Đặc điểm và các xu hướng của Bóng bàn hiện đại

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lựa chọn giải pháp phát triển phong trào tập luyện môn bóng bàn cho học sinh THPT thành phố vinh nghệ an (Trang 31 - 36)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.4. Đặc điểm, tác dụng của Bóng bàn hiện đại

1.4.1. Đặc điểm và các xu hướng của Bóng bàn hiện đại

Bóng bàn bắt đầu được phát triển và phổ biến từ những năm 1900 khi các cuộc đấu bóng bắt đầu được tổ chức, những luật thi đấu đã được đặt gia và những hướng dẫn chơi bắt đầu được phổ biến. Giải vô địch thế giới đầu tiên được tổ chức vào năm 1902 nhưng đó khơng phải chính thức. Đến năm 1921 tại nước Anh khi đó tổ chức Bóng bàn được thành lập và Liên đồn Bóng bàn Thế giới viết tắt là ITTF cũng đã được thành lập vào năm 1926. 1927 tại London đã mở giải vơ địch thế giới chính thức. Bóng bàn đã được là mơn thể thao chính thức của thế vận hội năm 1988.

Trước những năm 50 của thế kỷ 20 các VĐV châu Âu hầu như làm mưa làm gió trên các giải bóng bàn thế giới, giành phần lớn ngôi vị quán quân là điều dễ hiểu. Thời kỳ này, với lối đánh chủ đạo về chiến thuật của các VĐV là coi trọng phịng thủ là chính, lấy phịng thủ chắc chắn làm ngun tắc cơ bản, do vậy những trận đấu kéo dài, mất hứng thú của khán giả.

Để thay đổi tình trạng này thì liên đồn bóng bàn thế giới ITTF đã quyết định sửa đổi luật: tăng chiều rộng của bàn bóng bàn, hạ thấp chiều cao lưới, quy

định thời gian thi đấu của mỗi ván đấu… Biện pháp này đã hạn chế được cách đánh phòng thủ tiêu cực dẫn đến các trận đấu kịch tính và tăng hứng thú cho khán giả hơn.

Vào đầu những năm 50 của thế kỷ XX, người ta đã cải tiến vợt và sử dụng mặt vợt mút xốp. Loại vợt bóng bàn này có tính đàn hồi và phản lực tốt, tốc độ bóng đánh đi tăng lên rất phù hợp cho lối đánh tấn công. Năm 1952 lần đầu tiên VĐV Nhật Bản đã sử dụng loại vợt này trong thi đấu giải vô địch thế giới với cách đánh vụt bóng xa bàn kết hợp với di chuyển nhanh đã dễ dàng giành được 4 HCV và chuyển ưu thế mơn bóng bàn về với châu Á. [1], [38], [40], [62]

Ở Trung Quốc phát triển bóng bàn đã trở thành quốc sách vào đầu những năm 60 của thế kỉ XX. Nhờ việc tổng kết, tích lũy kinh nghiệm, nghiêm túc huấn luyện kỹ thuật cơ bản và thể lực nên trình độ các VĐV bóng bàn của họ nhanh chóng tiến bộ vượt bậc. Bóng bàn Hoa lục xuất hiện thế hệ vàng và lần lượt đánh chiếm mọi thành trì của bóng bàn thế giới. Trung Quốc giành ưu thế áp đảo và hiện nay họ đã trở thành một cường quốc bóng bàn được cả thế giới thừa nhận từ đó đến nay. [59]

Bóng bàn là mơn thể thao có kỹ thuật đa dạng, phong phú, ln biến hóa. Sự đa dạng, phong phú ln biến hóa thể hiện thơng qua các hành động về kỹ thuật trong mơn Bóng bàn như: Giao bóng, đỡ bóng, đơi cơng, giật xung, giật vồng, cắt, gị, thả bóng bổng, di chuyển bước chân.... Trong khi đó, VĐV Bóng bàn phải thi đấu với thời gian của một giải đấu rất dài (từ 5-7 ngày, mỗi ngày thi đấu 3 buổi, mỗi buổi có thể đánh tới 3-4 trận). VĐV Bóng bàn phải thi đấu trong điều kiện dưới ánh đèn, khơng có gió và trước áp lực của khán giả nên vấn đề hoàn thiện kỹ thuật, chiến thuật và thể lực là rất quan trọng. Trên thực tế, các xu thế của Bóng bàn hiện đại khơng có ranh giới rõ ràng, bởi vì các VĐV đều được trang bị kỹ, chiến thuật tương đối toàn diện. Các VĐV có lối đánh tán cơng, khi gặp các tình huống phải phịng thủ cũng phịng thủ vững vàng. Ngược lại, các VĐV có lối đánh phịng thủ, khi có điều kiện, cũng tấn cơng sắc sảo để ăn điểm. Người có lối đánh gần bàn là chủ yếu, vẫn có thể lùi ra để tấn cơng xa bàn hoặc

