Luật kiểm soát xây dựng Singapore

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH cơ chế pháp lý ràng buộc nghĩa vụ của nhà thầu nước ngoài trong hợp đồng thiết kế xây dựng (Trang 76 - 90)

4.4. PHÁP LUẬT SINGAPORE

4.4.2. Luật kiểm soát xây dựng Singapore

Nếu như Việt Nam có Luật xử lý vi phạm hành chính và các Nghị định,

Thông tư hướng dẫn các nội dung liên quan đến lĩnh vực xây dựng, thì

178 Luật xây dựng số 50/2014/QH13, Điều 9.2.

179 Thông tư 329/2016/TT-BTC, Điều 13, Điều 21 và Điều 28.

180 Anne Netto et al. Building and Construction Law, Chapter 26 Section 4, updated 01/08/2015. Available at: <http://www.singaporelaw.sg/sglaw/laws-of-singapore/commercial-law/chapter-26>. [Accessed 20/05/2018]. 181 Anne Netto et al. Building and Construction Law, Article 26.4.2, updated 01/08/2015. Available at: <http://www.singaporelaw.sg/sglaw/laws-of-singapore/commercial-law/chapter-26>. [Accessed 20/05/2018]. 182 Anne Netto et al. Building and Construction Law, Article 26.4.3, item 2.d, updated 01/08/2015. Available at: <http://www.singaporelaw.sg/sglaw/laws-of-singapore/commercial-law/chapter-26>. [Accessed 20/05/2018].

Singapore có Luật kiểm soát xây dựng (Building Control Act) với nhiều phiên bản hiệu chỉnh, sửa đổi khác nhau.183

Các tài liệu này quy định về việc kiểm soát hoạt động đầu tư xây dựng tại

Singapore ở tất cả các giai đoạn của dự án xây dựng, từ khi bắt đầu cho đến hết thời gian sử dụng của cơng trình, và áp dụng với tất cả các cá nhân, tổ chức tham gia vào dự án.184

Mặc dù luật này áp dụng cho các hoạt động xây dựng tại Singapore, nhưng nhà đầu tư Việt Nam nếu có ý định thuê nhà thầu thiết kế xây dựng hoặc bất kỳ nhà thầu nào của Singapore, cũng có thể tham khảo để hiểu rõ hơn các quy định về kiểm soát xây dựng của Singapore để tìm kiếm các nội dung

mà có thể là luật Việt Nam chưa chặt chẽ, hoặc khơng có để áp dụng vào hợp đồng của mình, nhằm hạn chế đến mức tối đa khả năng thoái thác thực hiện nghĩa vụ của nhà thầu nước ngoài khi ký kết hợp đồng hoạt động xây dựng tại Việt Nam. Ví dụ như:

! Quy định về trách nhiệm, nghĩa vụ của người chủ trì, chủ nhiệm dự án và các mức phạt nghiêm khắc (phạt tiền, phạt tù, hoặc cả hai) nếu người chủ trì, chủ nhiệm khơng thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không

đủ các nghĩa vụ theo quy định.185

! Quy định về trách nhiệm, nghĩa vụ của những người quản lý xây dựng (nhà đầu tư, nhà thầu...) và các mức phạt tiền, phạt tù (hoặc cả hai) nếu không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các thủ tục pháp lý về quản lý xây dựng theo quy định. Đối với cơng trình xây dựng sai phép, sai

thủ tục pháp lý, cịn có thể bị phạt với hình thức tháo dỡ, đập bỏ phần sai quy định hoặc toàn bộ, tuỳ theo mức độ vi phạm...186

183 Building and Construction Authority. Codes, Acts and Regulations, updated 20/06/2018. Available at: <https://www.bca.gov.sg/publications/BuildingControlAct/building_control_act.html>. [Accessed 15/08/2018]. 184 Luật kiểm soát xây dựng Singapore, hiệu chỉnh 1999. Kiểm sốt các cơng việc xây dựng, Phần 2 từ Mục 4

đến mục 22. <https://www.bca.gov.sg/BuildingControlAct/others/building_control_act.pdf>. [Ngày truy cập

16/08/2018].

