Cải thiện số lượng giảng viên

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đào tạo dược sĩ bán hàng tại công ty cổ phần dược phẩm pharmacity (Trang 63)

Hình 3 .12 Lộ trình đào tạo Dược sĩ bán hàng tại Pharmacity

4.3 Cải thiện số lượng giảng viên

Hiện tại ở khu vực phía Nam đã có 233 nhà thuốc. Mục tiêu 10.11.21 mà Công ty đề ra là có 750 nhà thuốc tại khu vực này (bao gồm 500 nhà thuốc tại TP.HCM và 250 nhà thuốc ở các tỉnh còn lại). Mỗi nhà thuốc cần 4 đến 5 nhân viên, cùng với số lượng nhân viên mới vào (thay thế cho số nhân viên nghỉ việc), trung bình mỗi năm PMC cần đào tạo cho khoảng 2.000 nhân viên. Với số lượng lớn học viên như viên, Công ty cần bổ sung thêm một số giảng viên vào đội ngũ giảng dạy của mình. Tại PMC hiện nay có 10 giảng viên (gồm 7 giảng viên level 1,2 và 3 giảng viên level 3,4). Đối với Level 1, đây là chương trình học quan trọng nhất, giúp đặt nền tảng kiến thức cho mỗi học viên nên đòi hỏi giảng viên cần đồng hành với học viên xuyên suốt chương trình học của level căn bản này. Trung bình 1 năm 1 giảng viên Level 1 sẽ dạy 19 lớp với 12 học viên/ lớp. Như vậy tác giả sẽ có phép tính như sau:

1 giảng viên/ năm sẽ giảng dạy: 19 x 12 = 228 (học viên) → 7 giảng viên/ năm sẽ giảng dạy: 228 x 7 = 1.596 (học viên)

→ Số học viên chưa có giảng viên hướng dẫn: 2.000 – 1.596 = 404 (học viên) → Số giảng viên cần bổ sung: 404 / 228 = 2 (giảng viên)

Đối với 2 level cuối, thời gian hồn thành chương trình học được kéo dài (7 tháng và 2 tháng), cùng với việc học viên được lựa chọn giờ học phù hợp với lịch học của mình nên số lượng giảng viên ở các level này chỉ cần tăng gấp đôi (nghĩa là thêm 3 giảng viên) thay vì tăng lên gấp 3 (để tương ứng với số lượng nhà thuốc tăng lên trong thời gian tới).

Nhìn chung, việc bổ sung thêm 5 giảng viên như vậy sẽ hỗ trợ các giảng viên hiện tại rất nhiều trong việc đi tỉnh giảng dạy hoặc hỗ trợ cơng tác giám sát các kì thi cuối khóa, giúp hạn chế tình trạng thiếu nhân sự trong công tác đào tạo tại Pharmacity.

4.4 Phòng Đào tạo cần đưa ra quy định trong phịng thi

Việc kiểm sốt được học viên sử dụng tài liệu là điều không hề dễ dàng đối với nhân viên giám sát phịng thi. Vì vậy tác giả cho rằng phịng Đào tạo cần có một quy định

Trang 56

dành cho học viên tham gia kì thi bao gồm cả hình thức xử lí đối với học viên gian lận và cụ thể tác giả đã đề xuất như sau:

- Vi phạm lần 1: trừ 30% số điểm

- Vi phạm lần 2: học viên sẽ bị cấm thi và xem như 0đ ở mơn thi đó, đồng thời làm

bảng tường trình và kèm theo cắt xét thưởng đối với cửa hàng học viên vi phạm đang làm việc trong 2 tháng tới.

Phịng Đào tạo ln cố gắng để hỗ trợ các học viên có thể thi lại các mơn học chưa đạt (Level 3, 4) bởi vì mọi người đều biết các Dược sĩ đơi khi không thể cân bằng được việc học và việc làm ở cửa hàng, nhất là những giai đoạn cửa hàng bị thiếu nhân viên, các nhân viên còn lại buộc phải làm thêm giờ, điều này gây khó khăn cho q trình ơn tập. Sau mỗi bài thi, điều mà Cơng ty cần đó chính là thấy năng lực thật sự của mỗi người, học viên làm bài thi theo kiến thức mà mình có được, nếu chưa đạt có thể ơn tập thêm rồi thi lại. Quan trọng hơn là khi học viên không trung thực trong thi cử là đã đi ngược lại giá trị cốt lõi “Chính trực” mà Cơng ty đã đề ra trong suốt quá trình hình thành và phát triển nên cần phải được xử lí thật nghiêm như vậy.

