm định độ phù hợp của mơ hình

Bảng 4.9: Kiểm định độ phù hợp của mơ hình

Mơ hình Tổng bình phương Bậc tự do df Trung bình bình phương F Sig. 1 Hồi quy 68.606 5 13.721 45.631 0.000b Số dư 43.601 145 0.301 Tổng 112.207 150 a. Biến phụ thuộc: GK b. Dự báo: (Hằng số), CT, KT, CB, DT, TC

(Nguồn: Xử lý dữ liệu trên SPSS)

Theo kết quả từ Bảng 4.9 ANOVA cho thấy giá trị kiểm định F = 45.631 với mức ý nghĩa sig. = 0.000 < 0.05. Vì vậy mơ hình hồi quy là phù hợp với dữ liệu nghiên cứu.

4.4.2.3. Kết quả phân tích hồi quy

Để so sánh mức độ tác động của các biến độc lập vào biến phụ thuộc, ta dùng hệ số hồi quy chuẩn hóa β ký hiệu trong SPSS. Theo Nguyễn Đình Thọ (2013), biến độc lập nào có hệ số β càng lớn có nghĩa là biến đó tác động mạnh vào biến phụ thuộc.

48

Để kiểm định 05 yếu tố công bằng trong tổ chức, khen thưởng và ghi nhận, đào tạo và phát triển, sự hỗ trợ của tổ chức, sự hỗ trợ của cấp trên ảnh hưởng đến sự gắn kết của cơng chức với tổ chức, yếu tố nào có hệ số hồi quy chuẩn hóa càng cao thì nó ảnh hưởng đến sự gắn kết của công chức với tổ chức càng cao.

Bảng 4.10: Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính bội

Mơ hình

Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa

Hệ số hồi quy đã

chuẩn hóa Giá trị

t Sig. Thống kê đa cộng tuyến B Độ lệch chuẩn Beta Dung sai VIF 1 Hằng số -1.443 0.398 -3.626 0.000 CB 0.331 0.053 0.342 6.212 0.000 0.885 1.130 KT 0.218 0.069 0.179 3.158 0.002 0.830 1.205 DT 0.083 0.073 0.062 1.140 0.256 0.902 1.108 TC 0.688 0.083 0.478 8.261 0.000 0.801 1.249 CT 0.086 0.043 0.108 2.032 0.044 0.949 1.054 a. Biến phụ thuộc: GK

(Nguồn: Xử lý dữ liệu trên SPSS)

Kết quả phân tích các hệ số hồi quy tuyến tính cho thấy trong 05 yếu tố đo lường mức độ gắn kết của công chức với tổ chức có 01 yếu tố (DT) có mức ý nghĩa Sig. = 0.256 > 0.05 nên giả thuyết này khơng được chấp nhận; cịn lại 04 yếu tố (CB), (KT), (TC), (CT) đều có mức ý nghĩa Sig. < 0.05 nên đều có ảnh hưởng đến sự gắn kết với tổ chức.

Yếu tố Đào tạo và phát triển (DT) khơng có ý nghĩa thống kê có thể được giải thích là do xét ở góc độ thực tiễn tại Cục Hải quan Cà Mau, khi mỗi cán bộ công chức được tuyển dụng vào ngành đều được đào tạo qua lớp nghiệp vụ hải quan tổng hợp, qua quá trình làm việc ở từng nhiệm vụ, vị trí khác nhau mà được tham gia học tập các lớp nghiệp vụ chuyên ngành, các khóa đào tạo chuyên sâu cũng như được đi thực

49

tế để học hỏi kinh nghiệm từ các hải quan tỉnh bạn nhằm phục vụ tốt cho cơng việc; do đó, yếu tố Đào tạo và phát triển trong mơ hình nghiên cứu khơng có ý nghĩa thống kê.

Như vậy trong 05 giả thuyết đặt ra trong mơ hình nghiên cứu chính thức ta chấp nhận 04 giả thuyết: Cơng bằng trong tổ chức (CB), Khen thưởng và ghi nhận (KT), Sự hỗ trợ của tổ chức (TC), Sự hỗ trợ của cấp trên (CT).

Phương trình hồi quy tuyến tính bội: các hệ số chuẩn hóa ở Bảng 4.10 cho thấy sự gắn kết của công chức với tổ chức ảnh hưởng bới các yếu tố thể hiện qua phương trình sau:

GK = 0.342*CB + 0.179*KT + 0.478*TC + 0.108*CT Trong đó:

* Biến phụ thuộc: Sự gắn kết với tổ chức (GK)

* Biến độc lập: Công bằng trong tổ chức (CB), Khen thưởng và ghi nhận (KT), Sự hỗ”trợ của tổ chức (TC), Sự hỗ trợ của cấp trên (CT).