185 Luật kiểm soát xây dựng Singapore, hiệu chỉnh 1999. Trách nhiệm của người chủ trì, Phần 2 Mục 9.

<https://www.bca.gov.sg/BuildingControlAct/others/building_control_act.pdf>. [Ngày truy cập 16/08/2018]. 186 Luật kiểm soát xây dựng Singapore, hiệu chỉnh 1999. Trách nhiệm của người chủ trì, Phần 2 từ Mục 19

đến mục 21. <https://www.bca.gov.sg/BuildingControlAct/others/building_control_act.pdf>. [Ngày truy cập

! Quy định về các cách thức kiểm tra chất lượng sản phẩm xây dựng,

quản lý công tác xây dựng, trách nhiệm của người chủ trì/chủ nhiệm thiết kế xây dựng trong quá trình thực hiện công việc thiết kế cũng như giám sát trong q trình xây dựng cơng trình...187

Qua phân tích các tài liệu quốc tế liên quan đến hoạt động xây dựng giữa các đối tác Việt Nam và Singapore ở chương này, cho thấy rằng các tài liệu (Hiệp định, nghị định thư, Luật xây dựng của quốc gia nhà thầu...) cũng chỉ là một phần thông tin hỗ

trợ cho nhà đầu tư Việt Nam trong việc ký kết hợp đồng với nhà thầu nước ngoài

trong việc giải quyết tranh chấp hợp đồng với đối tác nước ngồi nói chung, nhà

thầu Singapore nói riêng; cịn để đảm bảo được rằng nhà thầu nước ngoài sẽ thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ hợp đồng của mình thì chỉ có cách mỗi nhà đầu tư phải tự nâng cao năng lực quản lý chun mơn của mình (hoặc thuê nhà thầu chuyên nghiệp quản lý chun mơn) để có thể dự định được các tình huống có thể xảy ra

trong q trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng, đặt ra các điều kiện ràng buộc chặt chẽ ngay từ khi thương lượng và ký hợp đồng, nhằm hạn chế đến mức tối đa khả

năng xảy ra sai sót trong q trình nhà thầu thực hiện công việc, hoặc nhà thầu không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng theo như mong muốn của nhà đầu tư.

187 Luật kiểm soát xây dựng Singapore, sửa đổi S 666/2003, Phần 3&4 từ mục 22 đến 41. <https://sso.agc.gov.sg/SL/BCA1989-S666-2003>. [Ngày truy cập 20/08/2018].

KẾT LUẬN

Qua quá trình tìm kiếm các tài liệu pháp luật của Việt Nam và quốc tế, cùng với các phương pháp nghiên cứu như phân tích, tổng hợp lý thuyết, tổng kết kinh nghiệm... như đã trình bày ở các phần nội dung phía trên của Luận văn này, người viết thấy

rằng các câu hỏi do mình đặt ra lúc ban đầu khi bắt tay vào nghiên cứu gần như đã

được giải đáp đầy đủ; mặc dù không được trọn vẹn như mong muốn, nhưng người

viết cũng đã có được cái nhìn tổng quan về các quy định pháp luật ràng buộc nghĩa vụ của nhà thầu thiết kế khi hoạt động xây dựng tại Việt Nam, đặc biệt là với nhà

thầu nước ngoài.

Nếu như Chương 1 của bài Luận văn là những dẫn chứng cụ thể các nội dung về ràng buộc nghĩa vụ của nhà thầu nước ngồi trong một hợp đồng thiết kế có thật,

Hợp đồng MR, thì Chương 2 và Chương 3 của Luận văn là những nội dung liên

quan đến các quy định pháp luật của Việt Nam trong lĩnh vực xây dựng, liên quan đến vấn đề quy định nghĩa vụ và chế tài thực hiện nghĩa vụ của nhà thầu thiết kế

xây dựng, và Chương 4 bổ sung thông tin cho các quy định này là các biện pháp hỗ trợ pháp lý cần thiết khi có tranh chấp xảy ra liên quan đến nhà thầu nước ngoài khi hoạt động xây dựng tại Việt Nam.

Song song với việc liệt kê nội dung, tác giả cũng thực hiện phân tích và phát biểu quan điểm của mình với những quy định cụ thể này, về những thông tin mà theo tác giả là sẽ có lợi, hoặc khơng có lợi cho nhà đầu tư hay bên đối tác Việt Nam khi ký hợp đồng với nhà thầu nước ngoài, cũng như những thiếu sót mà theo tác giả là quy

định pháp luật chưa phù hợp, không thực tế. Các đề xuất kèm theo cũng được thực

hiện cho những phát hiện này.

