Vai trò của TDTT đối với sức khoẻ của con người

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lựa chọn giải pháp phát triển phong trào tập luyện môn bóng bàn cho học sinh THPT thành phố vinh nghệ an (Trang 26 - 28)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.3. Vai trò của TDTT đối với sức khỏe con người trong xã hội hiện nay

1.3.2. Vai trò của TDTT đối với sức khoẻ của con người

Quan điểm Hồ Chí Minh về vai trị của sức khỏe nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước có giá trị, ý nghĩa sâu sắc. Người khẳng định sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước chủ yếu là do nhân dân. Học thuyết Mác cũng đã khẳng định vai trò của quần chúng nhân dân quyết định sự nghiệp cách mạng. Bác Hồ đã chỉ ra vai trò to lớn của sức khỏe nhân dân: “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khỏe mới thành cơng” và “Nhân dân có sức khỏe thì mọi cơng việc đều làm được tốt”. Người cho rằng, mỗi người dân yếu làm hạn chế tới sức mạnh của đất nước, mỗi người dân khỏe làm nên sức mạnh xây dựng và bảo vệ nước nhà. Điều đó cịn thể hiện trong các hoạt động cụ thể của con người. Chẳng hạn trong lao động sản xuất, trong học tập của học sinh, sinh viên, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh đều cần có sức khỏe. Đó là điều kiện trước hết cho mọi công việc trong xã hội. Bác Hồ chỉ rõ: “Muốn lao động sản xuất tốt, cơng tác và học tập tốt thì cần có sức khỏe”. Trong thực tế, con người có sức khỏe thì mọi cơng việc đều đem lại hiệu quả tốt hơn, tính năng động của con người được phát huy hơn. [49]

Thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Bác nêu luận điểm: “Sức khỏe của cán bộ và nhân dân được bảo đảm thì tinh thần hăng hái. Tinh thần và sức khỏe đầy đủ thì kháng chiến càng nhiều thắng lợi, kiến quốc càng mau thành công”.

Trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, Bác Hồ lại căn dặn: “Phải làm cho nhân dân ta, dân tộc ta có sức khỏe tốt để chiến thắng đế quốc Mỹ”.

Vào cuối tháng 3 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu lên một quan điểm rất quan trọng, có ý nghĩa sâu sắc: “Dân cường thì quốc thịnh”. Mười lăm năm sau, Người nói: “Nếu nhân dân ta ai cũng khỏe thì nước ta mau mạnh giàu”. Sự phát triển của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều do quần chúng nhân dân quyết định. Do đó, nhân tố con người là trung tâm của sự phát triển. Sự cấu thành chất

lượng của nhân tố con người bao hàm nhiều mặt, trong đó yếu tố sức khỏe rất cơ bản. Yếu tố sức khỏe của nhân dân nói chung, của nguồn nhân lực nói riêng có vai trị lớn trong q trình sáng tạo ra của cải vật chất và tinh thần ngày càng dồi dào, phong phú, làm cho đất nước giàu mạnh. “Dân cường thì quốc thịnh” có ý nghĩa như vậy. [49]

Ngày nay, các quan điểm của Bác Hồ về vai trò của sức khỏe nhân dân rất có giá trị. Đảng, Nhà nước ta đã và sẽ tiếp tục phát triển, cụ thể hóa quan điểm này của Người trong các Chỉ thị, Nghị quyết về cơng tác TDTT và y tế. Cuộc vận động “Tồn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” chính là một minh chứng. Đồng thời nhân dân ta cũng có sự nhận thức sâu sắc hơn về việc rèn luyện sức khỏe chính là nâng cao hơn nữa lòng yêu nước của mỗi người dân.

Trước kia, các danh y nước ta cũng đã nhận thức được tầm quan trọng của vận động thân thể đối với sức khoẻ con người. Tuệ Tĩnh khuyên mọi người muốn bảo dưỡng và tăng cường sức khoẻ thì phải giữ gìn tinh, khí, thần, tâm và vận động thân thể thì con người mới khoẻ mạnh. Hải Thượng Lãn Ơng cũng nói lên sự cần thiết phải vận động thân thể để có sức khoẻ như: luyện thân, luyện khí làm cho khí huyết lưu thơng, chân tay cứng cáp, tinh thần thoải mái.

Các nhà sinh lý học cho rằng nếu con người ít vận động, lười biếng luyện tập thể dục thể thao thì ở tuổi 30 có nguy cơ bị tổn thương ở khớp, tổn thương này tăng dần theo tuổi tác và sự suy thối sẽ cịn tăng nhanh đối với người không vận động và kéo theo sự già nua của cơ thể con người.

Ngoài việc tăng cường sức đề kháng và năng lực thích ứng của cơ thể con người, thể dục thể thao có vai trị to lớn trong việc nâng cao sức khoẻ toàn diện cho con người. Sức khoẻ toàn diện là sự phát triển đầy đủ các tố chất thể lực như: Sức nhanh, sức mạnh, sức bền bỉ dẻo dai và sự khéo léo. Những yếu tố này chỉ có thể đạt được nhờ luyện tập thể dục thể thao thường xuyên. Khi con người có sức khoẻ tồn diện thì sẽ nâng cao được năng lực thể chất. Năng lực thể chất có vai trị hết sức quan trọng trong cuộc sống, trong lao động, trong cơng tác và trong học tập. Có năng lực thể chất tốt sẽ giúp cho con người vượt qua được mọi

khó khăn, hồn thành tốt được mọi cơng việc. Muốn có năng lực thể chất tốt địi hỏi con người phải có lịng kiên trì, phải có quyết tâm cao trong việc rèn luyện thân thể. Bản thân Người, có những lúc bị yếu mệt, nhưng Người vẫn cố gắng dậy vận động thân thể, tập một số động tác thể dục nhẹ nhàng, hoặc đi bộ, tập leo núi...

Chính vì thể dục thể thao có vai trị quan trọng trong việc nâng cao sức khoẻ con người, nên Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu phong trào thể dục thể thao phải trở thành phong trào chung của toàn dân. Người kêu gọi toàn dân luyện tập thể dục thể thao, rèn luyện thân thể khoẻ mạnh thì mới đủ sức tham gia mọi công tác cách mạng. Người nói: “Mỗi một người dân yếu ớt, tức là làm cho cả nước yếu ớt một phần; mỗi một người dân mạnh khoẻ, tức là góp phần cho cả nước mạnh khoẻ”. Điều đó có ý nghĩa sâu sắc không chỉ về sức khoẻ của nhân dân, mà cả về vật chất và tinh thần của dân tộc. [49]

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lựa chọn giải pháp phát triển phong trào tập luyện môn bóng bàn cho học sinh THPT thành phố vinh nghệ an (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)