Phải có giải pháp thiết kế phù hợp và chi phí xây dựng hợp lý

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH cơ chế pháp lý ràng buộc nghĩa vụ của nhà thầu nước ngoài trong hợp đồng thiết kế xây dựng (Trang 37 - 39)

2.1. NGHĨA VỤ TRONG THỜI GIAN XÂY DỰNG VÀ BẢO HÀNH

2.1.3.3. Phải có giải pháp thiết kế phù hợp và chi phí xây dựng hợp lý

Quy định về “giải pháp phù hợp” và “chi phí hợp lý” theo tác giả là những quy định mang ý nghĩa chung chung, định tính hơn là định lượng; ví dụ

như quy định về giải pháp kiến trúc cơng trình nêu trong Quy chuẩn xây

dựng, yêu cầu “phải thoả mãn các yêu cầu về chức năng sử dụng, về tổ chức không gian bên trong, bên ngoài và về công nghệ xây dựng, trang thiết bị kỹ thuật.”60

Thực chất, yêu cầu về chức năng sử dụng hay về tổ chức không gian bên trong cơng trình, sẽ khơng thể có một chuẩn nhất định cho mọi cơng trình cùng loại, mà phụ thuộc chủ yếu vào nhu cầu và sở thích của người sử dụng, chứ không phải là nhu cầu của người chủ xây dựng hoặc người thiết kế. Do vậy, không thể đo lường được mục tiêu “thoả mãn” như quy định

của Quy chuẩn xây dựng.

Như đã phân tích ở Chương 1, các quy định về “phù hợp” và “hợp lý” này có thể sẽ là cơ sở cho các tranh chấp phát sinh, hoặc sẽ gây khó dễ cho nhà

56 Quy chuẩn xây dựng Tập I, Điều 1.1, Ghi chú 3.

57 Nghị định 37/2015/NĐ-CP, Điều 1.2. Đối tượng áp dụng các quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng. 58 Nghị định 37/2015/NĐ-CP, Điều 13.1.a. Yêu cầu về chất lượng sản phẩm của hợp đồng xây dựng. 59 Luật xây dựng, Điều 51.2 và Điều 79.4. Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng.

thầu trong trường hợp những người tiếp nhận hồ sơ thiết kế khơng có thiện chí; hay sẽ làm thiệt hại cho chủ đầu tư nếu như người phụ trách thiết kế của chủ đầu tư khơng có đủ kinh nghiệm để kiểm tra, kiểm sốt tính đồng bộ, sự phù hợp của các hồ sơ thiết kế, dự toán xây dựng... dẫn đến thiệt hại về tài chính cho chủ đầu tư khi đánh giá sai hoặc phát sinh tiêu cực khi

xác định giá trị xây dựng của cơng trình. Khó khăn gây ra, khơng chỉ đến từ phía chủ đầu tư hoặc nhà thầu, mà cịn có thể cả bên quản lý nhà nước, hoặc thẩm tra thiết kế...

Ví dụ như trường hợp thực hiện một số dự án đầu tư theo hình thức hợp

đồng BT, hợp đồng BOT trong lĩnh vực giao thông, môi trường tại Bộ

giao thông vận tải, Thông báo số 2222/TB-TTCP ban hành ngày 01/09/2017 của Thanh tra Chính phủ về việc chấp hành quy định của pháp luật về vấn đề này có nội dung kết luận:61

Việc đàm phán ký kết nội dung hợp đồng, hình thức hợp đồng, giám

sát quản lý thực hiện hợp đồng, quản lý vốn đầu tư hết sức phức tạp, nhiều sai sót: nhiều điểm của hợp đồng không cụ thể, nhiều chỉ tiêu ký kết dưới dạng tạm tính và giả thiết. Trong khi đó nhà đầu tư không

phải chịu rủi ro về doanh thu.

Cơng tác lập và phê duyệt tổng mức đầu tư còn nhiều nội dung chưa

đúng, chưa phù hợp thực tế về: áp dụng đơn giá, cự ly vận chuyển,

cấp loại vật liệu, chi phí dự phịng... thẩm định, phê duyệt và tính chi phí lãi vay trong tổng vốn đầu tư dự án...

Qua kiểm tra một số nội dung về Tổng mức đầu tư đối với 06 dự án xác định giá trị phê duyệt sai tăng 451,577.9 triệu đồng (hơn 451 tỉ đồng); kiểm tra một số nội dung về dự toán và thanh quyết toán đối

với 07 dự án xác định các nhà đầu tư phê duyệt sai với tổng giá trị

tăng 316,252.59 triệu đồng (hơn 316 tỉ đồng).

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH cơ chế pháp lý ràng buộc nghĩa vụ của nhà thầu nước ngoài trong hợp đồng thiết kế xây dựng (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)