Khái quát Ngân hàng SHB

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng TMCP sài gòn hà nội (SHB) (Trang 55)

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN cứu

3.1. Khái quát Ngân hàng SHB

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà nội (SHB) tiền thân là Ngân hàng TMCP Nông thôn Nhơn Ái, hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 5703000085 do Sở kế hoạch và đầu tư TP cần Thơ cấp ngày 10/12/1993 và giấy phép số 0041/NN/GP do NHNN Việt Nam cấp ngày 13/11/1993. SHB chính thức đi vào hoạt động từ ngày 12/12/1993.

Những thông tin cơ bản của ngân hàng SHB như sau:

Tên giao dịch tiếng Việt: Ngân hàng Thương Mại cổ Phần Sài Gòn - Hà Nội Tên giao dịch tiếng Anh: SaiGon - HaNoi Commercial Joint Stock Bank

Tên viết tắt: SHB

Mã SWIFT Code: SHB AVNVX

Loại hình: Ngân hàng thương mại cổ phần

Địa chỉ trụ sở chính: số 77, Phố Trần Hưng Đạo, Phường Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

số tổng đài, hotline: 1800588856 - 1800545422 Số Fax: (02) 3941 0944 Website: http://www.shb.com.vn Email: contact©shb.com.vn Tổng tài sản: 418.000 tỷ đồng (Cập nhật ngày 31/3/2021) Logo:

Ngày 20/01/2006, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ký Quyết định số 93/QĐ-NHNN về việc chấp thuận cho SHB chuyển đổi mơ hình hoạt động từ Ngân hàng TMCP Nông thôn sang Ngân hàng TMCP Đơ thị, từ đó đã tạo thuận

lợi cho Ngân hàng SHB có điêu kiện nâng cao năng lực tài chính và mở rộng mạng lưới kinh doanh.

Năm 2008, SHB chuyển trụ sở chính từ cần Thơ ra Hà Nội, khẳng định bước ngoặt lớn trong quy mô, vị thế và tiềm lực cùa Ngân hàng. Năm 2009, SHB là một trong những Ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam chính thức niêm yết cố phiếu trên Sở giao dịch chứng khoán TP. Hà Nội. Năm 2010, đánh dấu một giai đoạn phát triến mới của Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội với việc sát nhập thành công Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội, Ngân hàng SHB đã trở thành một định chế tài chính có quy mơ lớn của Việt Nam với tổng tài sản đạt gần 150.000 tỷ đồng, nâng vốn điều lệ lên gần 9000 tỷ đồng với hơn 2 triệu khách hàng tổ chức và cá nhân, trên 5000 cán bộ nhân viên toàn hệ thống cùng mạng lưới kinh doanh rộng lớn với gần 400 chi nhánh và phòng giao dịch trải dài trên khắp cả nước và 3 chi nhánh tại Lào và Campuchia.

Năm 2012, SHB nhận sáp nhập thành công Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (Habubank), đi đầu trong việc thực hiện chù trương tái cấu trúc hệ thống các TCTD của Chính phủ. Tính đến cuối năm 2016, SHB chính thức nhận sáp nhập Cơng ty cổ phần Tài chính Vinaconex Viettel (VVF) và thành lập Cơng ty tài chính TNHH MTV SHB (SHB FC). Cũng trong năm 2016, SHB khai trương Ngân hàng con 100% vốn tại Lào và Campuchia. Năm 2017, SHB tăng vốn điều lệ lên 12.036 tỷ đồng, nâng cao năng lực tài chính; và được chấp thuận mở văn phòng đại diện tại Cộng hòa Liên bang Myanmar. Đây cũng là bước tiến quan trọng của SHB khi khơng chỉ có mặt tại bán đảo Đơng Dương mà cịn vươn ra khu vực Đông Nam Á.

