NGHĨA VỤ CỦA NHÀ THẦU THIẾT KẾ TRONG THỜI GIAN BẢO

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH cơ chế pháp lý ràng buộc nghĩa vụ của nhà thầu nước ngoài trong hợp đồng thiết kế xây dựng (Trang 41 - 43)

TRÌ CƠNG TRÌNH

Cơng trình xây dựng hoàn thành, được nghiệm thu, đưa vào sử dụng và hết

thời gian bảo hành, tưởng như công việc của nhà thầu TKXD đã kết thúc,

nhưng thực ra nghĩa vụ, trách nhiệm của nhà thầu đối với chất lượng sản phẩm thiết kế của mình cịn phải kéo dài đến hết thời hạn sử dụng theo thiết kế của cơng trình76; nghĩa vụ của nhà thầu trong khoảng thời gian này được gọi là

nghĩa vụ trong thời gian bảo trì cơng trình xây dựng.

Theo quy định của pháp luật xây dựng, thời gian bảo trì cơng trình xây dựng có thể kéo dài đến hơn 100 năm tuỳ theo phân cấp cơng trình77 và tuỳ theo sự lựa chọn của chủ đầu tư. Thông tin về tuổi thọ thiết kế của cơng trình phải được thể hiện trong quy trình bảo trì78 để những người quản lý, sử dụng cơng trình sau này biết và có kế hoạch duy tu, bảo trì cơng trình hợp lý.

2.2.1. Nghĩa vụ lập quy trình bảo trì

Phải lập quy trình bảo trì cho cơng trình xây dựng cũng là một trong những nghĩa vụ mà pháp luật xây dựng quy định nhà thầu TKXD phải thực hiện

trước khi cơng trình được nghiệm thu xây dựng và đưa vào sử dụng; quy

trình cũng phải được phê duyệt và nghiệm thu bởi chủ đầu tư.79 Tuy nhiên, nghĩa vụ này không bắt buộc phải được thực hiện bởi nhà thầu thiết kế của

75 Luật xây dựng, Điều 114.2.b.

76 Nghị định 46/2015/NĐ-CP, Điều 36.6.

77 QCVN 03:2012/BXD, Điều 2.2.1.8 và 2.2.1.14; Nghị định 46/2015/NĐ-CP, Điều 3.13 và 8.3.e. 78 Nghị định 46/2015/NĐ-CP, Điều 3.14 và 38.1.e.

cơng trình, mà có thể được thực hiện bởi nhà thầu khác do chủ đầu tư quyết

định và lựa chọn.80

Trở lại với Hợp đồng MR, một thiếu sót lớn của hợp đồng này là khơng có nội dung nào quy định về nghĩa vụ thiết lập hoặc nghĩa vụ chi trả chi phí cho việc thiết lập quy trình bảo trì cơng trình xây dựng cho dự án MR, thuộc loại cơng trình cấp I; cũng như khơng có nội dung nào của hợp đồng đề cập đến

các tài liệu tương tự khác mà chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng cơng trình có thể áp dụng để sử dụng trong việc bảo trì cho cơng trình trong tương lai. Mà theo quy định thì tất cả các cơng trình xây dựng từ cấp II trở lên phải có quy trình bảo trì.81

2.2.2. Nghĩa vụ với sự cố cơng trình trong thời gian bảo trì

Khi cơng trình đang trong giai đoạn khai thác sử dụng và còn trong thời hạn tuổi thọ thiết kế, mặc dù pháp luật Việt Nam khơng có quy định riêng nào về nghĩa vụ của nhà thầu TKXD đối với cơng trình khi có sự cố xảy ra, nhưng

cũng có những quy định chung dành cho tất cả các nhà thầu có tham gia vào dự án đầu tư xây dựng cơng trình.

Như đã trình bày ở mục 2.1.3.4 của bài Luận văn, nhà thầu phải chịu trách nhiệm pháp luật về chất lượng sản phẩm của mình trong suốt thời gian sử dụng theo tuổi thọ thiết kế của cơng trình, và cũng sẽ không được thay thế

hay giảm thiểu trách nhiệm ngay cả khi sản phẩm đã được phê duyệt, nghiệm thu bởi chủ đầu tư, bên thứ ba, hay cơ quan quản lý nhà nước...

Theo đó, khi có sự cố cơng trình xảy ra, có thể các chi phí ban đầu để khắc phục sự cố và truy tìm nguyên nhân sự cố sẽ do người quản lý, sử dụng cơng trình chi trả82, nhưng sau đó thì bên gây ra sự cố có nghĩa vụ phải chi trả lại cho các khoản thiệt hại này. Theo quy định của pháp luật xây dựng, thì “tổ

chức, cá nhân gây ra sự cố cơng trình có trách nhiệm bồi thường thiệt hại và

80 Nghị định 46/2015/NĐ-CP, Điều 38.2.a và 38.2.c. 81 Nghị định 46/2015/NĐ-CP, Điều 38.3 và 38.4.

chi phí cho việc khắc phục sự cố tùy theo tính chất, mức độ và phạm vi ảnh hưởng của sự cố”.83

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH cơ chế pháp lý ràng buộc nghĩa vụ của nhà thầu nước ngoài trong hợp đồng thiết kế xây dựng (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)