để phòng thủ vv.... Qua quan sát phong cách, lối đánh của các VĐV xuất sắc, đại diện cho các trường phái trên thế giới, có thể khái quát được những đặc điểm tiêu biểu của Bóng bàn hiện đại. . [1], [38], [62]

Điểm nổi bật của Bóng bàn hiện đại là tính sinh động và tốc độ, sự điêu luyện kỹ thuật phối hợp ở mọi vị trí. Cơ sở của một trận đấu là nhịp độ nhanh, năng lực tốc độ, phản ứng kịp thời, khả năng phối hợp chú ý cao và sự ổn định về tâm lý. Theo luật thi đấu Bóng bàn, khi đối phương dùng cách hợp pháp đánh bóng sang chạm bàn của mình, thì trước khi nó rơi xuống bàn hoặc đất cần phảo đánh bóng trở lại bàn của đối phương sao cho bóng khơng ra ngồi và khơng vào lưới, nếu khơng sẽ mất điểm.

Nói đến Bóng bàn hiện đại, trước hết phải nói đến bóng xốy. Bóng xốy như một yếu tố đặc trưng, có ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ đến các kỹ, chiến thuật của VĐV. Độ xốy lớn có thể làm thay đổi quỹ đạo bay của bóng. Nếu biết kết hợp giữa sức mạnh và sức xốy tốt có thể cho phép đánh bất cứ đường bóng nào xốy lên, xốy xuống, xoáy ngang, hoặc sử lý tốt các quả bóng gần lưới, thấp dưới mặt bàn khi đối phương đánh sang. Lịch sử phát triển mơn Bóng bàn đã gắn liền với bóng xoáy. Thời kỳ đầu, với chiếc vợt gỗ, hầu như khơng có xốy, kỹ thuật được thực hiện đơn giản. Đến năm 1902 vợt gai cao su ra đời, vai trị của bóng xốy đã được khẳng định. Các kỹ thuật đã được sử dụng có liên quan chặt chẽ đến xốy bóng, do đó đã có những kỹ thuật mang tính ổn định và hiệu quả cao hơn... Đến năm 1952, vợt mút ra đời, là thời kỳ mở đầu của Bóng bàn hiện đại. Với tính năng ưu việt của vợt mút, các loại bóng xốy khác nhau với tốc độ và độ xốy lớn đã đưa trình độ kỹ, chiến thuật lên một bước phát triển mới. Tiêu biểu co kỹ, chiến thuật sử dụng bóng xốy là giao bóng tấn cơng và tấn công liên tục mà các VĐV Nhật Bản đã đem tới giải Bóng bàn lần thứ 19 tại Bombay (Ấn Độ). Năm 1961, vấn đề xốy bóng được khai thác cao độ dựa trên nguyên lý về bóng xốy và khả năng ma sát rất cao của vợt mút. Các VĐV Nhật Bản đã chiếm ưu thế nhờ kỹ thuật giật bóng. Kỹ thuật giật bóng thực chất là kỹ thuật tạo ra đường bóng có độ xốy lớn nhất, vừa tăng được sức mạnh đánh

bóng, vừa tăng được mức độ xoáy mà vẫn đảm bảo độ chuẩn xác và uy lực cao, nhất là đối với các VĐV phòng thủ. Tiếp theo các VĐV Nhật Bản, các VĐV Trung Quốc, Thụy Điển, Hungary... đã hồn thiện ngày càng cao kỹ thuật giật bóng. [1], [38], [59], [62]

Hiện nay kỹ thuật giật bóng đã được các VĐV sử dụng rất điêu luyện và đa dạng. Khơng những chỉ giật bóng bên thuận tay, các VĐV đã giật bóng cả hai bên thuận và trái tay. Với những ưu điểm nổi bật của kỹ thuật giật bóng, có lẽ trong nhiều năm tới, giật bóng vẫn tiếp tục phát triển ở mức độ cao, ngay cả với các VĐV lứa tuổi thanh thiếu niên. [51], [52]

Một kỹ thuật quan trọng của Bóng bàn hiện đại là giao bóng. Ngày nay giao bóng đã được coi là phương tiện tấn cơng đầu tiên, có thể ăn điểm trực tiếp hoặc tạo điều kiện để thực hiện kỹ thuật khác dứt điểm giành thắng lợi. Các VĐV đã dày công nghiên cứu và tập luyện giao bóng. Những kiểu giao bóng xốy và hiểm hóc của các VĐV châu Âu đã tương đối thích nghi, có thể tấn công ngay từ quả giao bóng đầu tiên. Hiện nay những VĐV xuất sắc trên thế giới đã vận dụng quả giao bóng như một chiến thuật có hiệu quả, nhờ sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa sức mạnh, sức xốy, điểm rơi biến hóa, những động tác giả để đánh lứa đối phương và tạo thời cơ thuận lợi, nhanh chóng dứt điểm. [1], [62] Di chuyển bước chân nhanh hợp lý cũng là một trong những yếu tố quan trọng của Bóng bàn hiện đại. Theo các chuyên gia Bóng bàn “di chuyển bước chân đánh bóng là linh hồn của mơn bóng bàn” . Ngay từ đầu những năm 1970,

các VĐV châu Á đã sử dụng rất linh hoạt và có hiệu quả kỹ thuật di chuyển bước chân. Di chuyển bước chân nhanh khơng hồn tồn phụ thuộc vào cách cầm vợt, mà chủ yếu cần có tốc độ di chuyển hợp lý gắn liền với tư duy đánh bóng. Trước khi di chuyển VĐV phải phán đồn tốt đường bóng của đối phương, đặt ra các tình huống sử dụng kỹ, chiến thuật trong thời gian ngắn.