Tính đến nay Ngân hàng Sài Gịn - Hà Nội (SHB) đà có những bước tăng trưởng, phát triển an toàn, minh bạch và bền vững. SHB hiện đứng trong Top 5 Ngân hàng TMCP lớn nhất Việt Nam, Top 10 Ngân hàng Thương mại uy tín nhất Việt Nam; Top 1.000 ngân hàng tồn cầu và là 1 trong 16 tổ chức tín dụng có tầm ảnh hưởng quan trọng trong hệ thống ngân hàng Việt Nam... SHB vinh dự được trao tặng Huân chương lao động Hạng Nhì (Lần thứ 2), Huân chương lao động Hạng Ba và rất nhiều cờ, Bằng khen, Giấy khen của Chính Phủ, các Bộ, Ngành, Đoàn thể và

các Giải thưởng cao quý khác. Với tôn chỉ hoạt động “Đối tác tin cậy, Giải pháp

phù hợp”, SHB hướng tới mục tiêu ngân hàng sô 1 vê hiệu quả kinh doanh và công nghệ trong hệ thống NHTM tại Việt Nam. Tới năm 2030, SHB đạt tầm vóc ngân hàng bán lẻ hiện đại trong top đầu của khu vực, thể hiện Khát vọng dẫn đầu, với tôn

chỉ Phụng sự từ Tâm.

3.1.2. Co' cấu bộ máy quản lý của Ngân hàngTMCP SHB

Đại hội đồng cơ đơng:

Là co quan có thẩm quyền cao nhất của Ngân hàng.

Hội đồng quản trị:

Do ĐHĐCĐ bầu ra, là cơ quan quản trị Ngân hàng, có tồn quyền nhân danh Ngân hàng để quyết định những vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Ngân hàng, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ. HĐQT giữ vai trò định hướng chiến lược, kế hoạch hoạt động hàng năm; chỉ đạo và giám sát hoạt động của Ngân hàng thông qua Ban điều hành và các Hội đồng.

Ban kiêm sốt:

Do ĐHĐCĐ bầu ra, có nhiệm vụ kiểm tra hoạt động tài chính của Ngân hàng; giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, kế toán; hoạt động của hệ thống kiểm tra và kiểm toán nội bộ của Ngân hàng; thẩm định báo cáo tài chính hàng năm; báo cáo cho ĐHĐCĐ tính chính xác, trung thực, hợp pháp về báo cáo tài chính của Ngân hàng.

Các Uỷ ban:

Do HĐQT thành lập, làm tham mưu cho HĐQT trong việc quản trị ngân hàng, thực hiện chiến lược, kế hoạch kinh doanh; đảm bảo sự phát triển hiệu quả, an toàn và đúng mục tiêu đã đề ra.

Tông giám đốc:

Là người chịu trách nhiệm trước HĐQT, trước pháp luật về hoạt động hàng ngày cùa Ngân hàng. Giúp việc cho Tổng giám đốc là các Phó Tổng giám đốc, các

Trưởng phịng ban nghiệp vụ, Kế tốn trưởng và bộ máy chun mơn nghiệp vụ.

Thực hiện các nghiệp vụ theo quy định về chức năng nhiệm vụ, quyền hạn do Tống giám đốc ban hành và tuân thủ những quy định của NHNN.

3.2. Khái quát kêt quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng SHB

Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của ngành Ngân hàng nói chung và ngân hàng SHB nói riêng. Trong 3 năm vừa qua SHB đà không ngừng đối mới phương thức hoạt động, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, chủ động năm bắt nhu cầu của thị trường, tích cực khai thác các dự án sản xuất kinh doanh, mở rộng diện đầu tư khách hàng với mọi thành phần kinh tế, từng bước thay đổi cơ cấu đầu tư phù hợp với sự phát triển của từng ngành nghề đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ thương mại của kinh tế truyền thống cũng như các khách hàng mới.

