Hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại một số NHTMCP hiện nay

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng TMCP sài gòn hà nội (SHB) (Trang 41 - 46)

và bài học kinh nghiệm.

1.5.1. Hoạt động TTKDTM tại một số MHTMCP hiện nay

1.5.1.1. Ngần hàng Thương Mại cơ phần Sài Gịn Thương Tín - Sacombank

Ngân hàng Sacombank thành lập tù’ những năm 1991 và hoạt động ngày càng vững mạnh với tốc độ tăng trưởng mỗi năm tăng cao, trở thành một trong top 10 ngân hàng lớn nhất Việt Nam với Tổng tài sản hợp nhất năm 2020 đạt gàn 453.000 tỷ đồng, tăng gần 10% so với năm trước, tỷ lệ nợ xấy được kéo giảm về 1,6% do những cồng tác đẩy mạnh thu hồi nợ. Lợi nhuận thu được từ hoạt động dịch vụ năm 2020 đạt 5.477• ••• • •• • • e tỷ đồng tăng 14.03% so với năm 2019. Quy mô hoạt động với 570 chi nhánh và văn phòng giao dịch trên cả nước, hơn 18.800 cán bộ nhân viên. Hiện nay, Ngân Hàng

SHB có tổng cộng hơn 788 cây ATM đặt tại 45 tỉnh, thành phố trong cả nước. Trong đó nhiều nhất phải kể đến TP HCM - 260 cây ATM, Hà Nội - 86 cây ATM, Kiên Giang - 26 cây ATM,... và nhiều tỉnh, thành phố khác.

Với phương châm lấy khách hàng làm trọng tâm và đón đầu xu thế phát triển thanh tốn khơng dùng tiền mặt, từ 10 năm trước Sacombank là một trong những ngân hàng tiên phong triển khai dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử tại Việt Nam. Đến thời điềm hiện nay, Sacombank cũng là một trong số ít ngân hàng đã xây dựng được một nền tảng hạ tầng công nghệ và sản phẩm dịch vụ hiện đại và bảo mật theo tiêu chuẩn quốc tế như hệ thống ngân hàng điện tử, các dòng thẻ nội địa và quốc tế, ứng dụng quản lý tài chính Sacombank Pay... để cung cấp đến khách hàng những công cụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt an toàn, tiện lợi và hiện đại. Ngoài ra Sacombank đang hợp tác với 5 tồ chức phát hành thẻ gồm Visa, Mastercard, JCB,

UnionPay và Napas đê đa dạng hóa các dịng thẻ phù hợp với mọi phân khúc khách hàng. Ngoài ra hệ thống ngân hàng điện tử Sacombank eBanking (gồm iBanking và mBanking) có nhiều tính năng ưu việt tích hợp các tiện ích thẻ vào mobile banking, gửi/vay online, thanh toán bằng mã QR, nộp thuế điện tử... Đến nay, Sacombank có hơn 2,4 triệu khách hàng sử dụng iBanking và hơn 2 triệu khách hàng sử dụng mBanking.

Ngân hàng còn hợp tác với nhiều đơn vị du lịch, khách sạn, resort như Vietravel, Traveloka, Agoda, Vntrip, Trip.com, Hotels.com, Booking.com, New World Saigon Hotel, Silk Sense Hoi An River Resort, Danang Golden Bay, The Anam Resort, Fushion Suites... để triển khai kích cầu du lịch

Có thể thấy Sacombank đang là một trong những ngân hàng đẩy mạnh hoạt động TTKDTM bằng việc đẩy mạnh phát triển các công nghệ kĩ thuật, các ưu đãi, các đơn vị liên kết các chương trình hỗ trợ nhằm kích cầu thói quen chi tiêu của người dân Việt Nam.

1.5.1.2. Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng - Vpbank

Sau hơn 27 năm hoạt động trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, VPBank đã thực hiện thành cơng mục tiêu tăng trưởng và bền vững .Lợi nhuận ngày càng được cải thiện vào năm 2020, lợi nhuận trước thuế đạt 13.000 tỷ đồng và tăng 26% so với năm trước. Tổng tài sản đạt hơn 419.000 tỷ đồng, tăng 11% so với 2019 và tổng dư nợ cho vay khách hàng hợp nhất tăng 19% lên 320.000 tỷ đồng.

