QUY ĐỊNH VỀ NGHĨA VỤ CỦA NHÀ THẦU NƯỚC NGOÀI

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH cơ chế pháp lý ràng buộc nghĩa vụ của nhà thầu nước ngoài trong hợp đồng thiết kế xây dựng (Trang 43 - 45)

Qua các nội dung phân tích ở trên, cũng như quá trình tìm kiếm các tài liệu

pháp luật quy định về nghĩa vụ của nhà thầu thiết kế xây dựng, có thể nói rằng ngồi những quy định về thủ tục pháp lý như:

- Nhà thầu nước ngoài phải liên danh với nhà thầu Việt Nam hoặc sử dụng nhà thầu phụ Việt Nam (trừ trường hợp nhà thầu trong nước không đủ

năng lực tham gia vào bất kỳ cơng việc nào của gói thầu)84;

- Nhà thầu nước ngoài phải xin giấy phép hoạt động theo từng dự án và

phải đăng ký các thông tin liên lạc tại Việt Nam (địa chỉ văn phòng, số điện thoại, fax, email, người đại diện thực hiện hợp đồng...)85.

Thì khơng có quy định khác biệt nào khác về các nghĩa vụ pháp lý giữa nhà thầu TKXD trong nước và nhà thầu nước ngoài khi tham gia vào hoạt động

xây dựng tại Việt Nam.

Tuy nhiên, với một số tài liệu yêu cầu phải cung cấp trong hồ sơ xin cấp phép hoạt động xây dựng86, theo ý tác giả thì khơng thực sự cần phải có, ví dụ

như:87

• Bản sao có chứng thực Giấy phép thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với tổ chức và chứng chỉ hành nghề (nếu có) của nước nơi mà nhà thầu nước ngoài mang quốc tịch cấp; hay

• Biểu báo cáo kinh nghiệm hoạt động liên quan đến các công việc nhận

thầu và báo cáo tổng hợp kiểm tốn tài chính trong ba năm gần nhất.

83 Luật xây dựng, Điều 119.4; Nghị định 46/2015/NĐ-CP, Điều 48.4. 84 Nghị định 59/2015/NĐ-CP, Điều 71.4; Luật đấu thầu, Điều 5.1.h.

85 Nghị định 59/2015/NĐ-CP, Điều 70.1; Thông tư 14/2016/TT-BXD, Điều 2.1. 86 Nghị định 59/2015/NĐ-CP, Điều 72.1; Thơng tư 14/2016/TT-BXD, Điều 4.

Vì nhà thầu TKXD khi đã được chủ đầu tư chọn thì đương nhiên là họ đã vượt qua giai đoạn chọn thầu và đánh giá cẩn thận về năng lực và kinh nghiệm hoạt

động xây dựng, đặc biệt là đối với những dự án sử dụng vốn tư nhân, bởi vì

thiệt hại nếu có, sau cùng cũng chỉ chủ đầu tư phải gánh chịu chứ không phải là các cơ quan quản lý nhà nước.

Thực tế hoạt động xây dựng trong thời gian vừa qua, theo ý kiến của ông Lê

Văn Tăng, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý đấu thầu, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thì việc cấp giấy phép hoạt động xây dựng là một thủ tục hành chính khơng

cần thiết; đối với các nhà thầu nước ngồi trúng thầu các gói thầu, dù là vốn nhà nước hay vốn FDI, họ đã trải qua quá trình đấu thầu hoặc lựa chọn khắt khe, đã được chủ đầu tư đánh giá về năng lực, kinh nghiệm…88

Các nội dung phân tích ở trên cho thấy pháp luật Việt Nam đã có khá nhiều những quy định về nghĩa vụ của nhà thầu thiết kế xây dựng nói chung và nhà thầu TKXD nước ngồi nói riêng, phần nghiên cứu tiếp theo sau đây sẽ là tìm hiểu các quy định pháp luật về chế tài nhà thầu thực hiện nghĩa vụ trong quá trình hoạt động xây dựng tại Việt Nam, trong thời gian xây dựng, bảo hành và thời gian bảo trì cơng trình xây dựng.

88 Việt Thắng, 22/08/2016. Cấp giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài: Vi phạm nguyên tắc của TPP ?. <http://baodauthau.vn/dau-thau/cap-giay-phep-hoat-dong-xay-dung-cho-nha-thau-nuoc-ngoai-vi- pham-nguyen-tac-cua-tpp-26138.html>. [Ngày truy cập 06/05/2018].

CHƯƠNG 3 – QUY ĐỊNH VỀ CHẾ TÀI BẢO ĐẢM THỰC HIỆN NGHĨA VỤ CỦA NHÀ THẦU THIẾT KẾ XÂY DỰNG

Nếu như nghĩa vụ của nhà thầu TKXD được pháp luật quy định chủ yếu trong các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng cơng trình xây dựng, thì quy

định về chế tài nhằm đảm bảo nhà thầu thực hiện các nghĩa vụ này được quy định

tại nhiều văn bản khác hơn, bao gồm cả các quy định về quản lý chất lượng cơng

trình xây dựng và các quy định về quản lý nhà nước, hình sự, dân sự...

Mặc dù cũng phân chia giai đoạn quản lý theo các giai đoạn xây dựng – bảo hành – bảo trì cơng trình, nhưng việc chế tài thực hiện nghĩa vụ của nhà thầu TKXD không chỉ được quan tâm bởi người quyết định đầu tư, chủ đầu tư hoặc chủ sở hữu, người quản lý, sử dụng cơng trình (viết tắt là “nhà đầu tư”), mà cả cơ quan quản lý nhà

nước cũng có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát các nhà thầu trong hoạt động xây

dựng tại Việt Nam.

Vì vậy, nội dung của phần này sẽ thực hiện nghiên cứu theo hai nhóm đối tượng, là các quy định của cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực xây dựng và của nhà đầu tư trong việc chế tài nhà thầu thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng TKXD.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH cơ chế pháp lý ràng buộc nghĩa vụ của nhà thầu nước ngoài trong hợp đồng thiết kế xây dựng (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)