Dưới tác động chung cùa nền kinh tế ngân hàng SHB cũng có nhiều biến động trong hoạt động kinh doanh từ năm 2017 -2020. số liệu cụ thể được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của SHB giai đoạn 2018 -2020

Đơn vị tính: Triệu đồng

ĩ---------- --------------------------------------------7

Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Tăng/ giảm 2019/2018 Tăng/ giảm 2020/2019 1. Tổng nguồn vốn chủ sở hữu 16,332,532 18,507,443 24,036,220 13.32 29.87 2. Tổng nợ phải trả 306,943,476 346,746,875 388,643,373 12.97 12.08 3. Thu nhập trước thuế 2,093,853 3,026,340 3,268,000 44.53 7.99 4. Thu nhập ròng 1,672,319 2,417,890 2,607,012 44.58 7.82 - Từ HĐ dich vu• • 713,942 694,106 522,749 (2.78) (24.69) - Từ HĐ kinh doanh ngoại hối 61,747 156,272 124,713 153.08 (20.19) - Từ HĐ mua bán

chúng khoán đầu tư 277,881 1,293,111 464,149 365.35 (64.11)

- Thu nhập từ góp vốn

mua cổ phần 2,202 -14931 2,334 (778.07) (115.63)

Thu nhập từ HĐ khác 130,061 241,736 348,570 85.86 44.19

(Nguôn: Báo cáo tông kêt hoạt động kinh doanh SHB giai đoạn 201 8 -2020)

Qua bảng sô liệu ta nhận thây tơng ngn vơn chủ sờ hữu của SHB đang có xu hướng tăng dần qua các năm. Tính đến năm 2020 vốn chủ sở hữu đạt 24,036,220 triệu đồng tương ứng đạt 29.87% so với năm 2019. Nguồn vốn chủ sở hữu tăng cho thấy hoạt động kinh doanh cùa ngân hàng SHB ngày càng cải thiện và phát triển. Vốn chủ sở hữu tăng là tín hiệu đáng mừng, trong thời gian tới cơng ty có thể mở rộng thêm hoạt động kinh doanh, phát triển mạng lưới, đầu tư thêm các lĩnh vực khác đề gia tăng thêm lợi nhuận.

Nợ phải trả tăng nhẹ qua các năm với tỷ trọng năm 2018 là 306,943,476 triệu đồng, tăng 12.97% so với năm 2018, lên đến năm 2020 tổng nợ phải trả là

388,643,373 triệu đồng chỉ chiếm 12.08% so với năm 2019. Trong giai đoạn kinh tế khó khăn như hiện nay việc giữ ổn định khoản nợ cần thanh tốn chứng tỏ SHB vẫn ln thận trọng trong các hoạt động tín dụng để có thể tài trợ vốn cho các dự án ổn định và nhiều tiềm năng cũng như hạn chế bớt được các khoản nợ phải trả trong thời gian tới.

Năm 2019 là 1 năm thành công đối với hoạt động kinh doanh của SHB được thể hiện qua chỉ tiêu thu nhập trước thuế đạt 44.3%. Tuy nhiên do ảnh hưởng mạnh mè của đại dịch Covid 19 đến nền kinh tế toàn cầu nên sang năm 2020 thu nhập trước thuế chỉ tăng nhẹ (7.99%) đạt 3,268,000 triệu đồng.

Như vậy, trong nhũng năm qua, nền kinh tế chịu tác động của khủng hoảng kinh tế thể giới và tình hình trong nước có nhiều diễn biến phức tạp, đặc biệt là dịch Covid 19 đã khiến cho nền kinh tế giảm nhanh chóng và khó nắm bắt như lạm phát, tăng giá tiêu dùng, điều chỉnh tỷ giá, giá vàng biến động bất thường, tuy nhiên với sự nỗ lực của toàn bộ nhân viên trong ngân hàng, hiệu quả kinh doanh vẫn đạt kết quả tốt, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội nói chung và sự phát triển của ngân hàng SHB nói riêng. Trong thời gian tới ngân hàng hướng tới phát triển ngành công nghệ số, đa dạng hóa sản phẩm để có thể mang tới cho khách hàng những sản phẩm, dịch vụ tốt nhất.

