Chương 1 : TỔNG QUAN
1.3. Tổng quan về DNA thai tự do trong máu thai phụ
1.3.6. Ứng dụng lâm sàng của cffDNA trong huyết tương thai phụ
1.3.6.1. Xác định giới tính thai và chẩn đốn bệnh di truyền đơn gen
Việc xác định giới tính thai bằng cffDNA có thể thực hiện từ 6 - 7 tuần thai, nhằmquản lýsớmthai phụ có nguy cơ mang thai mắc các bệnh di truyền liên kết NST giới tính X như bệnh tăng sản thượng thận bẩm sinh, nhược cơ
Duchenne, hội chứng di truyền có nhiều bất thường, đặc biệt là sự mơ hồ về bộ phận sinh dục [54].
1.3.6.2. Xác định nhóm máu RhD của thai
cffDNA được ứng dụng để xác định nhóm máu RhD thai ở những thai
phụ nhóm máu RhD âm tính. Khi thai phụ nhóm máu RhD âm tính mang thai nhóm máu RhD dương tính có nguy cơ tạo ra kháng thể phá vỡ hồng cầu và gây ra bệnh tan máu trầm trọng.Việc phát hiện nhóm máu RhD bằng cffDNA trên những thai phụ có nhóm máu RhD âm tính giúp cho việc quản lý thai ở giai đoạn sớm [55].
1.3.6.3. Dự đoán nguy cơ tiền sản giật
Papantoniou và cộng sự (2013) đã chứng minh ở những thai phụ tuần
thai từ 11 - 13 tuần có nồng độ cffDNA trong huyết tương tăng cao so với thai phụ bình thường và những thai phụ này sau đó tiến triển thành tiền sản giật
[38]. Nghiên cứu của Bianchi (2004) đã đưa ra giả thuyết nồng độ cffDNA tăng do 2 nguyên nhân: đầu tiên là do sự hoại tử của rau thai hoặc các tế bào chết theo chương trình, tiếp theo là do các triệu chứng của tiền sản giật làm rối loạn các chức năng của thai phụ kéo theo rối loạn sự bài tiết cffDNA [56]. Như vậy, cơ chế của sự gia tăng nồng độ cffDNA trong tuần hoàn thai phụ là do tăng giải phóng cffDNA vào tuần hồn thai phụ và/hoặc làm giảm lượng DNA tự do từ máu thai phụ. Chính vì vậy, xác định nồng độ cffDNA trong huyết tương thai phụ có giá trị dự báo sớm những thai phụ có nguy cơ tiến triển tiền sản giật.
1.3.6.4. cffDNA và hội chứng thai chậm phát triển trong buồng tử cung
Hội chứng thai chậm phát triển trong buồng tử cung (intrauterine growth restriction - IUGR) là một rối loạn phức tạp của thai kỳ do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra nồng độ cffDNA ở thai
phụ mắc hội chứng IUGR thấp hơn ở thai phụ mắc tiền sản giật và cao hơn thai phụ bình thường, có thể liên quan đến sự thiếu dinh dưỡng rau thai [57].
1.3.6.5. cffDNA và sinh non
Sinh non là sinh trước tuần thứ 37 của thai kỳ, là nguyên nhân chính gây tử vong sơ sinh và những biến chứng lâu dài ở trẻ sơ sinh. Nồng độ
cffDNA là một chỉ điểm tiên đoán về rối loạn chức năng giảm oxy máu rau thai gây sinh non, nồng độ cffDNA tăng ở những thai phụ có nguy cơ sinh
non tự phát cao hơn do sinh non hoặc do vỡ ối sớm [58]. Nhiều nghiên cứu cho rằng giải phóng cffDNA là kết quả của sự khởi đầu việc phá vỡ hàng rào rau thai dự đoán về chuyển dạ [58].
1.3.6.6. cffDNA và các bệnh lý liên quan đến quá trình mang thai
Vora và cộng sự cho thấy có sự tương quan nghịchgiữa chỉ số khối cơthể
(BMI) và nồng độ cffDNA, có thể liên quan tới tăng sự hủy hoại mơ mỡ và q trình apoptosis mạch máu [59]. Nồng độ cffDNA tăng ở thai phụ có chứng nghén nặng (HG - hyperemesis gravidarum), do tế bào lá ni phơi có thể bị tổn
thương nhiều hơn trong suốt quá trình hình thành rau thai.
Nồng độ cffDNA tăng trong các trường hợp tiền sản giật, sinh non, thai chậm phát triển trong buồng tử cung…nguyên nhân do sự phá hủy bởi hệ thống miễn dịch thai phụ của các tế bào thai, dẫn đến phá vỡ hàng rào rau
thai, hoặc từ rau thai và các tế bào thai trải qua quá trình chết theo chương trình của tế bào [60].
1.3.6.7. Sàng lọc lệch bội NST thai
Ứng dụng phân tích cffDNA dựa trên phương pháp giải trình tự gen thế hệ mới (NGS) bắt đầu từ năm 2011 [61]. Kể từ đó đến nay, xét nghiệm phân
tích cffDNA (NIPS) được ứng dụng rộng rãi trong thực hành lâm sàng, mặc dù vẫn chưa được coi là xét nghiệm sàng lọc bước đầu. Nhiều nghiên cứu cho thấy xét nghiệm NIPS có tỷ lệ phát hiện trisomy 21 lên tới trên 99,0% với tỷ lệ dương tính giả thấp 0,1% [7]. Xét nghiệm NIPS có ưu thế hơn hẳn các phương pháp sàng lọc trước sinh truyền thống, giúp làm giảm đáng kể thủ thuật xâm lấn không cần thiết.