Mức độ cạnh tranh khi thi tuyển

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo bác sĩ đa khoa theo chương trình 4 năm cho vùng dân tộc ít người (Trang 70 - 72)

CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1 Thực trạng đào tạo bác sĩ đa khoa 4 năm tại các trường đại họ cy dược

3.1.2 Mức độ cạnh tranh khi thi tuyển

Đa số sinh viên bác sĩ đa khoa 4 năm đánh giá mức độ cạnh tranh khi tham gia kỳ thi tuyển sinh bác sĩ đa khoa 4 năm tại các trường đại học y dược là rất cao 58,75% (235/400) và 36,25% (145/400) đánh giá là khá cạnh tranh. Chỉ có 1,25% (5/400) sinh viên sắp tốt nghiệp đánh giá kỳ thi có mức độ cạnh tranh thấp, thi là đỗ (Bảng 3.4).

Bảng 3.4 Nhận xét của sinh viên về mức độ cạnh tranh khi thi tuyển

Mức độ cạnh tranh Số lượng Tỷ lệ (%) Cạnh tranh rất cao 235 58,75 Khá cạnh tranh 145 36,25 Bình thường 15 3,75 Cạnh tranh thấp (thi là đỗ) 5 1,25 Tổng 400 100,00

Nghiên cứu định tính cho thấy, về quy trình tuyển sinh, các trường đại học y dược thường gửi văn bản thông báo tuyển sinh đến các Sở Y tế, bệnh viện và trung tâm y tế vào đầu năm. Trong thông báo tuyển sinh, các thơng tin

“Hàng năm phịng đào tạo tham mưu cho ban giám hiệu ra thông báo tuyển sinh và những thủ tục liên quan cần nộp vào tháng 1. Văn bản được gửi cho các Sở Y tế, bệnh viện, trung tâm y tế” (PVS lãnh đạo Phòng Đào tạo đại học)

Sau khi nhận được văn bản tuyển sinh của các Trường, các Sở Y tế làm văn bản thông báo cho các đơn vị cấp dưới. Các cơ quan có nhu cầu tổ chức họp cử cán bộ đi học và làm cơng văn báo cáo lên Sở Y tế. Sau đó, những cá nhân đăng ký dự thi được cơ quan tạo điều kiện cử đi ôn thi và thi; nếu họ đỗ cơ quan sẽ làm công văn đề nghị để Sở Y tế ra quyết định cử đi học.

Hiện nay, điều kiện đăng ký dự tuyển bác sĩ liên thông thực hiện theo Thông tư 55/2012/TT- BGD&ĐT, Thông tư 08/2015/TT-BGD&ĐT và công văn 1915/BYT-K2ĐT của Bộ Y tế. Trong đó, u cầu các thí sinh dự thi bác sĩ liên thơng cần có thời gian 36 tháng tốt nghiệp và thời gian làm việc đúng chuyên ngành ít nhất 12 tháng theo hợp đồng lao động.

Về chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm của các trường, trước đây căn cứ theo Thông tư số 57/2011/TT-BGD&ĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì số lượng tuyển sinh hệ liên thông và vừa học vừa làm không quá 50% chỉ tiêu của sinh viên chính quy. Tuy nhiên, hiện nay thực hiện theo Thơng tư 32/2015/TT- BGD&ĐT thì chỉ tiêu này giảm xuống cịn khơng q 15%.

Việc giảm chỉ tiêu tuyển sinh trong khi nhu cầu vẫn cao khiến cho tỷ lệ chọi khi tuyển sinh bác sĩ liên thông tăng cao. Tỷ lệ chọn ở các trường trong giai đoạn này thường là 1/5 hoặc 1/6.

“Năm vừa rồi chỉ tiêu tuyển sinh của trường tôi là 90 sinh viên bác sĩ 4

năm, nhưng số đăng ký dự thi là 600”

“Năm 2016, bác sĩ đa khoa liên thông tỷ lệ chọi khá cao, trên 361 hồ sơ

Thông tư 55 quy định, thí sinh phải dự thi 3 mơn gồm: một môn cơ bản, một môn cơ sở ngành và một môn chuyên ngành (hoặc thực hành nghề). Cơ sở giáo dục đại học tự ra đề thi và xác định điểm trúng tuyển.

“Thơng tư 08 quy định, các thí sinh thi đầu vào 3 mơn thi bắt buộc từ 5

trở lên gây khó khăn cho thí sinh. Có em 1 mơn 9,5 nhưng có mơn 4,5 nên vẫn trượt. Dưới 5 điểm là liệt”. (PVS lãnh đạo Phòng Đào tạo đại học)

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo bác sĩ đa khoa theo chương trình 4 năm cho vùng dân tộc ít người (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)