Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo bác sĩ đa khoa theo chương trình 4 năm cho vùng dân tộc ít người (Trang 53 - 56)

CHƯƠNG 2 : ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

2.2.1 Thời gian nghiên cứu

Thu thập thông tin thực địa được tiến hành trong năm 2016. Đặc biệt, đối với sinh viên bác sĩ đa khoa 4 năm mới tốt nghiệp, thông tin được thu thập tại các trường vào thời điểm các sinh viên này về trường nhận bằng tốt nghiệp, trong khoảng tháng 8-10 năm 2016 tuỳ theo từng cơ sở đào tạo.

2.2.2 Địa điểm nghiên cứu

Năm cơ sở đang đào tạo bác sĩ đa khoa 4 năm và 6 tỉnh được lựa chọn trong nghiên cứu được trình bày chi tiết trong phần chọn mẫu.

2.2.3 Khái quát địa bàn nghiên cứu

2.2.3.1 Khái quát về các trường/khoa y dược tham gia nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành tại 5 trường/khoa y dược bao gồm: Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên, Trường Đại học Y Dược Thái Bình, Trường Đại học Y Dược Huế, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, Khoa Y Dược – Đại học Tây Nguyên.

Trong 5 trường này, Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên và Trường Đại học Y Dược Thái Bình là 2 trường có bề dày kinh nghiệm trong đào tạo bác sĩ liên thông, đã tham gia đào tạo bác sĩ liên thông từ thập kỷ 70 của thế kỷ 20. Bác sĩ liên thông đang công tác tại những vùng khó khăn, các tỉnh miền núi phía bắc chủ yếu tốt nghiệp ở 02 trường đại học này.

Trường Đại học Y Dược Huế và Khoa Y Dược – Đại học Tây Nguyên là hai cơ sở nằm tại 2 trung tâm kinh tế xã hội của miền Trung và Tây Nguyên, chuyên đào tạo nhân lực y tế chất lượng cao. Ngoài ra, các trường cũng đào tạo nhiều bác sĩ liên thơng phục vụ cho những địa bàn khó khăn trong khu vực.

Trường Đại học Y Dược Cần Thơ hình thành và phát triển từ Khoa Y Dược thuộc Đại học Cần Thơ. Trường đã tham gia đào tạo bác sĩ liên thông từ năm 1984. Trường đào tạo nhân lực y tế cho vùng Đồng Bằng sông Cửu Long trong những năm qua.

Hiện nay, cả 05 trường đại học tham gia nghiên cứu đều có nhiều năm đào tạo bác sĩ, đặc biệt có nhiều bác sĩ liên thông tốt nghiệp đang công tác

2.2.3.2 Khái quát về các tỉnh tham gia nghiên cứu

Các tỉnh tham gia nghiên cứu gồm: Tuyên Quang, Điện Biên, Quảng Bình, Thanh Hóa, Sóc Trăng, Đắk Lắk.

Trong đó, tỉnh Tuyên Quang và Điện Biên là 02 tỉnh miền núi phía Bắc có bác sĩ liên thơng chủ yếu học tập tại trường Đại học Y Dược Thái Nguyên và trường Đại học Y Dược Thái Bình. Hiện tỉnh Tun Quang có gần 250 bác sĩ liên thơng, tỉnh Điện Biên có khoảng hơn 300 bác sĩ liên thơng. Các bác sĩ liên thông đã giúp bù đắp sự thiếu hụt nhân lực chăm sóc sức khỏe cho nhân dân vùng khó khăn tại 02 tỉnh này.

Thanh Hóa là tỉnh chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Trung Việt Nam trên nhiều phương diện. Tỉnh luôn thiếu bác sĩ trong những năm gần đây. Số bác sĩ liên thông tại tỉnh hiện nay khoảng 1.400 bác sĩ, đây là tỉnh có nhiều bác sĩ liên thơng nhất trên cả nước.

Tỉnh Quảng Bình nằm ở Bắc Trung Bộ nước ta, giai đoạn 2010-2013

ngành y tế Quảng Bình thiếu nhân lực cả về số lượng và chất lượng. Trong khoảng thời gian này thì việc thu hút cán bộ y tế/chủ yếu là các bác sĩ gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là bác sĩ cơng tác tại các khu vục có điều kiện kinh tế xã hội kém phát triển hơn. Vì vậy mà tỉnh đã có chủ trương đầu tư cho các cán bộ y tế có trình độ trung cấp muốn nâng cao trình độ chun mơn có điều kiện được đi học chuyên tu lên thành Bác sĩ, thời gian học trước đây là 3 năm, giờ thành 4 năm. Theo thống kê hiện đã có 656 y sĩ đã và đang được đào tạo theo hình thức liên thơng.

Sóc Trăng là một tỉnh ven biển thuộc đồng bằng sơng Cửu Long, ngành Y tế tỉnh đã hình thành và duy trì đều khắp mạng lưới y tế từ tỉnh đến cơ sở, với 13 đơn vị y tế tuyến tỉnh, 20 đơn vị y tế tuyến huyện, 9 phòng y tế trực thuộc Uỷ ban nhân dân (UBND) huyện, 11 trung tâm dân số - kế hoạch hóa gia đình.

Trong khi đó, ngành Y tế Sóc Trăng lại gặp rất nhiều khó khăn do thiếu cán bộ chuyên môn, nhất là đội ngũ bác sĩ. Hiện tổng số bác sĩ liên thông tại tỉnh là 376 người. Các bác sĩ liên thông chủ yếu tập trung ở tuyến huyện.

Trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có 37 cơ sở y tế do Sở Y tế quản lý, bao gồm: 10 cơ sở y tế tuyến tỉnh và 27 cơ sở y tế tuyến huyện. Hiện nay, toàn ngành y tế tỉnh có gần 6.000 cán bộ, nhân viên, trong đó có trình độ chun mơn sau đại học và đại học là 1.573 người.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo bác sĩ đa khoa theo chương trình 4 năm cho vùng dân tộc ít người (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)