Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của công chức với tổ chức tại cục hải quan cà mau (Trang 63 - 65)

Giả thuyết Phát biểu Beta chuẩn hóa Kết quả H1

Đào tạo và phát triển”ảnh hưởng tích cực đến gắn kết của cơng chức với tổ chức 0.062 Bác bỏ H1 (Sig. =0.256 > 0.05) H2 Sự hỗ trợ cấp trên”ảnh hưởng tích cực đến gắn kết của công chức với tổ chức

0.108 Chấp nhận H2 (Sig. = 0.044 < 0.05)

H3

Khen thưởng và ghi nhận ảnh hưởng tích cực đến gắn kết của công chức với tổ chức 0.179 Chấp nhận H3 (Sig. = 0.002 < 0.05) H4 Công bằng trong tổ chức”ảnh hưởng tích cực đến gắn kết của công chức với tổ chức 0.342 Chấp nhận H4 (Sig. = 0.000 < 0.05) H5 Sự hỗ trợ của tổ”chức ảnh hưởng tích cực đến gắn kết của cơng chức với tổ chức 0.478 Chấp nhận H5 (Sig. = 0.000 < 0.05)

52

Từ kết quả phân tích hồi quy ta thấy:

Giả thuyết H1: Đào tạo và phát triển, căn cứ vào kết quả hồi quy giả thuyết này bị bác bỏ do mức ý nghĩa Sig. = 0.256 > 0.05, không thõa điều kiện nên loại ra khỏi mơ hình. Yếu tố này có thể được giải thích do xét ở góc độ thực tiễn tại Cục Hải quan Cà Mau, khi mỗi cán bộ công chức được tuyển dụng vào ngành đều được đào tạo qua lớp nghiệp vụ hải quan tổng hợp để có những kiến thức cơ bản để phục vụ công việc chun mơn, qua q trình làm việc ở từng nhiệm vụ, vị trí khác nhau mà được tham gia học tập các lớp nghiệp vụ chính, chuyên ngành, học hỏi kinh nghiệm thực tế, bên cạnh đó cịn được đào tạo các lớp nghiệp vụ chuyên sâu nhằm phục vụ tốt cho cơng việc, do đó yếu tố này khơng ảnh hưởng đến mức độ gắn kết của công chức với tổ chức.

Giả thuyết H2: Sự hỗ trợ của cấp trên, căn cứ vào kết quả hồi quy giả thuyết này được chấp nhận với hệ số β = 0.108 với mức ý nghĩa Sig. = 0.044 < 0.05. Như vậy, ta có thể thấy rằng đối với cấp trên là những người lãnh đạo trực tiếp của nhân viên, là người luôn quan tâm sát sao trong mọi việc của cấp dưới chính vì vậy nếu như cấp trên có sự quan tâm đúng mực, thấu hiểu tâm tư nguyện vọng của nhân viên mình thì tất nhiên mức độ gắn kết của nhân viên với tổ chức càng cao.

Giả thuyết H3: Khen thưởng và ghi nhận, căn cứ vào kết quả hồi quy giả thuyết này được chấp nhận với hệ số β = 0.179 với mức ý nghĩa Sig. = 0.002 < 0.05. Khi nhân viên có tinh thần trách nhiệm, ln nỗ lực hết mình trong công việc, mang lại hiệu quả cao và nổi bậc. Những thành quả đó được đánh giá cao và được tổ chức cơng nhận, sẽ có những hình thức khen thưởng xứng đáng, có thể chỉ với hình thức khen thưởng bằng tinh thần điều đó cũng làm cho nhân viên càng muốn cống hiến nhiều hơn và gắn kết với tổ chức hơn.

Giả thuyết H4: Công bằng trong tổ chức, căn cứ vào kết quả hồi quy giả thuyết này được chấp nhận với hệ số β = 0.342 với mức ý nghĩa Sig. = 0.000 < 0.05. Yếu tố công bằng luôn quan trọng ở bất kỳ tổ chức nào, được đối xử công bằng, đánh giá cơng bằng thì nhân viên sẽ gắn kết nhiều hơn.

53

Giả thuyết H5: Sự hỗ trợ của tổ chức, căn cứ vào kết quả hồi quy giả thuyết này được chấp nhận với hệ số β = 0.478 với mức ý nghĩa Sig. = 0.000 < 0.05. Đây là giả thuyết có kết quả hồi quy cao nhất, nếu tổ chức chú trọng giúp đỡ, hỗ trợ về mọi mặt trong công việc cũng như đời sống của cán bộ cơng chức từ đó họ tin tưởng vào tổ chức, an tâm cơng tác thì mức độ gắn kết sẽ cao hơn.

4.5. Kiểm định sự khác biệt về gắn kết nhân viên với tổ chức với các biến định tính định tính

Đối với kiểm định sự khác biệt ở nhóm giới tính có hai thuộc tính Nam và Nữ, bài nghiên cứu sử dụng kiểm định Independent T-Test. Áp dụng phương pháp phân tích phương sai ANOVA cho nhóm độ tuổi, trình độ học vấn và thâm niên cơng tác. Kết quả kiểm định được trình bày ở (phụ lục 9).

4.5.1. Kiểm định sự khác biệt theo giới tính

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của công chức với tổ chức tại cục hải quan cà mau (Trang 63 - 65)