Nhận định chung là các quy định về nghĩa vụ của nhà thầu cũng như quy định về

chế tài để có thể đảm bảo nhà thầu sẽ thực hiện nghĩa vụ của họ đã có nhiều tài liệu, bao gồm cả quy định chung cho các hoạt động kinh doanh thương mại và quy định riêng cho chuyên ngành xây dựng; nhưng theo tác giả thì các quy định về chế tài

chưa đủ mạnh và chặt chẽ, đặc biệt là đối với các nhà thầu nước ngoài cho những tình huống xảy ra sự cố sau khi cơng trình đã hồn thành, đã bàn giao và đưa vào

dự án MR, việc thiếu sót hoặc khơng chú trọng đến các quy định ràng buộc nghĩa

vụ của nhà thầu TKXD nước ngồi nói riêng, hoặc nhà thầu nói chung trong nội dung của hợp đồng, thì khơng cần đợi đến khi có sự cố cơng trình cũng có thể sẽ

xảy ra phát sinh khơng nhỏ đến chi phí đầu tư dự án, đến kết quả phê duyệt dự án, hay đội vốn đầu tư... và thậm chí là có thể dẫn đến các tranh chấp kéo dài trong quá trình thực hiện dự án.

Ví dụ như ở Điều 5 của Hợp đồng MR thiếu các yêu cầu định lượng về yếu tố kỹ

thuật (đã phân tích ở mục 1.1.1 của bài Luận văn), thì những quy định về bồi

thường ở Điều 17 của hợp đồng không cho thấy yếu tố định lượng về thời gian, khi có sự cố xảy ra và có yêu cầu bồi thường từ phía chủ đầu tư, khi nào thì nhà thầu sẽ phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường ? Thiếu sót quan trọng là hợp đồng chỉ ràng

buộc nghĩa vụ của nhà thầu trong quá trình xây dựng cơng trình mà khơng có các quy định về nghĩa vụ và chế tài nhà thầu trong thời gian bảo hành và bảo trì cơng

trình, nghĩa là sau khi cơng trình đã xây dựng xong, đã được nghiệm thu và đưa vào khai thác sử dụng.

Hay đối với các quy định chế tài của pháp luật, Luật bảo hiểm và Luật xây dựng

Việt Nam chỉ bắt buộc những nhà thầu TKXD mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho các dự án từ cấp II trở lên188 và thời hạn bảo hiểm chỉ là quá trình tham gia dự án của nhà thầu đến hết thời gian bảo hành cơng trình189 và khơng có nội dung nào nói đến bảo hiểm trong thời gian bảo trì, thời gian khai thác sử dụng cơng trình theo tuổi thọ thiết kế.

Hoặc một thiếu sót của nhà làm luật là chưa có quy định chế tài về khắc phục hậu

quả trong trường hợp cơng trình đã được xây dựng xong, đã (hoặc chưa) nghiệm thu và đưa vào sử dụng thì mới bị cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng kiểm tra và

phát hiện ra là thiết kế không tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.190 Trong khi,

đây là một yêu cầu tối thiểu, bắt buộc phải thực hiện với cơng trình xây dựng để đảm bảo an toàn cho con người sử dụng trong cơng trình, cũng như cho tồn xã hội

trong suốt q trình khai thác và sử dụng cơng trình.

188 Luật xây dựng, Điều 9.2.b; Nghị định 119/2015/NĐ-CP, Điều 4.2; Thông tư 329/2016/TT-BTC, Điều 2.2 và

Điều 3.10. Bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng.

189 Nghị định 119/2015/NĐ-CP, Điều 5.3; Thông tư 329/2016/TT-BTC, Điều 21. 190 Như phân tích ở mục 3.1.3.2 của Luận văn.

Việc tìm hiểu các quy định pháp luật hiện hành, ngoài mục đích bổ sung cho những thiếu sót chưa được nhắc đến trong Hợp đồng MR, thì những phân tích đã thực hiện

ở trên cũng nhằm tổng hợp toàn bộ những quy định về ràng buộc nghĩa vụ của nhà

thầu nước ngồi nói riêng và nhà thầu thiết kế nói chung khi tham gia hoạt động xây dựng tại Việt Nam. Và thông tin về sự hỗ trợ từ các quy định hợp tác quốc tế khi có tranh chấp với nhà thầu nước ngoài cũng rất quan trọng và cần thiết.

