Tín ngưỡng phồn thực

Một phần của tài liệu CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM (Trang 25 - 27)

Tín ngƣỡng phồn thực là tín ngƣỡng sùng bái sự sinh sơi nảy nở của tự nhiên và con ngƣời, biểu hiện cụ thể có hai hình thức chính: Thờ cơ quan sinh dục và thờ bản thân hành vi giao phối.

Việc thờ cơ quan sinh dục đƣợc gọi là thờ sinh thực khí (sinh = đẻ, thực = nảy nở, khí = cơng cụ).

Tín ngƣỡng phồn thực còn là nguồn gốc hoặc liên quan đến những niềm tin và tập tục khác nhƣ tục thờ bà, thờ cây, tục thờ đá, tục rƣớc nƣớc (biểu tƣợng tinh dịch). Tín ngƣỡng phồn thực có từ xa xƣa, vẫn đƣợc duy trì, bảo tồn để lại nhiều ấn tƣợng trong đời sống văn hóa Việt Nam ngày nay. Trên các hiện vật nhƣ trống đồng Đào Thịnh; lễ hội Đền Hùng, lễ hội ở làng La Cả; trong đời sống thƣờng ngày (chày - cối, bát nhang trên bàn thờ, các trò chơi: ném còn, cƣớp cầu, đánh phết…) và cả trong văn xuôi tự sự trung đại Việt Nam đều xuất phát và gắn liền với tƣ duy phồn thực:

+ Lang Liêu đang trằn trọc mãi khơng nghĩ ra món ăn cúng tiên vƣơng, một hơm nằm mộng thấy thần hiện lên bảo lấy gạo nếp, làm bánh chƣng, hoặc giã cho dẻo, nặn thành hình trịn tƣợng trƣng cho trời, hoặc lấy lá gói thành hình vng tƣợng trƣng cho đất (Truyện bánh chƣng). Bánh chƣng hình trụ, dài mang tính chống đỡ, ban phát tƣợng trƣng cho sinh thực khí nam, biểu tƣợng cho yếu tố dƣơng, cho trời, Cha. Bánh dày dẹt, hình vng mang tính hứng nhận, chứa đựng, tƣợng trƣng cho sinh thực khí nữ, biểu trƣng cho yếu tố âm, cho Mặt đất, Mẹ. Sự kết hợp này tạo nên sự hòa hợp âm dƣơng, trời đất, mẹ cha làm nên sự sinh sơi cho mn lồi. Bánh chƣng - bánh dày nằm trong hệ thống biểu tƣợng về sinh thực khí nhƣ “Cây gậy chọc lỗ để gieo hạt, cái cày cày xuống lòng đất mẹ, chày và cối, bành chƣng (gói hình trụ) và bánh chày (hình trịn), chiếc chày vôi cắm vào bình vơi, đĩa bơng cắm vào bát cơm, quả trứng trên quan tài ngƣời chết…Mỗi biểu tƣợng này đều có những ý nghĩa riêng biệt, nhƣng đều có chung triết lý phồn thực”. Ngày nay, trong dân gian vẫn lƣu truyền câu thơ: Trúc Phê có hội bánh dày/ Bên Á há miệng, bên này chày đâm. Dấu hiệu gợi tình của câu ca dao này rất rõ khiến cho nó đậm sắc tính

dục.

+ Đại nam nhất thống chí và VĐULT có nói đến Đền thờ thần Trống đồng, ở huyện An Định. Hùng Vƣơng đi đánh Chiêm Thành đóng quân ở núi Khả Lao, mơ thấy thần báo mộng bảo xin có cái trống đồng và dùi đồng giúp vua thắng trận. Lúc ra trận thấy trên không văng vẳng tiếng trống đồng, quả nhiên vua đƣợc toàn thắng, bèn sắc phong làm Đồng Cổ Đại Vƣơng. Đời vua Thánh Tơn nhà Lí, khi cịn làm thái tử vâng mạng đi đánh Chiêm Thành, đêm mơ thấy một ngƣời mặc áo nhung, tay cầm kiếm xƣng là Thần núi Đồng Cổ xin theo để lập cơng. Tới khi bình đƣợc giặc, liền lập miếu để thờ. Việc thờ trống đồng ngồi ý nghĩa tơn thờ oai quyền quân vƣơng, sức mạnh cộng đồng cịn mang ý nghĩa tơn thờ tín ngƣỡng phồn thực, cội nguồn của sinh sơi, phát triển. Có thể nói “vai trị của tín ngƣỡng phồn thực trong đời sống ngƣời Việt cổ lớn đến mức chiếc Trống đồng - biểu tƣợng sức mạnh, biểu tƣợng quyền lực…của ngƣời xƣa…đồng thời cũng là biểu tƣợng tồn diện của tín ngƣỡng phồn thực”.

