Năng lực của sinh viên khi tốt nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo bác sĩ đa khoa theo chương trình 4 năm cho vùng dân tộc ít người (Trang 88 - 91)

CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1 Thực trạng đào tạo bác sĩ đa khoa 4 năm tại các trường đại họ cy dược

3.1.9 Năng lực của sinh viên khi tốt nghiệp

Bảng 3.16 mô tả tỷ lệ sinh viên tự đánh giá “đạt” chuẩn năng lực bác sĩ theo từng tiêu chuẩn thuộc 4 lĩnh vực. Trong bảng này ta thấy các tiêu chuẩn được đánh giá có tỷ lệ cao nhất là: “Điều trị bằng thuốc an thần chi phí hiệu quả” (Tiêu chuẩn 9) và “Tạo dựng được mối quan hệ thân thiện, hợp tác, tin tưởng với người bệnh, thân nhân người bệnh và cộng đồng” (Tiêu chuẩn 18) và “Quản lý tử vong” (Tiêu chuẩn 17) với tỷ lệ là 87,75%; 80,5%; và 80,5% theo thứ tự. Tiêu chuẩn 4 “Học tập suốt đời cho phát triển cá nhân và nghề nghiệp” có tỷ lệ tự đánh giá “đạt” thấp nhất (41,50%). Các tiêu chuẩn cịn lại có tỷ lệ đánh giá “đạt” từ 59% đến dưới 80%. Tổng hợp chung tất cả các tiêu chuẩn cho thấy chỉ có 12,5% sinh viên mới tốt nghiệp tự đánh giá “đạt” tất cả 90 tiêu chí ứng với 20 tiêu chuẩn thuộc 4 lĩnh vực của bộ chuẩn năng lực bác sĩ đa khoa do Bộ Y tế ban hành.

Bảng 3.16 Tỷ lệ sinh viên tự đánh giá “đạt” chuẩn năng lực bác sĩ

Chỉ số Số lượng Tỷ lệ (%)

Lĩnh vực 1: Năng lực hành nghề chuyên nghiệp Tiêu chuẩn 1. Hành nghề phù hợp với bối cảnh

văn hóa xã hội và điều kiện thực tế 268 67,00 Tiêu chuẩn 2. Hành nghề theo tiêu chuẩn đạo đức

nghề nghiệp 303 75,75

Tiêu chuẩn 3. Hành nghề theo quy định của pháp luật 308 77,00 Tiêu chuẩn 4. Học tập suốt đời cho phát triển cá

nhân và nghề nghiệp 166 41,50

Lĩnh vực 2: năng lực ứng dụng kiến thức y học Tiêu chuẩn 5. Ứng dụng các kiến thức khoa học cơ bản, y học cơ sở, bệnh học trong thực hành chăm sóc y khoa

Chỉ số Số lượng Tỷ lệ (%) Tiêu chuẩn 6. ứng dụng các nguyên tắc, phương pháp

y tế công cộng trong thực hành chăm sóc y khoa 236 59,00 Lĩnh vực 3: Năng lực chăm sóc y khoa

Tiêu chuẩn 7. Chẩn đốn và ra quyết định xử trí dựa vào bằng chứng có sự tham gia của người bệnh, người nhà và cán bộ y tế liên quan phù hợp với điều kiện thực tế.

266 66,50

Tiêu chuẩn 8. Áp dụng các kiến thức, phương pháp luận về hành vi, tâm lý, xã hội trong thực hành chăm sóc y khoa

249 65,25

Tiêu chuẩn 9. Điều trị bằng thuốc an tồn, chi phí

- hiệu quả 351 87,75

Tiêu chuẩn 10. Chăm sóc sức khỏe thai sản 304 76,00 Tiêu chuẩn 11. Hồi sức, sơ cứu và chăm sóc tích cực 275 68,75 Tiêu chuẩn 12. Chăm sóc kéo dài, chăm sóc giảm

nhẹ cho người bệnh mạn tính hoặc nan y 279 69,75

Tiêu chuẩn 13. Kiểm soát đau 279 69,75

Tiêu chuẩn 14. Y học cổ truyền và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc trong điều trị, dự phòng và phục hồi chức năng một số bệnh thường gặp

279 69,75

Tiêu chuẩn 15. Tham gia kiểm soát lây nhiễm 299 74,75 Tiêu chuẩn 16. Tuyên truyền, giáo dục, vận động

Chỉ số Số lượng Tỷ lệ (%)

Tiêu chuẩn 17. Quản lý tử vong 322 80,50

Lĩnh vực 4: Năng lực giao tiếp – cộng tác

Tiêu chuẩn 18. Tạo dựng được mối quan hệ thân thiện, hợp tác, tin tưởng với người bệnh, thân nhân người bệnh và cộng đồng

322 80,50

Tiêu chuẩn 19. Cộng tác có hiệu quả với đồng

nghiệp và đối tác 289 72,25

Tiêu chuẩn 20. Giao tiếp hiệu quả 290 72,50

Đạt tất cả các tiêu chí 50 12,50

Khi được hỏi về trình độ của bác sĩ đa khoa 4 năm khi tốt nghiệp so với các đối tượng khác, đa số các giảng viên trả lời rằng, trình độ của bác sĩ đa khoa 4 năm khơng cao bằng chính quy nhưng hơn hẳn so với cử tuyển.

“Chất lượng đào tạo của bác sĩ đa khoa 4 năm so với chính quy là

chưa bằng. Vì bác sĩ đa khoa 4 năm đã học trung cấp sau đó quay lại học. Về chất lượng chưa bằng chính quy”. (PVS lãnh đạo bộ môn)

Lý do được giải thích cho chất lượng đầu ra cao hơn một phần do đầu vào của bác sĩ 6 năm cao hơn bác sĩ đa khoa 4 năm.

“Về đầu vào, chính quy hơn hẳn liên thơng, đầu vào chính quy rất cao,

đầu vào liên thơng trung bình. Về hấp thu kiến thức thì chính quy nhanh hơn. Về kỹ năng, bác sĩ đa khoa 4 năm tiếp xúc với người bệnh từ trước nên có kỹ năng tốt hơn trong giao tiếp với người bệnh”. (PVS lãnh đạo bộ môn)

Về lý do khác biệt giữa bác sĩ đa khoa 4 năm với bác sĩ đa khoa 6 năm, cán bộ quản lý có một số ý kiến sau:

“Ngồi lý do đầu vào cao hơn, nhưng bác sĩ đa khoa 4 năm có sẵn

công việc sau khi tốt nghiệp nên không phải đầu tư học nhiều để đạt điểm cao. Trong khi đó, bác sĩ chính quy cần bảng điểm đẹp hơn để đi xin việc”.

“Sinh viên liên thơng đã có sẵn việc làm, khi đi học họ thường tập

trung chú ý vào các mơn chính sẽ ứng dụng sau này. Các mơn khác họ ít quan tâm. Đây cũng là lý do điểm của liên thơng hay thấp hơn chính quy”.

“Sinh viên chính quy có học bổng, họ sẽ cố học tốt để đạt học bổng, sinh

viên liên thơng khơng có học bổng vì họ được cơ quan cử đi học khơng mất tiền học phí. Đây cũng là một lý do khiến sinh viên chính quy cố gắng học tập đạt điểm cao để giành học bổng hơn”. (PVS lãnh đạo Phòng Đào tạo đại học)

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo bác sĩ đa khoa theo chương trình 4 năm cho vùng dân tộc ít người (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)