Phân loại các giải pháp phát triển TDTT

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lựa chọn giải pháp phát triển phong trào tập luyện môn bóng bàn cho học sinh THPT thành phố vinh nghệ an (Trang 40 - 42)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.5. Cơ sở lý luận về các giải pháp phát triển phong trào tập luyện TDTT

1.5.2. Phân loại các giải pháp phát triển TDTT

Theo cách tiếp cận phân loại các giải pháp quản lý xã hội của các tác giả Nguyễn Tuấn Dũng, Đỗ Minh Hợp và K.A.Vơrơnơva, việc phân loại các nhóm giải pháp quản lý xã hội như sau: [29], [43]

a. Trong phương pháp quản lý hành chính có nhóm giải pháp hành chính. Đó là nhóm giải pháp mang tính bắt buộc, cưỡng chế, mệnh lệnh dựa trên cơ sở pháp lý được luật pháp thừa nhận. Đây là nguyên lý cấp dưới phục tùng cấp trên, người dân sống và làm việc theo pháp luật. Nhóm giải pháp này bao gồm các giải pháp cụ thể sau:

- Giải pháp tổ chức(hình thành các loại hình tổ chức trơng xã hội)

- Các văn bản pháp luật, dưới luật, chỉ thị, nghị quyết, nghị định, thông tư, kế hoạch.

- Thanh tra, kiểm tra, kiểm soát.

b. Trong phương pháp quản lý kinh tế có nhóm giải pháp kinh tế (vậndụng phương pháp quản lý kinh tế). Đây là nhóm giải pháp vận dụng các quy luật kinh tế để áp dụng vào quản lý xã hội.

Quy luật kinh tế cơ bản nhất gồm có:

- Lợi nhuận và lợi ích kinh tế, các hoạt động xã hội đều lấy lợi ích, lợi nhuận kinh tế làm thước đo, đánh giá hiệu quả và mục đích hoạt động.

- Quy luật về phân phối lợi ích sản phẩm xã hội. - Quy luật cung cấp, quy luật giá trị.

- Quy luật kinh tế thị trường….

Trên cơ sở đó nhóm các giải pháp kinh tế bao gồm: - Hệ thống chế độ, chính sách và khen thưởng vật chất. - Hệ thống lương và phụ cấp ngồi lương.

Trong q trình phát triển của nền kinh tế thị trường tất yếu sẽ dẫn đến sự đa dạng hố các loại hình sở hữu, trong quản lý điều hành phát triển xã hội. Sở hữu nhà nước(cơng lập) và sở hữu ngồi nhà nước(ngồi cơng lập) gồm có bán cơng, dân lập, tư nhân.

Giải pháp xã hội hoá để thu hút và khai thác các nguồn lực của xã hội. Các quan điểm đổi mới của Đảng và Nhà nước ta đối với cơng tác xã hội hố TDTT là: [12],[13], [26], [43]

- TDTT là một bộ phận quan trọng của xã hội phát triển, là một phương tiện hữu hiệu để phát triển con người toàn diện - đây vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển xã hội. TDTT góp phần tích cực nâng cao sức khoẻ, phát triển nhân cách con người, tạo ra lối sống lành mạnh, văn minh trong xã hội.

- TDTT Việt Nam phải là một nền Thể thao phát triển và tiến bộ, có tính độc lập, khoa học và nhân dân.

- TDTT là sự nghiệp của quần chúng, là trách nhiệm của toàn xã hội. Mọi tổ chức Đảng chính quyền, tổ chức xã hội ở các cấp phải coi trọng, có trách nhiệm phát triển TDTT.

Những quan điểm trên là căn cứ, cơ sở giúp cho việc hoạch định có hiệu quả trong mọi phạm vi hoạt động của TDTT trong đó bao gồm cả hoạt động tổ chức, xây dựng quản lý các tổ chức xã hội về TDTT.

c. Nhóm giải pháp đạo đức (vận dụng phương pháp quản lý đạo đức). Đây là nhóm giải pháp về con người, xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng con người có nhân cách phát triển để thực hiện các mục tiêu nhiệm vụ quản lý. Đạo đức ở đây là xây dựng và hình thành nhân cách con người trong hệ thống quản lý. Con người vừa là chủ thể vừa là khách thể quản lý. Đạo đức của con người trong hệ thống quản lý là nhân tố quan trọng quyết định tới sự thành công hay thất bại của quá trình quản lý.

Nội dung giải pháp quản lý đạo đức gồm có:

- Hồn thiện hệ thống giáo dục đào tạo con người trong xã hội.

- Hệ thống chế độ sử dụng nguồn lực con người trong xã hội, chế độ tuyển dụng, chế độ lao động, công tác…

- Tuyên truyền, vận động, giáo dục truyền thông cho mọi người về chính trị, tư tưởng, tư cách đạo đức.

Ngoài cách phân loại các giải pháp theo phương pháp quản lý nói trên, khi vận dụng các nhóm giải pháp vào thực tiễn quản lý còn phải sử dụng các loại giải pháp hỗ trợ khác.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lựa chọn giải pháp phát triển phong trào tập luyện môn bóng bàn cho học sinh THPT thành phố vinh nghệ an (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)