4.5 Xử lí tài liệu khơng dùng tới một cách triệt để

Trung bình mỗi tuần sẽ xử lí khoảng 1 ram giấy A4 tài liệu bị lỗi phông chữ, màu mực, hoặc tài liệu cũ chưa được cập nhật. Việc xử lí giấy sẽ được thực hiện vào sáng thứ 7 song song với việc in ấn tài liệu cho tồn bộ các khóa học diễn ra vào tuần tiếp theo. Vì vậy tác giả đề xuất việc mua thêm một máy nghiền giấy để thuận tiện cho việc xử lí tài liệu khơng cần dùng đến. Cụ thể sẽ có quy trình xử lí như sau:

Bảng 4.2 Quy trình xử lí tài liệu khơng dùng tới

Bước cơng việc

Tên công việc Người thực hiện Người giám sát Thời gian thực hiện Bước 1 Tập hợp tài liệu cần xử lí Thực tập sinh phịng Đào tạo Chuyên viên Đào tạo Sáng thứ Sáu mỗi tuần Bước 2 Liệt kê, ghi rõ

số lượng từng loại tài liệu

Thực tập sinh phòng Đào tạo Chuyên viên Đào tạo Sáng thứ Sáu mỗi tuần

Trang 57 Bước 3 Kiểm tra lại

các loại tài liệu

Chuyên viên Đào tạo Sáng hoặc chiều thứ Sáu mỗi tuần Bước 4 Đóng thùng các tài liệu cần xử lí và cất vào kho của Trung tâm Đào tạo

Thực tập sinh phòng Đào tạo Chuyên viên Đào tạo Chiều thứ Sáu mỗi tuần

Bước 5 Xử lí tài liệu khơng dùng tới bằng máy nghiền giấy Thực tập sinh phòng Đào tạo Chuyên viên Đào tạo Sáng thứ Bảy mỗi tuần

Bước 6 Làm báo cáo về số lượng tài liệu đã xử lí Thực tập sinh phòng Đào tạo Sáng thứ Bảy mỗi tuần

(Nguồn: Tác giả tự đề xuất)

Quy trình này sẽ được thực hiện trong 2 ngày, tuy cơng việc khơng gây ra khó khăn cho người thực hiện, nhưng tất cả các bước đều phải được giám sát bởi Chuyên viên Đào tạo để đảm bảo tài liệu được xử lí một cách triệt để nhất.

Giải thích các bước công việc:

- Bước 1: Tất cả tài liệu đều được cất trong kho của Trung tâm Đào tạo, vào sáng thứ Sáu, Thực tập sinh sẽ kiểm tra và phân loại các tài liệu còn lại thành 2 loại: còn sử dụng được và phải đem đi xử lí. Đối với các tài liệu cần xử lí sau đó sẽ chuyển sang bước tiếp theo.

- Bước 2: Những tài liệu không thể sử dụng nữa cần phải được liệt kê theo mơn học, có số lượng kèm theo và lí do khơng cịn sử dụng được (ví dụ: lỗi phơng chữ, màu mực khơng đều, tài liệu chưa cập nhật, …)

- Bước 3: Chuyên viên Đào tạo sẽ kiểm tra lại các tài liệu đã được liệt kê một lần nữa, xem xét lại tình trạng hiện tại của các tài liệu và có thể đối với trường hợp màu mực không đều ở mức độ có thể chấp nhận được vẫn có thể được sử dụng, sau đó sẽ phê duyệt để Thực tập sinh xử lí các tài liệu.

Trang 58

- Bước 4: Đối với các tài liệu đã được duyệt để xử lí sẽ được đóng thùng và cất vào kho của Trung tâm Đào tạo. Lí do khơng xử lí ngay được là vì các Chun viên Đào tạo và Thực tập sinh cịn rất nhiều cơng việc cần xử lí liên quan đến các lớp đào tạo, cùng với việc các lớp học đều đang diễn ra gây bất tiện để thực hiện việc xử lí giấy.

