2.1. NGHĨA VỤ TRONG THỜI GIAN XÂY DỰNG VÀ BẢO HÀNH
2.1.1. Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp
Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của nhà thầu TKXD là một trong những loại bảo hiểm bắt buộc mà Luật xây dựng quy định đối với các nhà thầu tham gia vào hoạt động đầu tư xây dựng tại Việt Nam phải mua trước khi thực
hiện công việc theo hợp đồng.40 Tuy nhiên, không phải tất cả các loại cơng trình, dự án đều phải có bảo hiểm này; Luật bảo hiểm và Luật xây dựng Việt Nam chỉ bắt buộc những nhà thầu TKXD cho các dự án từ cấp II trở lên mới phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp41 cho quá trình tham gia dự án của mình, thời gian bảo hiểm là từ lúc nhà thầu bắt đầu thực hiện công việc
tư vấn đến hết thời gian bảo hành cơng trình.42
Nguyên tắc để xác định phân cấp cơng trình xây dựng được quy định tại Điều 5 Luật xây dựng số 50/2014/QH13, và quy định chi tiết tại Điều 2 và
Phụ lục 1 của Thông tư 03/2016/TT-BXD.
38 Luật đấu thầu, Điều 1 và Điều 2.
39 Luật xây dựng, Điều 9.1.b; Thông tư 329/2016/TT-BTC, Điều 4.2.b. 40 Thông tư 329/2016/TT-BTC, Điều 23.
41 Luật xây dựng, Điều 9.2.b; Nghị định 119/2015/NĐ-CP, Điều 4.2; Thông tư 329/2016/TT-BTC, Điều 2.2 và
Điều 3.10. Bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng.
Theo quy định, phạm vi bảo hiểm bắt buộc là chỉ bảo hiểm cho các rủi ro
khách quan, khơng mang tính thảm hoạ và loại trừ các tổn thất phát sinh từ lỗi của nhà thiết kế hoặc lỗi từ tổn thất đối với các thiết bị, tài liệu được nhà thầu sử dụng. Theo đó, “doanh nghiệp bảo hiểm sẽ bồi thường cho nhà thầu
tư vấn những khoản tiền mà nhà thầu có trách nhiệm bồi thường cho các tổn thất của bên thứ ba và các chi phí có liên quan theo quy định pháp luật phát sinh từ việc thực hiện công việc tư vấn đầu tư xây dựng”43; đồng thời, số tiền bảo hiểm tối thiểu theo quy định là bằng giá trị hợp đồng thiết kế xây dựng.44
Quy định về bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, theo tác giả có một lưu ý
cần đặt ra cho các bên liên quan khi tham gia vào hợp đồng, bao gồm cả hợp
đồng TKXD và hợp đồng bảo hiểm, là trong trường hợp nhà thầu ngừng
cơng việc thiết kế giữa chừng thì trách nhiệm của nhà thầu và của bên bán bảo hiểm cần phải được xem xét và ràng buộc cụ thể.
Mặc dù quy định pháp luật về bảo hiểm có đặt ra trường hợp chấm dứt hợp đồng giữa chừng45, nhưng theo tác giả nhận thấy là khơng có quy định hoặc khuyến cáo nào nói về trách nhiệm của các bên trong trường hợp này; bởi vì sau khi hợp đồng thiết kế chấm dứt, hợp đồng bảo hiểm cũng sẽ chấm dứt, nhưng dự án có thể vẫn tiếp tục được thực hiện và thiết kế (bởi nhà thầu
khác), sản phẩm thiết kế của nhà thầu ban đầu vẫn có thể tiếp tục được sử
dụng hoặc kế thừa, nghĩa là trách nhiệm của nhà thầu đối với sản phẩm thiết kế của mình có thể vẫn chưa kết thúc; mà thời gian bảo hành chỉ được tính kể từ sau khi cơng trình xây dựng xong, được nghiệm thu và đưa vào sử dụng,
theo quy định tối thiểu là từ 12 đến 24 tháng tuỳ loại cơng trình xây dựng,
riêng đối với nhà chung cư thì thời hạn bảo hành tối thiểu lên đến 60 tháng.46