Khái niệm phát triển các loại hình hoạt động TDTT

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lựa chọn giải pháp phát triển phong trào tập luyện môn bóng bàn cho học sinh THPT thành phố vinh nghệ an (Trang 43 - 45)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.5. Cơ sở lý luận về các giải pháp phát triển phong trào tập luyện TDTT

1.5.4. Khái niệm phát triển các loại hình hoạt động TDTT

Từ điển triết học đưa ra khái niệm phát triển: "Quá trình vận động từ thấp (đơn giản) đến cao (phức tạp) mà nét đặc trưng chủ yếu là cái cũ biến mất và cái mới ra đời".

Trong từ điển xã hội học định nghĩa sự phát triển: "Là một dạng thay đổi xã hội về mặt cấu trúc xã hội, biến đổi xã hội theo trọng tâm mô tả sự thay đổi của các yếu tố đặc trưng của cấu trúc xã hội" [33].

Theo từ điển Quản lý xã hội đưa ra khái niệm phát triển ở góc độ quản lý xã hội: "Sự biến đổi hợp quy luật, có phương hướng khơng đảo ngược được đặc trưng bởi sự chuyển biến chất lượng, bởi sự chuyển sang các trình độ tổ chức mới. Q trình trong đó diễn ra những biến đổi quan trọng về lượng và về chất trong lĩnh vực xã hội của đời sống xã hội hay là trong các thành tố riêng biệt của nó - quan hệ xã hội, các thiết chế xã hội, cơ cấu nhóm xã hội và cơ cấu tổ chức xã hội" [29].

Từ những khái niệm về phát triển nói trên. Việc phát triển phong trào tập luyện mơn bóng bàn trong học sinh THPT là phát triển theo mơ hình mới, theo quy luật phát triển xã hội và TDTT không phải chỉ đơn thuần phát triển về số lượng mà còn phát triển về chất lượng (cơ cấu tổ chức ở trình độ cao hồn thiện hơn). Phong trào phải đạt được các tiêu chí quy định về số lượng và chất lượng (được chuẩn hóa).

1.5.5. Khái niệm phương pháp quản lý phát triển phong trào tập luyện TDTT.

Theo từ điển triết học Đức: "Phương pháp được hiểu như một hệ thống các quy tắc, nguyên lý được xác định từ những hệ thống hành động có thể có mà hệ thống đó nhằm thực hiện mục đích phù hợp với các điều kiện cho trước nhất định". Thực chất là làm thỏa mãn nhu cầu của con người.

Theo từ điển Bách khoa Việt Nam 2; 3: "Phương pháp cũng được hiểu là hệ thống các nguyên tắc vận dụng những nguyên lý, lý luận phản ánh hiện thực khách quan nhằm chỉ đạo hoạt động nhận thức và hoạt động cải tạo thực tiễn của con người" [39].

Theo tài liệu giảng dạy tại các học viện TDTT Trung Quốc và giáo trình quản lý TDTT của trường Đại học TDTT nước ta [13] thì phương pháp quản lý TDTT được hiểu là: Con đường để đạt mục đích quản lý TDTT, là các biện pháp dùng trong hàng loạt các hoạt động quản lý (xác định mục tiêu, lập kế hoạch, ra quyết định, xử lý thông tin, điều khiển, kiểm tra...) để đạt hiệu quả quản lý TDTT cao, là cách thức tác động của hệ thống quản lý đến hệ thống bị quản lý để đạt mục tiêu TDTT đề ra trong cả quá trình quản lý. Trong quản lý TDTT các nhà lý luận đã đặt ra những phương pháp quản lý bao gồm: Phương pháp giáo dục, phương pháp hành chính; phương pháp pháp luật; phương pháp kinh tế; phương pháp động viên tinh thần và vật chất. [12],[13], [26]

Phương pháp giáo dục: Trong lĩnh vực TDTT, thì cơng tác giáo dục, tun truyền có một ý nghĩa vơ cùng quan trọng. Giáo dục, tyên truyền về ý nghĩa, lợi ích của TDTT, về các chính sách, pháp luật về TDTT, làm sao tạo cho người tập niềm tin, có hứng thú, động cơ đúng với hoạt động TDTT cần phải làm thường xuyên, theo nguyên tắc chỉ đạo của Đảng và Nhà nước. [13]

Phương pháp hành chính: Đây là việc ra chỉ thị, mệnh lệnh của hệ thống quản lý đến hệ thống bị quản lý. Cấp bị quản lý phải thi hành mệnh lệnh này. Phương pháp hành chính có tính định hướng về tổ chức hay cịn gọi là phương pháp pháp luật. Các cơ quan quản lý nhà nước và quản lý TDTT cần đề ra những văn bản pháp quy có tính đảm bảo lâu dài cho hoạt động TDTT như: luật, pháp lệnh, nghị định, nghị quyết, chỉ thị, quy định quản lý các lĩnh vực của TDTT, song phải đảm bảo tính uy lực, cưỡng chế ở mức nào đó, tính giai cấp; phương pháp hành chính điều khiển tức thời các hoạt động của TDTT là những chỉ thị, mệnh lệnh điều khiển tức thời các hoạt động, nó phải được sử dụng linh hoạt, kết hợp với giáo dục, động viên. [12],[13], [26]

Phương pháp kinh tế: Kết hợp sự ủng hộ nguần kinh phí từ Nhà trường từ cơng tác xã hội hóa ủng hộ, tài trợ của các cá nhân và tập thể trong và ngoài nhà trường để hỗ trợ, động viên tinh thần cho học sinh tham gia tập luyện.

Phương pháp động viên về tinh thần và vật chất: cần chú ý khi thực hiện các phương pháp này, không để người tập, hướng dẫn viên, VĐV, cán bộ quản lý chỉ thiên về lợi ích vật chất, ít quan tâm đến giá trị của bằng khen, danh hiệu phong tặng của Nhà trường và Bộ GD&ĐT.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lựa chọn giải pháp phát triển phong trào tập luyện môn bóng bàn cho học sinh THPT thành phố vinh nghệ an (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)