Trong Bóng bàn hiện đại, mặt vợt ln được cải tiến cho phù hợp với lối đánh của VĐV và đặc biệt hiện nay đã có sự thay đổi về kích thước của bóng nên mặt vợt cũng có một số thay đổi cho phù hợp với xu thế phát triển. Mặt vợt

có thể là một bên mút, một bên gai. Độ dày của mút cũng thay đổi phù hợp với lối đánh. Mặt vợt gai cũng phù hợp với lối đánh vơ cùng đa dạng và biến hóa... Các chuyên gia Bóng bàn đã nghiên cứu chiến thuật của từng lối đánh, đối phó với đối phương có lối đánh tấn cơng hay phịng thủ. Chiến thuật cảu VĐV mỗi nước, mỗi khu vực có những đặc điểm riêng, được thể hiện rõ nhất ở hai trường phái đánh bóng: châu Âu và châu Á. Các VĐV châu Âu thiên về lối đánh đẹp hoa mỹ, còn các VĐV châu Á trước hết là các VĐV Trung Quốc, đều tìm con đường ngắn nhất để giành chiến thắng. Họ sử dụng các động tác kỹ thuật nhanh, chính xác, biến hóa cùng với sự tập trung cao độ, ý chí thi đấu kiên cường, nên hiệu quả chiến thuật được phát huy tối đa. Những VĐV xuất sắc, dù đã sử dụng bất kỳ lối đánh nào đều có một đặc điểm chung là kỹ thuật điêu luyện, thể lực xung mãn, biết vận dụng các kỹ thuật sở trường, ý chí cao... Có thể khái qt về huấn luyện kỹ, chiến thuật Bóng bàn hiện đại theo các xu thế sau:

Huấn luyện chiến thuật làm trung tâm. Huấn luyện kỹ thuật giao bóng, khống chế bóng để giành thế chủ động tấn cơng làm trọng điểm.

Kết hợp chặt chẽ huấn luyện kỹ thuật với huấn luyện chiến thuật, không tách biệt rõ rệt.

Kết hợp đồng thời huấn luyện kỹ thuật, chiến thuật với huấn luyện thể lực. Tiếp theo, bàn thêm về xu thế thi đấu Bóng bàn, tâm lý thi đấu và xu thế sắp xếp huấn luyện Bóng bàn đáp ứng yêu cầu của thi đấu. [1], [38], [62]

Theo thống kê của Liên Đồn Bóng Bàn Trung Quốc, mật độ trận thi đấu bóng bàn đạt tới 52-81.3% trong ba hiệp đấu (không kể thời gian nhặt bóng). Số lần vung tay trong một trận đấu có thể đạt tới 302-1246 lần. Cường độ thi đấu cũng rất cao, biểu hiện tim mạch đập sau thi đấu tăng 42-54 lần/phút so với trước thi đấu. Khi thi đấu căng thẳng mạch đập của VĐV có thể đạt tới 192 lần/phút. Sự tiêu hao năng lượng sau 1 trận đấu cũng rất lớn: Nam bình quân giảm bớt1kg, nữ 0.5kg sau 1 trận đấu; Nam giảm nhiều nhất đến 2kg, nữ 1.5kg.

Trong một buổi thi đấu Bóng bàn hiện đại, VĐV phải thi đấu 3 trận, từ 15- 21 hiệp đấu, kéo dài hơn 86.24 phút, số lần vung tay đạt từ 2718 lần đến 11314 lần, di chuyển khoảng 4047m. [60], [61]

Bóng bàn hiện đại đang phát triển theo xu thế kết hợp đồng thời huấn luyện các mặt kỹ thuật, chiến thuật, thể lực, tâm lý và ý chí.

Xu thế sắp xếp huấn luyện Bóng bàn chuyển từ xu hướng chú trọng phát triển kỹ năng (coi trọng huấn luyện kỹ thuật) sang xu hướng nâng cao kỹ năng kết hợp với phát triển các năng lực thể chất (các tố chất thể lực, khả năng phối hợp vận động, khả năng linh hoạt), tăng cường tỷ lệ huấn luyện thể lực. Tỷ lệ huấn luyện kỹ thuật và thể lực ở một số đội tuyển nước ngoài là 1:3. [61]

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lựa chọn giải pháp phát triển phong trào tập luyện môn bóng bàn cho học sinh THPT thành phố vinh nghệ an (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)