Theo tác giả, các nhà quản lý xây dựng, bên đối tác Việt Nam của hợp đồng thiết kế cần phải biết và hiểu rõ những quy định này, bao gồm cả những phân tích về thiếu sót hoặc khơng chính xác của quy định, để dự liệu các tình huống có thể xảy ra khi tham gia ký kết hợp đồng thiết kế xây dựng, nhằm đảm bảo đến mức cao nhất có

thể về khả năng thực hiện nghĩa vụ hợp đồng của nhà thầu. Tránh các tranh chấp về nội dung, về nghữ nghĩa khơng cụ thể hoặc thiếu sót của các quy định, cũng chính là giảm thiểu thiệt hại đáng kể cho mình và cho các bên liên quan đến dự án xây

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

(Chỉ bao gồm những tài liệu được trích dẫn trong Luận văn này)

1. Abdalla M Odh and Hussien T Battaineh (Jan 2002). Causes of construction delay: traditional contracts. Available at:

<https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0263786300000375>. [Accessed 30/08/2018].

2. Anne Netto and George Tan. Building and Construction Law, updated 01/08/2015. Available at: <http://www.singaporelaw.sg/sglaw/laws-of-

singapore/commercial-law/chapter-26>. [Accessed 20/05/2018].

3. Bộ ngoại giao Việt Nam – Cổng thông tin điện tử về công tác lãnh sự. Danh mục các hiệp định về tương trợ tư pháp và pháp lý giữa Việt Nam và các nước, 20/07/2017.

<https://lanhsuvietnam.gov.vn/Lists/BaiViet/Bài%20viết/DispForm.aspx?List =dc7c7d75%2D6a32%2D4215%2Dafeb%2D47d4bee70eee&ID=414>. [Ngày truy cập 14/08/2018].

4. Bộ ngoại giao Việt Nam – Cổng thông tin điện tử về công tác lãnh sự. Hiệp

định tương trợ tư pháp về hình sự, 20/07/2017.

<https://lanhsuvietnam.gov.vn/Doc/He%20thong%20VBPQ/Dieu%20uoc%20

QT%20song%20phuong/3.HD-

TTTP/ASEAN%20model%20Agreement.pdf>. [Ngày truy cập 14/08/2018].

5. Building and Construction Authority. Codes, Acts and Regulations, updated 20/06/2018. Available at:

<https://www.bca.gov.sg/publications/BuildingControlAct/building_control_a

ct.html>. [Accessed 15/08/2018].

6. Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật.

<http://vbpl.vn/TW/Pages/Home.aspx?dvid=13>. Truy cập suốt quá trình viết Luận văn.

7. Commercial Law (Luật thương mại Singapore). Available at:

<http://www.singaporelaw.sg/sglaw/laws-of-singapore/commercial-law>. [Accessed 20/05/2018].

8. Cổng thông tin điện tử Bộ kế hoạch và đầu tư. Hiệp định về khuyến khích và bảo hộ đầu tư giữa Chính phủ cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ cộng hồ Singapore (1992), được soạn thảo ở Singapore ngày 29/10/1992. <http://www.mpi.gov.vn/Pages/danhsachcacnuoc.aspx?idnuoc=51>. [Ngày truy cập 20/05/2018].

9. Cổng thông tin điện tử Thanh tra chính phủ. Thơng báo Kết luận thanh tra việc chấp hành quy định của pháp luật trong việc thực hiện một số dự án BT, BOT trong lĩnh vực giao thông, môi trường tại Bộ Giao thông Vận tải, Thông báo

số 2222/TB-TTCP, ban hành ngày 01/09/2017.

<http://thanhtra.gov.vn/ct/news/Lists/KetLuanThanhTra/View_Detail.aspx?Ite

mId=89>. [Ngày truy cập 15/05/2018].

10. Đinh Văn Trường, 2014. Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng thi công

xây dựng cơng trình. Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học quốc gia Hà Nội, Khoa luật.