Trong phương trình hồi quy, ta thấy các hệ số hồi quy mang dấu dương thể hiện các yếu tố trong mơ hình hồi quy trên đều ảnh hưởng đến sự gắn kết của công chức với tổ chức và chúng có mối quan hệ tuyến tính với nhau. Trong đó mức độ ảnh hưởng cao nhất đối với gắn kết cơng chức đó là yếu tố Sự hỗ trợ của tổ chức (có hệ số β = 0.478), kế tiếp là yếu tố Công bằng trong tổ chức (β = 0.342), yếu tố Khen thưởng và ghi nhận (β = 0.179) và cuối cùng là yếu tố Sự hỗ trợ của cấp trên (β = 0.108).

Để đảm bảo độ tin cậy mơ hình hồi quy của mẫu nghiên cứu, ta cần kiểm tra các giả định trong phân tích hồi quy.

4.4.2.4. Kiểm tra các giả định hồi quy * Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến * Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến

50

để kiểm tra hiện tượng này ta dùng hệ số phóng đại phương sai VIF. Hệ số VIF càng nhỏ thì khả năng đa cộng tuyến sẽ giảm, thông thường hệ số VIF < 10. Tại Bảng 4.10 hệ số VIF của các biến độc lập đều nhỏ hơn 2, cho nên trong mơ hình khơng có hiện tượng đa cộng tuyến.

* Kiểm định phân phối chuẩn của phần dư

Hình 4.1: Đồ thị Histogram

Đồ thị Histogram ở Hình 4.1 cho ta thấy trong mơ hình hồi quy có kết quả độ lệch chuẩn Std.Dev. = 0.983 gần bằng 1 và phân phối chuẩn của phần dư (Mean) gần bằng 0. Vì vậy xác định phần dư có phân phối chuẩn được chấp nhận.

51

Theo quan sát trên biểu đồ Hình 4.2 ta thấy các phần dư phân tán ngẫu nhiên quanh trục 0 (tức quanh giá trị trung bình của phần dư) trong một phạm vi khơng đổi. Điều này có nghĩa là phương sai của phần dư là không đổi.

Kết quả kiểm định giả thuyết

Mơ hình nghiên cứu ban đầu về các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của công chức với tổ chức tại Cục Hải quan Cà Mau có 05 giả thuyết cần kiểm định (H1, H2, H3, H4, H5). Qua q trình kiểm định thang đo, kết quả có 01 biến quan sát đã bị loại khỏi thang đo do không đạt yêu cầu. Từ 05 biến độc lập đưa vào phân tích hồi quy, kết quả cho thấy biến Đào tạo và phát triển (DT) là khơng có ý nghĩa thống kê, 04 biến độc lập cịn lại đều tham gia giải thích cho biến phụ thuộc sự gắn kết của cơng chức với tổ chức. Như vậy, ta có kết quả kiểm định các giả thuyết của mơ hình nghiên cứu như sau:

Bảng 4.11: Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết

Giả thuyết Phát biểu Beta chuẩn hóa Kết quả H1

Đào tạo và phát triển”ảnh hưởng tích cực đến gắn kết của công chức với tổ chức 0.062 Bác bỏ H1 (Sig. =0.256 > 0.05) H2 Sự hỗ trợ cấp trên”ảnh hưởng tích cực đến gắn kết của cơng chức với tổ chức

0.108 Chấp nhận H2 (Sig. = 0.044 < 0.05)

H3

Khen thưởng và ghi nhận ảnh hưởng tích cực đến gắn kết của công chức với tổ chức 0.179 Chấp nhận H3 (Sig. = 0.002 < 0.05) H4 Công bằng trong tổ chức”ảnh hưởng tích cực đến gắn kết của công chức với tổ chức 0.342 Chấp nhận H4 (Sig. = 0.000 < 0.05) H5 Sự hỗ trợ của tổ”chức ảnh hưởng tích cực đến gắn kết của cơng chức với tổ chức 0.478 Chấp nhận H5 (Sig. = 0.000 < 0.05)

52

Từ kết quả phân tích hồi quy ta thấy:

Giả thuyết H1: Đào tạo và phát triển, căn cứ vào kết quả hồi quy giả thuyết này bị bác bỏ do mức ý nghĩa Sig. = 0.256 > 0.05, không thõa điều kiện nên loại ra khỏi mơ hình. Yếu tố này có thể được giải thích do xét ở góc độ thực tiễn tại Cục Hải quan Cà Mau, khi mỗi cán bộ công chức được tuyển dụng vào ngành đều được đào tạo qua lớp nghiệp vụ hải quan tổng hợp để có những kiến thức cơ bản để phục vụ cơng việc chun mơn, qua q trình làm việc ở từng nhiệm vụ, vị trí khác nhau mà được tham gia học tập các lớp nghiệp vụ chính, chuyên ngành, học hỏi kinh nghiệm thực tế, bên cạnh đó cịn được đào tạo các lớp nghiệp vụ chuyên sâu nhằm phục vụ tốt cho cơng việc, do đó yếu tố này khơng ảnh hưởng đến mức độ gắn kết của công chức với tổ chức.

