Công tác tổ chức, quản lý phong trào tập luyện TDTT

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lựa chọn giải pháp phát triển phong trào tập luyện môn bóng bàn cho học sinh THPT thành phố vinh nghệ an (Trang 45 - 46)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.5. Cơ sở lý luận về các giải pháp phát triển phong trào tập luyện TDTT

1.5.6. Công tác tổ chức, quản lý phong trào tập luyện TDTT

Quản lý TDTT góp phần đắc lực và việc thực hiện mục tiêu xã hội của Đảng và Nhà nước, xúc tiến quá trình phát triển xã hội, qua đó xác định các mục tiêu thực tế có nhu cầu cho TDTT, phối hợp với các cơ quan Nhà nước và tổ chức xã họi, đảm bảo các điều kiện cần thiết như: công tác tư tưởng, cán bộ, vật chất, kỹ thuật để giải quyết các nhiệm vụ, mục tiêu của TDTT.

Tổ chức quản lý phong trào bóng bàn phải đảm bảo tiến hành một cách khoa học, kết hợp chặt chẽ giữa giờ học chính khố và thể thao ngoại khố. Trong đó chức năng quản lý giáo dục trong giờ học TDTT thể hiện: “Giờ học TDTT là một phương tiện có hiệu quả để phát triển hài hịa và cân đối những khả năng về thể lực của con người, có ảnh hưởng tích cực đến những phẩm chất chính trị, tư tưởng đạo đức thẩm mỹ của nhân cách con người”. Tập luyện ngoại khoá là một bộ phận của nhu cầu và ham thích trong khi nhàn rỗi của học sinh sinh viên, góp phần phát triển năng lực thể chất và nâng cao thành tích thể thao của học sinh, sinh viên.

Khoa học quản lý TDTT đã chỉ rằng công tác GDTC trong nhà trường hay là TDTT trong thế hệ trẻ có mục đích và nhiệm vụ chính là: “góp phần phát triển năng lực toàn diện và đặc thù của mỗi em. Đồng thời góp phần vào việc hồn thiện khả năng nhằm đạt thành tích về thể chất - thể thao cho các em”. Trong đó mục tiêu chính của việc đào tạo cơ bản về thể chất và thể chất trong trường học là:

+ Xúc tiến quá trình đào tạo việc đạt thành tích trong thể chất và thể thao

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lựa chọn giải pháp phát triển phong trào tập luyện môn bóng bàn cho học sinh THPT thành phố vinh nghệ an (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)