Nguồn hỗ trợ tài chính Số lượng Tỷ lệ (%)
Gia đình 175 43,75
Tiền lương 234 58,50
Học bổng/hỗ trợ từ dự án 115 28,75
Từ doanh nghiệp/tổ chức kinh tế 3 0,75
Vay ngân hàng 34 8,50
Vay mượn từ người khác 35 8,75
Nguồn khác (ghi rõ) 11 2,75
Bảng 3.15 mơ tả về nguồn tài chính hỗ trợ cá nhân đi học bác sĩ đa khoa 4 năm. Kết quả từ bảng này cho thấy với tỷ lệ cao nhất 58,5% số bác sĩ đa khoa 4 năm đi học có được nhận trợ cấp từ tiền lương. Còn lại, dưới một nửa trả lời bằng những nguồn khác như gia đình (43,75%); học bổng hoặc là hỗ trợ từ các dự án (8,75%); vay mượn từ người khác (8,75%); vay ngân hàng (8,50%) và một số nguồn khác rất ít như từ doanh nghiệp, tổ chức kinh tế hỗ trợ.
3.1.9 Năng lực của sinh viên khi tốt nghiệp
Bảng 3.16 mô tả tỷ lệ sinh viên tự đánh giá “đạt” chuẩn năng lực bác sĩ theo từng tiêu chuẩn thuộc 4 lĩnh vực. Trong bảng này ta thấy các tiêu chuẩn được đánh giá có tỷ lệ cao nhất là: “Điều trị bằng thuốc an thần chi phí hiệu quả” (Tiêu chuẩn 9) và “Tạo dựng được mối quan hệ thân thiện, hợp tác, tin tưởng với người bệnh, thân nhân người bệnh và cộng đồng” (Tiêu chuẩn 18) và “Quản lý tử vong” (Tiêu chuẩn 17) với tỷ lệ là 87,75%; 80,5%; và 80,5% theo thứ tự. Tiêu chuẩn 4 “Học tập suốt đời cho phát triển cá nhân và nghề nghiệp” có tỷ lệ tự đánh giá “đạt” thấp nhất (41,50%). Các tiêu chuẩn cịn lại có tỷ lệ đánh giá “đạt” từ 59% đến dưới 80%. Tổng hợp chung tất cả các tiêu chuẩn cho thấy chỉ có 12,5% sinh viên mới tốt nghiệp tự đánh giá “đạt” tất cả 90 tiêu chí ứng với 20 tiêu chuẩn thuộc 4 lĩnh vực của bộ chuẩn năng lực bác sĩ đa khoa do Bộ Y tế ban hành.