Giả thuyết H2: Sự hỗ trợ của cấp trên, căn cứ vào kết quả hồi quy giả thuyết này được chấp nhận với hệ số β = 0.108 với mức ý nghĩa Sig. = 0.044 < 0.05. Như vậy, ta có thể thấy rằng đối với cấp trên là những người lãnh đạo trực tiếp của nhân viên, là người luôn quan tâm sát sao trong mọi việc của cấp dưới chính vì vậy nếu như cấp trên có sự quan tâm đúng mực, thấu hiểu tâm tư nguyện vọng của nhân viên mình thì tất nhiên mức độ gắn kết của nhân viên với tổ chức càng cao.

Giả thuyết H3: Khen thưởng và ghi nhận, căn cứ vào kết quả hồi quy giả thuyết này được chấp nhận với hệ số β = 0.179 với mức ý nghĩa Sig. = 0.002 < 0.05. Khi nhân viên có tinh thần trách nhiệm, ln nỗ lực hết mình trong cơng việc, mang lại hiệu quả cao và nổi bậc. Những thành quả đó được đánh giá cao và được tổ chức cơng nhận, sẽ có những hình thức khen thưởng xứng đáng, có thể chỉ với hình thức khen thưởng bằng tinh thần điều đó cũng làm cho nhân viên càng muốn cống hiến nhiều hơn và gắn kết với tổ chức hơn.

Giả thuyết H4: Công bằng trong tổ chức, căn cứ vào kết quả hồi quy giả thuyết này được chấp nhận với hệ số β = 0.342 với mức ý nghĩa Sig. = 0.000 < 0.05. Yếu tố công bằng luôn quan trọng ở bất kỳ tổ chức nào, được đối xử công bằng, đánh giá cơng bằng thì nhân viên sẽ gắn kết nhiều hơn.

53

Giả thuyết H5: Sự hỗ trợ của tổ chức, căn cứ vào kết quả hồi quy giả thuyết này được chấp nhận với hệ số β = 0.478 với mức ý nghĩa Sig. = 0.000 < 0.05. Đây là giả thuyết có kết quả hồi quy cao nhất, nếu tổ chức chú trọng giúp đỡ, hỗ trợ về mọi mặt trong công việc cũng như đời sống của cán bộ cơng chức từ đó họ tin tưởng vào tổ chức, an tâm cơng tác thì mức độ gắn kết sẽ cao hơn.

4.5. Kiểm định sự khác biệt về gắn kết nhân viên với tổ chức với các biến định tính định tính

Đối với kiểm định sự khác biệt ở nhóm giới tính có hai thuộc tính Nam và Nữ, bài nghiên cứu sử dụng kiểm định Independent T-Test. Áp dụng phương pháp phân tích phương sai ANOVA cho nhóm độ tuổi, trình độ học vấn và thâm niên cơng tác. Kết quả kiểm định được trình bày ở (phụ lục 9).

4.5.1. Kiểm định sự khác biệt theo giới tính

Bảng 4.12: Kết quả kiểm định sự khác biệt theo giới tính

Kiểm định

Levene's Kiểm định t-test Giá trị kiểm định (F) Mức ý nghĩa (Sig.) Giá trị (t) Số bậc tự do (df) Mức ý nghĩa (Sig.) Khác biệt trung bình Khác biệt sai số chuẩn Độ tin cậy 95% Cận dưới Cận trên GK Giả định phương sai bằng nhau 3.961 0.048 -1.219 149 0.225 -.18198 0.14932 -0.47703 0.11307 Giả định phương sai không bằng nhau -1.315 119.635 0.191 -.18198 0.13836 -0.45593 .09197

(Nguồn: Xử lý dữ liệu trên SPSS)

Kiểm định Levene's Test được tiến hành với giả thuyết H0 rằng phương sai của hai tổng thể bằng nhau. Kết quả kiểm định tại Bảng 4.12 có giá trị Sig. = 0.048 < 0.05 cho thấy phương sai của hai giới tính là khơng đồng nhất. Vì vậy, trong kết quả

54

kiểm định Independent Samples Test tác giả sử dụng kết quả phương sai khơng đồng nhất có giá trị sig. = 0.191 > 0.05. Vì vậy khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về gắn kết với tổ chức của những nhân viên có giới tính khác nhau.

