CHẾ TÀI NHÀ THẦU THỰC HIỆN NGHĨA VỤ HỢP ĐỒNG

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH cơ chế pháp lý ràng buộc nghĩa vụ của nhà thầu nước ngoài trong hợp đồng thiết kế xây dựng (Trang 27 - 29)

1.2.1. Tiến độ thanh toán25

Để ràng buộc nhà thầu phải hồn thành các nghĩa vụ cơng việc, tỷ lệ thanh

toán và thời gian thanh toán là một trong những điều kiện của Hợp đồng MR.

Ở những giai đoạn sau cùng của cơng việc, điều kiện thanh tốn được quy định trong hợp đồng như sau:

- Thanh toán đến 80% giá trị hợp đồng sau khi liên danh nhà thầu nộp

toàn bộ sản phẩm thiết kế kỹ thuật và được Chủ đầu tư xác nhận hồn

thành... (Điều 7.4.e).

- Sau khi có quyết định phê duyệt hồ sơ thiết kế kỹ thuật và dự toán chi tiết của dự án, Chủ đầu tư sẽ nghiệm thu sản phẩm và các bên tiến hành lập hồ sơ quyết toán. Chủ đầu tư sẽ thanh toán đến 95% giá trị hợp đồng

cho nhà thầu sau khi trừ đi toàn bộ các khoản đã tạm ứng, thanh tốn

trước đó và giá trị thuế nộp thay cho nhà thầu (nếu có). (Điều 7.4.f)

- Thanh toán 5% giá trị hợp đồng sau cùng cho công tác giám sát tác giả thiết kế sau khi cơng trình đã hồn tất, được nghiệm thu và đưa vào sử

dụng được Chủ đầu tư nghệm thu và xác nhận hoàn thành theo nghĩa vụ hợp đồng. (Điều 7.4.g)

Xét chung cho toàn bộ dịch vụ tư vấn của Hợp đồng MR này, quy định về

điều kiện thanh toán thể hiện ở Điều 7.4.e của hợp đồng có thể sẽ gây ra

nhiều tranh cãi nếu có một bên đối tác của hợp đồng muốn. Bởi vì phạm vi cơng việc của hợp đồng gồm 3 dịch vụ chính là “Lập dự án đầu tư”, “Thiết

kế cơ sở, Thiết kế kỹ thuật” và “Tổng dự tốn xây dựng cơng trình”; và đặc thù của sản phẩm xây dựng là phải hoàn thành hồ sơ thiết kế thì mới có thể hồn thành được tổng dự toán xây dựng26. Tuy nhiên, điều kiện thanh toán đến 80% giá trị hợp đồng quy định ở Điều 7.4.e là Liên danh nhà thầu chỉ

25 Hợp đồng MR, Điều 7.4.

cần nộp “toàn bộ sản phẩm thiết kế kỹ thuật... và được Chủ đầu tư xác nhận hoàn thành”. Thực tế là ở thời điểm này, phần công việc của nhà thầu lập

tổng dự tốn chưa thể hồn thành được, vậy nên sẽ có thể phát sinh tranh cãi nếu sau khi hoàn thành hồ sơ thiết kế và Liên danh nhà thầu gửi yêu cầu thanh toán đến chủ đầu tư.

Với Điều 7.4.f, theo người viết thì nội dung này khơng có sự liên kết rõ ràng giữa việc đồng ý nghiệm thu sản phẩm từ chủ đầu tư với mốc thời gian của điều kiện thanh tốn, vì dấu chấm câu để trước đoạn “Chủ đầu tư sẽ thanh

toán đến 95%” sẽ chia nội dung của điều này thành hai phần tách biệt nhau.

Tranh cãi cũng có thể xảy ra tại thời điểm này của quá trình thực hiện hợp đồng, bởi vì theo cách thể hiện này, khơng nhất thiết chủ đầu tư phải nghiệm

thu thì nhà thầu mới được thanh toán; hoặc ngược lại, nhà thầu chưa chắc sẽ

được thanh toán nếu chủ đầu tư đã nghiệm thu sản phẩm thiết kế.

Đây là những quy định lỏng lẻo, thiếu sót khi soạn điều kiện thanh toán

nhằm chế tài nghĩa vụ thực hiện hợp đồng của nhà thầu và có thể là một

trong những nguyên nhân phát sinh ra tranh chấp giữa hai bên.

1.2.2. Phạt vi phạm hợp đồng27

Hợp đồng này không đặt ra điều kiện phạt vi phạm hợp đồng đối với Chủ đầu tư, một bên đối tác của hợp đồng, mà chỉ đặt ra nội dung về phạt vi phạm

hợp đồng đối với các nhà thầu như sau:

- Trong trường hợp vi phạm do không hoàn thành đủ khối lượng thành

phần công việc, số lượng sản phẩm hoặc chất lượng sản phẩm không đạt yêu cầu quy định trong hợp đồng thì Nhà thầu phải làm lại cho đủ và đúng theo quy định. Nhà thầu phải chịu mọi chi phí phát sinh, kể cả chi

phí thẩm tra theo yêu cầu, nếu có. (Điều 21.1)

- Nếu Nhà thầu chậm tiến độ về thời hạn thực hiện hợp đồng mà không do sự kiện khách quan hoặc không do lỗi của Chủ đầu tư gây ra thì sẽ bị

phạt 1% giá trị hợp đồng cho 01 tuần chậm trễ, nhưng tổng số tiền phạt không quá 12% giá hợp đồng. (Điều 21.2)

27 Hợp đồng MR, Điều 21.

Quy định về tổng mức phạt tối đa là 12% giá trị hợp đồng này, thoạt nhìn thì có thể cho là phù hợp với quy định của Luật xây dựng đối với cơng trình sử

dụng vốn ngân sách nhà nước như Nhà ga Hành khách Quốc tế MR; nhưng thực ra khi xem xét cẩn thận ngữ nghĩa, thì quy định của Luật xây dựng là

“không vượt quá 12% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm”28. Do vậy, con số 12% của Hợp đồng MR có thể sẽ có giá trị lớn hơn rất nhiều so với con số 12% theo quy định của pháp luật, nếu giá hợp đồng của phần công việc bị vi phạm không đáng kể, hay nhỏ hơn khá nhiều so với tổng giá của Hợp đồng

MR.

Đồng thời, nội dung phạt vi phạm này chỉ đề cập đến vấn đề chậm tiến độ

trong quá trình thực hiện hợp đồng, nghĩa là chỉ có hiệu lực trong thời gian thực hiện các công việc tư vấn; vì vậy quy định này sẽ khơng áp dụng được

cho các vi phạm khác, ví dụ như việc thực hiện dịch vụ không đủ và đúng

với các yêu cầu kỹ thuật nhưng trong giai đoạn thiết kế chưa phát hiện ra,

khiến cho công việc xây dựng trên công trường không thể thực hiện được,

hoặc nhà thầu chậm trễ bổ sung hồ sơ trong quá trình thi cơng xây dựng cơng trình làm chậm tiến độ của nhà thầu xây dựng... các vi phạm này có thể gây ra thiệt hại cho chủ đầu tư và cả nhà thầu thi cơng có liên quan.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH cơ chế pháp lý ràng buộc nghĩa vụ của nhà thầu nước ngoài trong hợp đồng thiết kế xây dựng (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)