Với quy mơ hoạt động hơn 200 chi nhánh phịng giao dịch trải dài các tỉnh thành trọng điểm, hơn 230 điểm đặt máy ATM tại 20 tỉnh thành trong cả nước tập trung Hà Nội (62 ATM) và HCM (34 ATM), với 24.000 cán bộ nhân viên Vpbank chủ yếu tập trung vào các mảng tài chính ngân hàng, vay vốn.

Xác định việc đẩy mạnh các dịch vụ ngân hàng điện tử là một trong những trọng tâm hoạt động thời gian tới, bên cạnh mục tiêu tãng thu nhập, các ngân hàng cịn mong muốn góp phần hiện đại hóa dịch vụ, đấy mạnh các kênh giao dịch thanh tốn khơng dùng tiền mặt, qua đó tăng năng lực cạnh tranh, thu hút khách hàng... VPBank đã ký thỏa thuận hợp tác với Tồng cục Hải quan, Kho bạc Nhà nước, Tổng cục Thuế triển khai thu hộ ngân sách Nhà nước, bảo lành thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu bàng phương thức điện tử. Thời gian qua, VPbank đã triển khai hàng loạt

ứng dụng ngân hàng sô sáng tạo, độc nhât với những giải pháp tài chính được sơ hóa như VPBank Dream và YOLO... Mới đây, VPBank đã bắt tay hợp tác chiến lược với BE GROUP để cung cấp các giải pháp thanh tốn khơng tiền mặt và cả các giải pháp tài chính số hóa cho khách hàng cá nhân, tài xế và doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Có thể thấy Vpbank đang đưa các dịch vụ ngân hàng số vào úng dụng thực tiễn, đẩy mạnh các hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền mặt để triển khai nhiều ứng dụng ngân hàng số sáng tạo với những giải pháp tài chính được số hóa. Trong thời gian tới Vpbank sẽ trờ thành một trong nhũng đối thủ đáng gờm trên thị trường này.

1.5.1.3. Ngân hàng TMCP Á Châu —ACB.

Ngân hàng ACB cũng thuộc top nhũng ngân hàng lớn tại Việt Nam với quy mô hoạt động mạnh mẽ với tổng tài sản năm 2020 đạt 444. 530 tỷ đồng tăng 16% so với năm 2019. Lợi nhuận từ hoạt động dịch vụ cũng tăng từ 2.709 tỷ đồng năm 2019 lên 2.803 tỷ đồng năm 2020. Hơn nữa với tốc độ tăng trưởng cao và thu hút lượng đông đảo khách hàng lớn trên cả nước, quy mô hoạt động năm 2020 đã tàng lên 208 chi nhánh, phòng giao dịch trên cả nước, hơn 1100 máy ATM và 2000 đại lý chấp nhận thẻ POS. Tổng số lượng nhân viên tính đến cuối năm 2020 là 11.267 nhân viên. Hoạt động chủ yếu là cho vay vốn, tiền gửi ngân hàng và huy động kiều hối.

Hiện nay, ACB với kinh nghiệm hơn 10 năm cung cấp dịch vụ chấp nhận thanh toán thẻ ngân hàng, đã phục vụ cho hơn 4.000 điểm kinh doanh khắp các tỉnh/thành trên cả nước. Khách hàng sử dụng dịch vụ chấp nhận thẻ thuộc đa dạng các ngành nghề kinh doanh bao gồm khách sạn, nhà hàng, điểm du lịch, đại lý vé máy bay, siêu thị, bệnh viện, phòng tranh, cửa hàng vàng bạc đá quý... tại hầu hết các thành phố thương mại và khu du lịch. Đặc biệt, từ tháng 6/2020, ACB ra mắt dịng thẻ tín dụng DN là ACB Visa Corporate, được thiết kế giúp DN/chủ DN chủ động quản lý dịng tiền, tách bạch chi phí cá nhân và DN đế thuận tiện hạch toán thuế. Với Thẻ tín dụng DN ACB Visa Corporate, DN/chủ DN có thể chủ động phân bổ nguồn tiền cho đúng người, đúng việc, đúng thời điểm, thông qua việc ủy quyền sử dụng thẻ cho nhân viên theo hạn mức cấp sẵn (tối đa 30 thẻ/DN). Nhân viên được DN ũy quyền sử dụng thẻ có thể chủ động thanh tốn cơng tác phí, ngoại giao, mua hàng hóa, dịch vụ trong và ngồi nước nhanh chóng hơn. Đồng thời, việc sử