Đối chiếu với ý kiến các cá nhân trong buổi thảo luận nhóm cũng đã có những nhận định phù hợp với kết quả nêu trên. Các cá nhân dù nam hay nữ họ đều cùng quan điểm và cho rằng cán bộ công chức gắn kết với tổ chức hơn nếu tổ chức đó có sự quan tâm đến nhân viên, một tổ chức ln cơng bằng và có những phúc lợi tốt, cấp trên ln hiểu và chia sẽ…, khơng có sự khác biệt trong yếu tố giới tính đến mức độ gắn kết của nhân viên với tổ chức.

4.5.2. Kiểm định sự khác biệt theo nhóm độ tuổi

Bảng 4.13: Kiểm định Levene’s giữa các nhóm độ tuổi

Thống kê Levene df1 df2 Sig.

1.628 2 148 0.200

(Nguồn: Xử lý dữ liệu trên SPSS)

Theo kết quả kiểm định Levene Bảng 4.13 giữa các nhóm độ tuổi có mức ý nghĩa Sig. = 0.2 > 0.05, do đó chưa thấy có sự khác biệt về phương sai của nhóm độ tuổi. Vì vậy, kết quả phân tích ANOVA có thể sử dụng được.

Bảng 4.14: Kết quả kiểm định ANOVA giữa các nhóm độ tuổi

Tổng bình phương Bậc tự do (df) Trung bình bình phương Giá trị kiểm định (F) Mức ý nghĩa (Sig.) Giữa các nhóm 1.816 2 0.908 1.217 0.299 Trong nhóm 110.392 148 0.746 Tổng 112.207 150

(Nguồn: Xử lý dữ liệu trên SPSS)

Kết quả kiểm định phương sai One – Way Anova Bảng 4.14 với mức ý nghĩa Sig. = 0.299 > 0.05 cho nên ta kết luận chưa thấy có sự khác biệt về mặt thống kê

55

giữa các nhóm độ tuổi đối với gắn kết với tổ chức.

Đối chiếu với ý kiến các cá nhân trong buổi thảo luận nhóm cũng đã có những nhận định tương tự như đối với giới tính. Khơng có sự khác biệt trong yếu tố độ tuổi đến sự gắn kết của công chức với tổ chức. Cục Hải quan Cà Mau luôn quan tâm về mọi mặt cho cán bộ công chức, luôn công bằng trong công việc…, các điều kiện này có tác động tích cực đến sự gắn kết của cơng chức với tổ chức. Do đó, cho dù ở nhóm độ tuổi nào thì các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết với tổ chức là như nhau.

4.5.3. Kiểm định sự khác biệt theo nhóm trình độ học vấn

Bảng 4.15: Kiểm định Levene’s giữa các nhóm trình độ học vấn

(Nguồn: Xử lý dữ liệu trên SPSS)

Theo kết quả kiểm định Levene Bảng 4.15 giữa các nhóm trình độ học vấn có mức ý nghĩa Sig. = 0.249 > 0.05, do đó khơng có sự khác biệt về phương sai của nhóm. Vì vậy, kết quả phân tích ANOVA có thể sử dụng được.

Bảng 4.16: Kết quả kiểm định ANOVA giữa các nhóm trình độ học vấn

Tổng bình phương Bậc tự do (df) Trung bình bình phương Giá trị kiểm định (F) Mức ý nghĩa (Sig.) Giữa các nhóm 20.691 3 6.897 11.078 0.000 Trong nhóm 91.516 147 0.623 Tổng 112.207 150

(Nguồn: Xử lý dữ liệu trên SPSS)

Kết quả kiểm định phương sai One – Way Anova Bảng 4.16 với mức ý nghĩa Sig. = 0.000 < 0.05 cho nên ta kết luận có sự khác biệt giữa các nhóm độ trình độ học vấn với gắn kết với tổ chức. Điều này có thể lí giải, trong tổ chức các đối tượng có trình độ từ cao đẳng trở xuống hoặc những nhân viên hợp đồng lao động là những đối tượng chưa được vào biên chế trong đơn vị nên thường có tâm lý chưa được an tâm trong công tác như những cơng chức đã có biên chế, vì họ khơng biết khi nào sẽ bị

Thống kê Levene df1 df2 Sig.

56

cắt giảm hợp đồng lao động. Do đó, có cơ sở để nói rằng các nhóm có trình độ học vấn khác nhau thì mức độ gắn kết với tổ chức là khác nhau. Tuy nhiên ban lãnh đạo Cục Hải quan Cà Mau cần tạo mọi điều kiện cho những đối tượng này được học tập nâng cao trình độ, tạo cơ hội được tham gia các kỳ thi tuyển cơng chức, được chính

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của công chức với tổ chức tại cục hải quan cà mau (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)