<http://repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/2709/1/00050004868.pdf>. [Ngày truy cập 30/08/2018].

11. Hợp đồng tư vấn số 02/2016/HĐKT, về việc “Lập dự án đầu tư, Thiết kế cơ sở, Thiết kế kỹ thuật và Tổng dự toán xây dựng cơng trình Nhà ga Hành khách Quốc tế MR”, giữa Công ty cổ phần nhà ga quốc tế MR và Liên danh tư vấn C-A-P, ký tháng 04/2016. [đính kèm ở Phụ lục 1].

12. Lim Chin Leng and Mahdev Mohan. Introduction to Singapore’s engagement with International Law-making, article 5.1.1. Available at:

<http://www.singaporelaw.sg/sglaw/laws-of-singapore/overview/chapter-5>. [Accessed 12/08/2018].

13. Locknie Hsu. Avenues for resolving State-to-State disputes provided, article 7.4.1, updated 30/04/2015. Available at:

<http://www.singaporelaw.sg/sglaw/laws-of-singapore/overview/chapter-7>. [Accessed 12/08/2018].

14. Ngọc Bích, 08/01/2014. Một số nghĩa vụ tiếp tục tồn tại sau khi hợp đồng chấm dứt. < http://ieit.edu.vn/vi/thu-vien-tap-chi/tap-chi-kinh-te-doi-

ngoai/item/266-mot-so-nghia-vu-tiep-tuc-ton-tai-sau-khi-hop-dong-cham- dut>. [Ngày truy cập 30/08/2018].

15. Nguyễn Đình Phong và Đào Thuỳ Ninh, 2018. Hợp đồng xây dựng trong dự án đầu tư xây dựng BIM: kinh nghiệm thế giới và thực tiễn tại Việt Nam. <

http://stce.nuce.edu.vn/index.php/journal/article/view/965>. [Ngày truy cập

30/08/2018].

16. Singapore Jurisdiction & Law. Available at:

<http://www.singaporelaw.sg/sglaw/singapore-legal-system/singapore-

jurisdiction-law>. [Accessed 12/08/2018].

17. Singapore Statutes Online, 29/12/2003. Building Control Act – Chapter 29 – Building Control Regulations 2003, version in force from 02/04/2018. Available at: <https://sso.agc.gov.sg/SL/BCA1989-S666-2003>. [Accessed 27/05/2018].

18. The Statutes of the Republic of Singapore. Building Control Act – Chapter 29, revised edition 1999, version in force from 28/10/2013. Available at:

<https://www.bca.gov.sg/BuildingControlAct/others/building_control_act.pdf >. [Accessed 27/05/2018].

19. Trần Đình Hà, 03/08/2017. Bộ Xây dựng tổ chức họp báo Quý II/2017. <http://www.moc.gov.vn/en/web/guest/trang-chi-tiet/-/tin-chi-

tiet/Z2jG/63/372341/bo-xay-dung-to-chuc-hop-bao-quy-ii2017.html>. [Ngày

truy cập 12/05/2018].

20. Việt Thắng, 22/08/2016. Cấp giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài: Vi phạm nguyên tắc của TPP ?. <http://baodauthau.vn/dau-

thau/cap-giay-phep-hoat-dong-xay-dung-cho-nha-thau-nuoc-ngoai-vi-pham- nguyen-tac-cua-tpp-26138.html>. [Ngày truy cập 06/05/2018].

21. Wa’el Alaghbari et al., 2007. The significant factors causing delay of building construction projects in Malaysia. Available at:

<https://www.emeraldinsight.com/doi/abs/10.1108/09699980710731308>. [Accessed 30/08/2018].

22. WTO Hội nhập kinh tế quốc tế. Nghị định thư về Cơ chế giải quyết tranh chấp, 18/06/2010. <http://www.trungtamwto.vn/node/835>. [Ngày truy cập 14/08/2018].

DANH MỤC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

(Chỉ bao gồm những văn bản được sử dụng trong Luận văn này)

1. Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13, được sửa đổi, bổ sung theo Luật số

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH cơ chế pháp lý ràng buộc nghĩa vụ của nhà thầu nước ngoài trong hợp đồng thiết kế xây dựng (Trang 76 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)