ĐỐI TƯỢNG, P2 VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lựa chọn giải pháp phát triển phong trào tập luyện môn bóng bàn cho học sinh THPT thành phố vinh nghệ an (Trang 49 - 52)

ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu:

Giải pháp phát triển phong trào tập luyện bóng bàn cho học sinh THPT thành phố Vinh - Nghệ An.

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu:

- Khách thể của đối tượng nghiên cứu: Đề tài tiến hành trên các nhóm sau: + Các chuyên gia, các nhà quản lý, các nhà sư phạm, các giáo viên, đã và đang làm công tác tổ chức, quản lý, giảng dạy TDTT tại các trường Đại học TDTT và các trường phổ thông

+ Học sinh THPT thành phố Vinh - Nghệ An - Quy mô nghiên cứu bao gồm:

+ Số lượng mẫu nghiên cứu: 700 học sinh THPT thành phố Vinh - Nghệ An.

+ Đối tượng phỏng vấn: 50 chuyên gia, nhà quản lý, các nhà sư phạm, các giáo viên

2.2. Phương pháp nghiên cứu.

Để giải quyết các mục tiêu nêu trên trong quá trình nghiên cứu, đề tài sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

2.2.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu.

* Mục đích sử dụng: Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu khoa

học là một phương pháp nghiên cứu được sử dụng rộng rãi trong các cơng trình nghiên cứu sư phạm nhằm mục đích tiếp thu các nguồn thơng tin khoa học hiện có của nhân loại, các tài liệu khoa học đã được cơng bố.

Mục đích của phương pháp này nhằm tìm ra cơ sở chung, chuyên môn để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, phân tích tổng hợp các vấn đề có ý nghĩa khoa học cho lựa chọn các chỉ tiêu một cách chính xác hơn, bổ sung các

luận cứ khoa học và tìm hiểu triệt để những vấn đề liên quan đến những vấn đề nghiên cứu của đề tài.

Mặt khác, để làm cơ sở cho việc xây dựng và đề xuất các biện pháp chúng tôi nghiên cứu sử dụng các tài liệu chuyên môn về giảng dạy và huấn luyện bóng bàn, tài liệu về cơng tác quản lý phong trào TDTT và các tài liệu liên quan đến vấn đề giáo dục thể chất trong trường học.

* Cách thức tiến hành: Khi sử dụng phương pháp này đề tài đã tham khảo

nhiều nguồn tư liệu khác nhau;các chỉ thị, nghị quyết, các văn bản của nhà nước, các chủ chương của ngành TDTT và giáo dục đào tạo có liên quan đến vấn đề định hướng phát triển công tác GDTC theo quan điểm đổi mới nhằm tiếp thu và sử dụng những thông tin khoa học

* Cách đánh giá: Sau khi đọc tham khảo tài liệu, các cơng trình nghiên

cứu có liên quan đề tài đã tổng hợp thành cơ sở lý luận và thực tiễn để đưa đề tài nghiên cứu theo đúng hướng, phục vụ tốt cho mục đích nghiên cứu.

2.2.2. Phương pháp phỏng vấn

* Mục đích sử dụng: Đề tài sử dụng phương pháp phỏng vấn với mục đích phỏng vấn các nhà khoa học, các nhà sư phạm, các giảng viên có kinh nghiệm, nhằm thu thập thông tin phục vụ cho việc điều tra thực trạng phong trào tập luyện bóng bàn, thăm dị nhu cầu, nguyện vọng học tập, rèn luyện TDTT của học sinh cũng như tìm hiểu khoa học và thực tiễn để xây dựng các biện pháp nhằm phát triển phong trào tập luyện bóng bàn cho học sinh THPT thành phố Vinh - Nghệ An. Thông qua các phiếu hỏi phỏng vấn và tọa đàm đó có tầm nhìn khái quát hơn giúp hình thành các giả thuyết khoa học, giải quyết mục tiêu của đề tài.

* Cách thức tiến hành:

- Phỏng vấn được tiến hành gián tiếp thông qua phiếu hỏi bằng cách gửi các phiếu hỏi in sẵn nội dung phỏng vấn. (nội dung của phiếu phỏng vấn được trình bày tại phụ lục 1).

- Đối tượng phỏng vấn: các chuyên gia, các nhà quản lý, các nhà sư phạm, các giáo viên và đối tượng học sinh.

- Đề tài tiến hành phát phiếu cho các đối được được phỏng vấn, sau đó thu phiếu về để tiến hành xử lý và đánh giá.

* Cách xử lý số liệu: Sau khi thu phiếu về, số phiếu thu về được sử lý

bằng toán học thống kê. Sau đó tiến hành phân tích và đánh giá, kết quả của việc sử dụng phương pháp này được trình bày ở phần kết quả nghiên cứu.

2.2.3. Phương pháp quan sát sư phạm.

* Mục đích sử dụng: Đề tài sử dụng phương pháp quan sát sư phạm là để

thu thập các thơng tin có liên quan nhằm giúp cho việc đánh giá thực trạng phong trào tập luyện bóng bàn của học sinh THPT thành phố Vinh - Nghệ An, các thức triển khai các giải pháp và đánh giá hiệu quả các giải pháp, từ đó rút ra những vấn đề cần quan tâm phục vụ cho công tác nghiên cứu.

* Cách thực hiện: Đề tài quan sát trực tiếp ở các địa điểm tập luyện mơn

bóng bàn, qua đó đưa ra những nhận xét chính xác và sát thực nhất để đưa vào trong đề tài.

2.2.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm.

* Mục đích sử dụng: Phương pháp này được đề tài sử dụng với mục đích

kiểm nghiệm hiệu quả một số giải pháp nhằm phát triển phong trào tập luyện mơn bóng bàn cho học sinh THPT thành phố Vinh - Nghệ An.

* Cách thực hiện: thực nghiệm tự so sánh giữa trước và sau thực nghiệm

áp dụng các giải pháp do đề tài xây dựng nhằm đánh giá hiệu quả và tác dụng của các giải pháp được đề xuất.

* Kết quả thực nghiệm sư phạm: Kết quả được tổng hợp và được trình

bày tại phần kết quả nghiên cứu.

2.2.5. Phương pháp tốn học thống kê

* Mục đích sử dụng: Phương pháp này được sử dụng trong việc phân tích

và xử lý các số liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứu của đề tài.

Phương pháp tốn học thống kê được sử dụng phân tích và xử lý các số liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứu của đề tài. Các tham số đặc trưng trong quá trình nghiên cứu là: x , 2 được tính theo các cơng thức sau:

Số trung bình cộng: 1 n i i X X n    Trong đó: X : là trung bình cộng: Xi: tần số quan sát

n: tổng người tham gia

Tính khi bình phương (2): i i i L L Q    2 2 ( ) 

Trong đó: Qi: Tần số quan sát. Li: Tần số lý thuyết.

* Cách sử lý số liệu: Việc phân tích và xử lý các số liệu thu thập được

trong quá trình nghiên cứu của đề tài được xử lý bằng phần mềm Excel 2010.

2.3. Tổ chức nghiên cứu:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lựa chọn giải pháp phát triển phong trào tập luyện môn bóng bàn cho học sinh THPT thành phố vinh nghệ an (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)