3.3. Thực trạng các hình thức TTKDTM tại ngân hàng SHB

Tại ngân hàng SHB, các hình thức TTKDTM chú yếu được sử dụng đó là: Thanh tốn bằng ủy nhiệm thu; Thanh toán bằng ủy nhiệm chi; Thanh toán bằng séc; Thánh toán quốc tế; Thanh toán bằng thẻ thanh toán; Thanh toán bằng ngân hàng điện tử. Các dịch vụ thanh tốn được đa dạng hóa và nâng cao chất lượng, cùng với việc ứng dụng ngày càng nhiều phương tiện thanh toán mới, hiện đại. Giá trị thanh tốn của các hình thức này tại SHB được thống kê trong bảng 3.3 dưới đây đã cho ta cái nhìn tổng quát về tình hình hoạt động TTKDTM tại SHB trong giai đoạn 2018 - 2020.

Bảng 3.2: Doanh số thanh tốn của các hình thức TTKDTM tại SHB (2018- 2020) Đon vị tính: triệu đồng X Các hình thức TTKDT M

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Tăng/

giảm 2019/2018 (%) Tăng/ giảm 2020/2019 (%) Doanh số Tỷ trong (%) Doanh số Tỷ trong (%) Doanh số Tỷ trong (%) UNC 78,301 12.91 95,401 15.67 58,201 12.59 21.84 (38.99) SÉC 17,340 2.86 5,350 0.88 3,362 0.73 (69.15) (37.16) UNT 22,328 3.68 6,823 1.12 3,560 0.77 (69.44) (47.82) TTQT 39,368 6.49 57,010 9.36 51,042 11.04 44.81 (10.47) THE 240,925 39.72 231,917 38.09 107,168 23.18 (3.74) (53.79) NHĐT 208,235 34.33 212,360 34.88 239,000 51.69 1.98 12.54 9 np /V Tông doanh số TTKDTM 606,497 100 608,861 100 462,333 100 0.39 (24.07)

(Nguôn: Bảo cáo KQKD SHB, năm 2018 - 2020)

NHĐT

0 10 20 30 40 50 60

NĂM 2020

■ NẢM2019

■ NĂM 2018

Biểu đồ 3.1: Doanh số thanh toán của các hĩnh thức TTKDTM tại SHB giai đoạn 2018- 2020

(Nguồn: Tông hợp từ bảng số liệu từ bảng 3.3)

Theo thống kê ta nhận thấy, thanh toán ngân hàng điện tử và thanh toán qua thẻ là hai hình thức thanh tốn đang được ưa chuộng nhất trong các hình thức thanh tốn tại ngân hàng SHB. Do ảnh hưởng bởi Covid, việc hạn chế tiếp xúc nơi đơng người chính là lý do khiến giá trị thanh tốn bằng hình thức này ln đạt tỷ trọng cao so với các hình thức cịn lại. Đe nắm được cụ thế thực trạng các hình thức, ta đi sâu và phân tích từng phương thức thanh tốn để nhận rõ được tình trạng phát triển.

3.3.1. Hình thức thanh toán bằng ngân hàng điện tử

Nhờ vào việc phát triển công nghệ 4.0, phát triển ngân hàng số mà một số hình thức thanh tốn mới ra đời góp phần làm phong phú thêm hoạt động TTKDTM tại Việt Nam, phù hợp với xu thế thanh toán của các nước trong khu vực và trên thế giới. Đáp ứng nhu cầu chung của thị trường và thừa hưởng từ các sản phẩm truyền thống sẵn có ngân hàng SHB đà triển khai thêm các hình thức thanh tốn tích họp mới trên ứng dụng SHB Mobile (gồm Internetbanking và mobile banking) áp dụng các công nghệ bảo mật tiên tiến nhất hiện nay với nhiều ưu điềm vượt trội hơn: an toàn - ổn định - hạn mức giao dịch cao.