- Bước 5: Vào thứ Bảy, thường có ít lớp đào tạo, Trung tâm Đào tạo ít người nên khá thoải mái cho những công việc liên quan đến tài liệu bao gồm: in ấn cũng như xử lí tài liệu. Thực tập sinh sẽ tiến hành nghiền các giấy tờ đã được kiểm tra cẩn thận vào ngày hôm qua dưới sự giám sát của Chuyên viên Đào tạo.

- Bước 6: Sau khi kết thúc bước 5, người thực hiện (Thực tập sinh) sẽ làm báo cáo gửi cho Chuyên viên Đào tạo về những tài liệu đã được xử lí, bao gồm: mơn học, số lượng. Và quy trình kết thúc tại đây.

Trang 59

KẾT LUẬN

Nền kinh tế Việt Nam đang bước vào giai đoạn khởi sắc, đời sống của mọi người đang dần được cải thiện hơn nên càng ngày càng nhiều khách hàng đã chịu chi ra số tiền lớn để mua các sản phẩm, dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho mình và người thân. Thế nhưng, nguồn nhân lực Dược sĩ chất lượng cao vẫn cịn ít so với nguồn Dược sĩ tầm trung bình xuất hiện trên thị trường. Vì vậy nếu Pharmacity muốn trở thành cơng ty dẫn đầu trong ngành Dược phẩm, bên cạnh việc nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa mặt hàng, …. Cơng ty cần phải có các giải pháp để giải quyết các vấn đề xảy ra trong công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, mà cụ thể là đào tạo đội ngũ Dược sĩ bán hàng.

Qua quá trình thực tập và tìm hiểu về Cơng ty Cổ phần Dược phẩm Pharmacity, tác giả thấy rằng công tác về đào tạo đội ngũ Dược sĩ bán hàng của Pharmacity đã được ban lãnh đạo cấp cao của Cơng ty nhìn nhận một cách chân thực nhất về tầm quan trọng cũng như Công ty đã và đang đầu tư rất nhiều cho cơng tác đào tạo, góp phần mang lại những cải thiện tích cực trong các vấn đề về nâng cao khả năng, và trình độ của nhân viên để có thể đáp ứng được các nhu cầu về nâng cao khả năng và năng lực phục vụ cho việc phát triển và mở rộng quy mơ kinh doanh của Cơng ty.

Bài khóa luận đã đi sâu nghiên cứu về công tác đào tạo Dược sĩ bán hàng tại Công ty Cổ phần Dược phẩm Pharmacity, qua đó có thể thấy được ưu điểm cũng như nhược điểm trong quá trình triển khai đào tạo. Từ đó tác giả đã đưa ra một số giải pháp cá nhân nhằm hồn thiện hơn cơng tác đào Dược sĩ bán hàng tại Pharmacity, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên, giúp Công ty sớm đạt được mục tiêu 1.000 nhà thuốc trong năm 2021.

Trang 60

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Công ty Cổ phần Dược phẩm Pharmacity. (2018). Báo cáo Phát triển bền vững của Pharmacity.

Công ty Cổ phần Dược phẩm Pharmacity. (2019). Chính sách Đào tạo và Phát triển

nguồn nhân lực .

Công ty Cổ phần Dược phẩm Pharmacity. (2019). Tổng quan Công ty.

Lý luận chính trị. (2020). Retrieved from http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/tu-

dien-mo/item/788-nguon-nhan-luc-va-phat-trien-nguon-nhan-luc.html

Nguyễn Hữu Thân. (2008). Quản trị Nhân sự. Hồ Chí Minh: NXB Lao động - Xã hội. PGS.TS Trần Kim Dung. (2011). Quản trị Nguồn nhân lực. Hồ Chí Minh: NXB Tổng

hợp Thành phố Hồ Chí Minh.

Pharmacity. (2020). Retrieved from https://www.pharmacity.vn/

ThS. Nguyễn Vân Điềm & PGS.TS Nguyễn Ngọc Quân. (2007). Giáo trình Quản trị

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đào tạo dược sĩ bán hàng tại công ty cổ phần dược phẩm pharmacity (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)