dụng thẻ giúp đơn giản hóa quy trình tạm ứng, giải ngân từ DN. Chủ DN có thể

xem được lịch sử giao dịch của tât cả thẻ thuộc DN trong vòng 40 ngày gân nhât trên ACB Online theo thời gian thực; giúp DN dễ dàng thống kê, phân tích hiệu quả chi tiêu. Với dịch vụ chấp nhận thẻ, ACB có thể đáp ứng nhu cầu thanh tốn khơng sử dụng tiền mặt của hàng triệu chủ thẻ Visa, MasterCard, JCB trên khắp thế giới và hơn 500.000 chủ thẻ ACB

Bên cạnh đó, ACB thường tồ chức các chương trình ưu đãi, khuyến mại cho các điểm chấp nhận thanh toán thẻ đại lý nhằm quảng bá thương hiệu cho đại lý hoặc chương trình bán hàng có thưởng dành cho nhân viên cửa hàng...

1,5.2. Bài học kinh nghiệm.

Qua kinh nghiệm của 3 ngân hàng TMCP ta có được một số bài học kinh nghiệm về việc phát triển dịch vụ TTKDTM như sau:

Thứ nhất, để nâng cao phát triển hoạt động TTKDTM các ngân hàng TMCP đã tập trung vào phát triển dịch vụ TTKDTM ứng dụng thành tựu công nghệ kỹ thuật cao nhằm thay thế dần tiền mặt trong thanh tốn. Trong đó hình thức thanh toán đang được chú trọng phát triển hiện nay là: dịch vụ thanh toán thẻ, dịch vụ thanh toán điện tử. Đây cũng sẽ là xu thế mà các ngân hàng thương mại tiếp tục đẩy mạnh phát triển trong hiện tại và tương lai.

Thứ hai, tiếp cận tới đối tượng phục vụ là nhóm khách hàng trong độ tuổi lao động với việc phát triển hàng loạt các sản phấm cho giới trẻ, các tiện ích thanh tốn trong đời sống bởi đây chính là lực lượng lao động chính tạo ra thu nhập cho nền kinh tế.

Thứ ba, thay đổi dần nhận thức của người dân về chức năng của các phương tiện thanh toán. Việc ngày càng phát triển mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch cũng như tăng số lượng ATM và các điểm giao dịch POS đã cho thấy người dân đã dần quen thuộc hơn các phương tiện thanh toán mới. Ngân hàng đã thành cơng trong việc truyền tải tiện ích của dịch vụ đến cho người sử dụng.

Các bài học trên rất thiết thực và ngân hàng SHB đã và đang áp dụng được vào trong chiến lược phát triển thực tiễn tại ngân hàng. Tuy nhiên để phát triển được hơn nữa, ngân hàng cần đưa ra định hướng chiến lược trong tương lai để cạnh tranh với các NHTM cũng như cung cấp được các dịch vụ toàn diện về TTKDTM cho người dân.

KÉT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương này, luận văn đã trình bày những lý thuyêt cơ bản vê dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt và các chỉ tiêu đo lường sự phát triển của dịch vụ này. Tác giả đã dựa trên các lý thuyết chung về dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt bao gồm: Trình bày các khái niệm, đặc điểm, vai trị của TTKDTM; các hình thức TTDKTM phổ biến hiện nay cùng các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền mặt trong ngân hàng thương mại. Tác giả cũng đưa ra một số bài học tại các nước đang phát triển để từ đó có thể vận dụng những hình thức thanh tốn, những hứng đi cho phù hợp việc phát triển hoạt động TTKDTM tại Việt Nam. Ngoài ra việc đưa ra chỉ tiêu định tính và định lượng nhằm đánh giá sự phát triển của dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt. Kết quả nghiên cứu chương 1 là cơ sở đế phân tích, đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại SHB sẽ được tác giả trình bày ở chương 3.

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng TMCP sài gòn hà nội (SHB) (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)