Thực trạng chất lượng đội ngũ giáo viên môn giáo dục thể chất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lựa chọn giải pháp phát triển phong trào tập luyện môn bóng bàn cho học sinh THPT thành phố vinh nghệ an (Trang 55 - 57)

THPT thành phố Vinh - Nghệ An.

GDTC là một mặt giáo dục có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục con người toàn diện. Là sự tất yếu khách quan tồn tại và phát triển toàn xã hội. Vai trị của người giáo viên nói chung và người giáo viên thể dục nói riêng giữ vai trị vơ cùng quan trọng, họ là người trực tiếp giảng dạy, chỉ bảo hướng dẫn và truyền thụ những cho học sinh kiến thức, tri thức khoa học và kỹ năng về TDTT cũng như các hoạt động khác.Vì vậy người giáo viên góp một phần khơng nhỏ quyết định sự phát triển có hiệu quả trong cơng tác GDTC trong nhà trường.

Vậy muốn phát triển phong trào tập luyện mơn bóng bàn thì cần phải quan tâm tới thực trạng đội ngũ giáo viên thể dục của các trường THPT trên địa bàn thành phố Vinh - Nghệ An. Đề tài tiến hành khảo sát thực trạng chất lượng đội ngũ giáo viên môn giáo dục thể chất của các trường THPT thành phố Vinh - Nghệ An, kết quả được trình bày trong bảng 3.2.

Bảng 3.2. Thực trạng chất lượng đội ngũ giáo viên môn giáo dục thể chất của các trường THPT thành phố Vinh - Nghệ An của các trường THPT thành phố Vinh - Nghệ An

Số lượng

Tổng số giáo viên Thâm niên

công tác Độ tuổi Trình độ chun mơn Nam Nữ Tổng số >10 năm <10 năm >40 30- 40 <30 Thạc sĩ Đại học Cao đẳng n 24 18 42 30 12 12 21 9 2 40 0 Tỷ lệ % 57.1 42.9 100 71.5 28.5 28.5 50 21.5 4.7 95.3 0

Từ kết quả thu được ở bảng 3.2 cho thấy:

+ Tổng số giáo viên GDTC của thành phố Vinh - Nghệ An là: 42 giáo viên (trong đó số giáo viên Nam chiếm 57.1%, giáo viên Nữ chiếm 42.9%)

+ Về trình độ chun mơn: 100% số giáo viên có trình độ Đại học trở lên (trong đó có 02 giáo viên có trình độ thạc sĩ)

Như vậy, trình độ và năng lực chun mơn của giáo viên trong tồn thành phố đảm bảo từ đạt chuẩn kiến thức trở lên. Đó là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển công tác GDTC, phát triển phong trào tập luyện TDTT trong học sinh THPT của thành phố Vinh - Nghệ An.

+ Về thâm niên cơng tác: Chủ yếu có thâm niên giảng dạy trên 10 năm là 30 người chiếm tỷ lệ 71.5%, dưới 10 năm có 12 người chiếm tỷ lệ 28.5%.

Điều đó cho thấy các giáo viên đã có nhiều kinh nghiệm giảng dạy, nếu việc khai thác các tiềm năng của các giáo viên một cách đúng mức thì việc thực hiện công tác GDTC, huấn luyện đội tuyển, chỉ đạo hoạt động, phát triển phong trào tập luyện TDTT sẽ đạt được hiệu quả cao.

+ Về độ tuổi: Số giáo viên GDTC đều còn tương đối trẻ, chủ yếu là giáo viên có tuổi đời từ trên 30 tuổi đến 40 tuổi chiếm tỷ lệ 50%, trên 40 tuổi có 12 người chiếm tỷ lệ 28.5%, dưới 30 tuổi có 9 người chiếm 21.5%. Với đội ngũ giáo viên ngày càng được trẻ hố, với tính năng động, chủ động sáng tạo trong các hoạt động. Đây chính là điều kiện thuận lợi để đội ngũ giáo viên GDTC phát huy thế mạnh của mình để nâng cao chất lượng công tác GDTC, phát triển các hoạt động tập luyện TDTT trong nhà trường.

Do tính chất và u cầu của chương trình giảng dạy giáo viên GDTC phải đảm nhiệm cả nội dung quân sự, nên đội ngũ giáo viên trực tiếp giảng dạy thể dục và hướng dẫn phong trào tập luyện TDTT bị hạn chế và đa số lại là giáo viên nữ. Hơn nữa qua tìm hiểu cho thấy từ khi làm cơng tác giảng dạy tới nay các giáo viên nữ do nghỉ chế độ hoặc con nhỏ nên việc tham gia hướng dẫn tập luyện TDTT, phát triển các phong trào TDTT cịn bị hạn chế. Vì vậy đây cũng là một hạn chế ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển phong trào tập luyện TDTT nói chung và phong trào tập luyện mơn bóng bàn nói riêng.

Như vậy để cơng tác GDTC ngày càng đạt chất lượng cao hơn địi hỏi về phía lãnh đạo nhà trường cần phải quan tâm, tạo điều kiện cho họ để họ có điều kiện phát huy khả năng đã có của mình. Về phía giáo viên giảng dạy không ngừng vươn lên về mặt chun mơn, đồng thời khắc phục về mặt gia đình, có ý

thức xây dựng và tích lũy kinh nghiệm trong thực tế công tác. Như vậy mới đẩy mạnh được phong trào tập luyện TDTT trong nhà trường.

3.1.3. Thực trạng phong trào tập luyện TDTT của học sinh THPT tại thành phố Vinh - Nghệ An thành phố Vinh - Nghệ An

Để đánh giá thực trạng phong trào tập luyện TDTT của học sinh THPT tại thành phố Vinh - Nghệ An, đề tài tiến hành khảo sát thực tế các hoạt động TDTT của học sinh THPT trên địa bàn thành phố Vinh - Nghệ An, đồng thời cũng đã tham khảo các bản báo cáo tổng kết công tác giáo dục thể chất, hoạt động TDTT ngoại khóa trong các năm học của các trường THPT trên địa bàn thành phố Vinh - Nghệ An. Kết quả thu thập được trình bày tại bảng 3.3.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lựa chọn giải pháp phát triển phong trào tập luyện môn bóng bàn cho học sinh THPT thành phố vinh nghệ an (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)