+ Trần Ngọc Thêm trong Cơ sở văn hóa Việt Nam đã có những lý giải về tín ngƣỡng phồn thực của Trống đồng nhƣ: hình dáng trống đồng đƣợc phát triển từ cối giã gạo; cách đánh theo lối cầm chày dài mà đâm lên mặt trống là mô phỏng động tác giã gạo - động tác giao phối; trên tâm mặt trống là hình mặt trời với những tia sáng biểu trƣng cho sinh thực khí nam và giữa các tia sáng là một hình lá có khe rãnh ở giữa biểu trƣng cho sinh thực khí nữ, xung quanh mặt trống thƣờng gắn các tƣợng cóc mang theo mƣa cũng là một dạng biểu trƣng cho tín ngƣỡng phồn thực.

+ Vật sùng bái phổ thông nhất trên điện thờ thần Civa là một cái cột đá tƣợng trƣng cho Linga. Tƣợng trƣng cho Dƣơng khí sáng tạo (Linga) thƣờng đi kèm phối hợp với tƣợng ngun khí Âm (Yoni) làm nền tảng cho hình tƣợng ở giữa nổi hiện cái Linga biểu hiện cho sự hôn phối để sản xuất và bảo vệ cuộc sinh thành của vũ trụ. Hình tƣợng này là nguyên mẫu của chùa Một Cột - đƣợc xây dựng xuất phát từ một giấc mộng của vua Lí Thánh Tơng,theo ĐVSKTT, vua mộng thấy Phật Quan Âm ngồi trên tòa sen, dẫn vua lên đài. Có ngƣời cho là điềm gở chết yểu. Sƣ Thiền Tuệ khuyên vua cất chùa, dựng cột đá ở giữa hồ, xây đóa hoa sen có tƣợng Phật Quan Âm ở trên, đúng nhƣ hình ảnh thấy trong mộng. Vậy nên “chùa Một Cột là một cơng trình hợp sáng rất thần tình vì nó đã hóa trang Linh phù Lingam Yoni của Chiêm Thành thành hình tƣợng bơng sen xuất hiện ở giữa đầm nƣớc trên cái cuộng bằng đá đồ sộ”.

+ Truyện Hậu Thổ phu nhân có chi tiết thần hiện lên trong mộng Lí Thánh Tơng tự xƣng là “tinh đất”, nhƣng điều đáng lƣu tâm là tƣợng lúc ban đầu là “một đầu cây rất giống hình ngƣời, hình nhƣ có dấu sơn cũ”. Bên cạnh đó, các danh hiệu phong tặng cho thần đất cho thấy nguyên một tập hợp linga - yoni: 1) “Hậu Thổ Thần Kì Nguyên Quân”, “Địa Kì Nguyên Quân” dịch là bà chúa xứ, tên Chàm là Po Yan Ino Nƣga. 2) “Ứng Thiên Hóa Dục” (1313) đã chỉ nội dung tín ngƣỡng phồn thực, chỉ thần đất mẹ, chứa đựng mầm sống sinh sôi nảy nở. 3) “Nguyên Trung” (1288) “ý nghĩa của nó nằm trong sự “kín đáo”…là chỉ sự thẳng cứng, xuyên suốt của thần, chỉ hiện tƣợng vật chất của một bộ phận thờ cúng: cái Linga”.

+ Chuyện Nam Hải long vƣơng quân ghi lại một chi tiết trong con mắt của các Nho sĩ là “dâm lồn”. Ấy là việc vợ ơng Nam Hải long vƣơng hiện lên trong mộng của hai anh em họ Đặng nói lỡ cùng hỏa long giao cấu, sinh ra đứa con ấy, sợ Nam Hải Quân biết đƣợc nên báo mộng cho hai ngƣời. Nhƣng kết quả của cuộc tính giao bất chính đó lại sinh ra một vị phúc thần phù hộ cho việc tìm ngọc trai. Việc phụng thờ cho thấy: “Thần linh Lí Trần dù đã đƣợc tập hợp thành hệ thống…dù mang dạng phúc thần của Nho giáo vẫn chứa đựng đầy tín ngƣỡng phồn thực của dân chúng mà một nƣớc nơng nghiệp thấy có thể chia xẻ đƣợc và phải chia xẻ”.

+ thơ Hồ Xuân Hƣơng

Một phần của tài liệu CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)