Bảng 3,3: Doanh sơ thanh tốn Ngăn hàng điện tửtạiSHBgiai đoạn 2018-2019

Đơn vị tính: Triệu đồng

-

NHĐT Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Tăng/ giảm 2019/2018 (%) Tăng / giảm 2020/2019 (%) rp /\ /K Tông sô 208,235 212,360 239,000 1.98 12.54 Tỷ trọng trong tổng doanh số TTKDTM (%) 34.33 34.88 51.69

(Nguỏn: Báo cáo KQKD SHB, năm 20ỉ8 -2020)

Cho đến thời điểm này, hình thức thanh toán này đà trở nên khá phổ biến đối với người dân và những tiện ích mà nó mang lại là khơng thế phủ nhận. Ngoài cung cấp các tiện ích cơ bản như: truy vấn thơng tin tài khoản, xem tỷ giá, lãi suất, sao kê tài khoản, thơng tin giao dịch,... thì hình thức thanh tốn này cịn cho phép khách hàng thực hiện nhiều tiện ích gia tăng khác như: thanh tốn hóa đơn dịch vụ tiền điện, nước, cước viễn thơng, phí bảo hiểm, phí giao dịch chứng khốn, tiết kiệm online, mua vé máy bay, chuyến tiền trong và ngoài hệ thống.

Các phương tiện thanh toán mới như: Internet banking, Mobile banking,... đã được đẩy mạnh triển khai một thời gian tương đổi dài và thu được kết quả tương đối khả quan. Giá trị thanh tốn qua ngân hàng điện tử có xu hướng tăng trong những năm gần đây và đáng chú ý nhất là mức tăng vượt bậc năm 2020 so với nàm 2019 đạt 12.54%. Hình thức thanh tốn này đã góp phần khơng nhỏ trong tổng giá trị TTKDTM, chiếm tỷ trọng 34.33% năm 2018 và tăng dần lên mửc 51.69% vào năm 2020. Đây là một tín hiệu tích cực cho thấy cơng tác tun truyền mở rộng hình thức thanh tốn bằng ngân hàng điện tử đà đem lại những hiệu quả thiết thực, người dân đã dần quen với loại hình thanh tốn hiện đại này. Các sản phẩm dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại ra đời ngày càng nhiều, với chất lượng phong phú và đa dạng về tính năng, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng, đảm bảo thanh tốn nhanh chóng, an tồn, tiện lợi. Việc sử dụng các hình thức thanh tốn điện tủ’ trong việc thanh tốn các loại cước, phí định kỳ (điện, nước, điện

thoại, truyên hỉnh cáp,...) thay thê dân việc nhân viên thu ngân phải đên thu tiên mặt tại nhà. Chính nhờ những nỗ lực quảng cáo, truyền thơng trong việc mở rộng mạng lưới liên kết thanh toán đã tạo điều kiện cho người dân tiếp cận với hình thức thanh tốn mang nhiều tiện ích này, góp phần thúc đẩy hoạt động TTKDTM phát triển. Mặt khác ngân hàng cũng cần đấy nhanh quá trình hoạt thiện hệ thống ngân hàng số để nâng cao tiện ích, đáp ứng nhu cầu sử dụng của khách hàng trong thời gian tới.

3.3.2. Hình thức thanh tốn bằng thẻ

Thẻ là một phương tiện thanh toán hiện đang được sử dụng rộng rãi, phổ biến trên thế giới do có những tính năng ưu việt như: an tồn, gọn nhẹ, thuận lợi mà nó mang lại. Đối với một số nước phát triển trên thế giới, giá trị thanh toán bằng thẻ thường chiếm tỷ lệ khá cao trong thanh tốn khơng dùng tiền mặt, thẻ gần như gắn liền với đời sống người dân trong các giao dịch thanh toán cá nhân. Cho đến nay hầu hết các ngân hàng đều phát triển và tích hợp, liên kết rất nhiều dịch vụ khi sử dụng qua phương thức thẻ điện tử. Trong giai đoạn này ngân hàng SHB vẫn đang từng bước nỗ lực hồn thiện, đổi mới hình thức thanh tốn bằng thẻ, nhằm góp phần đẩy nhanh tiến độ đưa thẻ đến gần hơn với đại bộ phận dân cư, góp phần làm phong

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng TMCP sài gòn hà nội (SHB) (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)