PHẬT GIÁO VỚI VĂN HÓA VIỆT NAM

Một phần của tài liệu CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM (Trang 65 - 68)

2. Tính biểu trƣng, tính biểu cảm và tính linh hoạt trong nghệ thuật ngôn từ Việt Nam

3.2. PHẬT GIÁO VỚI VĂN HÓA VIỆT NAM

3.2.1.Tìm hiểu sự hình thành và nội dung cơ bản của Phật giáo

1. Sự hình thành của Phật giáo

- Phật giáo hình thành ở Aán Độ, vào khoảng TK V TrCN - Ngƣời sáng lập là thái tử Sidharta...

1.2. Nội dung cơ bản của Phật giáo

Cơ sở tƣ tƣởng của Phật pháp là Tứ diệu đế, là cốt lõi giáo pháp của đạo Phật, và cũng là điều mà Phật đã chứng ngộ lúc đạt đạo. Bốn chân lý này chính là câu trả lời cho câu hỏi của thời đại đó, là: Tại sao con ngƣời cứ bị trói buộc trong luân hồi và liệu con ngƣời có cơ hội thốt khỏi nó hay khơng. Tứ diệu đế là:

Khổ đế chân lý về sự Khổ: Chân lí thứ nhất cho rằng mọi dạng tồn tại đều mang tính chất khổ não, khơng trọn vẹn. Sinh, lão, bệnh, tử, xa lìa ngƣời mình yêu quý, ở gần ngƣời mình ghét bỏ, khơng đạt sở nguyện, là 8 điều khổ. Sâu xa hơn, bản chất của năm nhóm thân tâm, Ngũ uẩn là các điều kiện tạo nên cái ta, đều là khổ.

Tập đế chân lí về sự phát sinh của khổ: Nguyên nhân của khổ là sự ham muốn, Ái: tìm sự thoả mãn dục vọng, thoả mãn đƣợc trở thành, thoả mãn đƣợc hoại diệt. Các loại ham muốn này là gốc của Luân hồi

Diệt đế chân lí về diệt khổ: Một khi gốc của mọi tham ái đƣợc tận diệt thì sự khổ cũng đƣợc tận diệt.

Đạo đế chân lí về con đƣờng dẫn đến diệt khổ: Phƣơng pháp để đạt sự diệt khổ là con đƣờng diệt khổ tám nhánh, Bát chính đạo. Khơng thấu hiểu Tứ diệu đế đƣợc gọi là Vô minh

Phật xác nhận ba đặc tƣớng của cuộc đời là vô thƣờng, vơ ngã vì vậy mà con ngƣời phải chịu khổ. Nhận thức ba dấu ấn đặc trƣng này của sự vật đồng nghĩa bƣớc đầu đi vào đạo Phật.

Khổ đƣợc giải thích là xuất phát từ áivà vơ minh, và một khi dứt đƣợc những ngun nhân đó thì ta có thể thốt khỏi vịng sinh tử . Cơ chế làm cho chúng sinh còn vƣớng mãi trong vòng sinh tử đƣợc đạo Phật giải thích bằng thuyết Duyên khởi. Chấm dứt luân hồi, vòng sinh tử đồng nghĩa với việc chứng ngộ Niết-bàn. Theo Tứ diệu đế, con đƣờng dẫn đến Niết-bàn là Bát chính đạo. Pháp luân-tƣợng trƣng cho giáo pháp của Đức Phật, gồm Tứ diệu đế, Bát chính đạo, Trung đạo. Bát chính đạo bao gồm:

Chính kiến: Gìn giữ một quan niệm xác đáng về Tứ diệu đế và giáo lí vơ ngã.

Chính tƣ duy: Suy nghĩ hay có một mục đích đúng đắn, suy xét về ý nghĩa của bốn chân lí một cách khơng sai lầm.

Chính ngữ: Khơng nói dối hay khơng nói phù phiếm. Chính nghiệp: Tránh phạm giới luật.

Chính mệnh: Tránh các nghề nghiệp liên quan đến sát sinh (giết hại sinh vật) nhƣ đồ tể, thợ săn, bn vũ khí, bn thuốc phiện.

Chính tinh tiến: Phát triển nghiệp tốt, diệt trừ nghiệp xấu. Chính niệm: Tỉnh giác trên ba phƣơng diện Thân, Khẩu, Ý; Chính định: Tập trung tâm ý đạt bốn định xuất thế gian.

Con đƣờng tám nhánh này có thể đƣợc phân thành ba loại, gọi là Tam học, tức là tu học Giới, Định và Huệ. Những tƣ tƣởng cơ bản của Phật-đà đều đƣợc nhắc lại trong các kinh sách, nhƣng có khi chúng đƣợc luận giải nhiều cách khác nhau và vì vậy ngày nay có nhiều trƣờng phái khác nhau, hình thành một hệ thống triết lí hết sức phức tạp.

Nền tảng Đạo Phật: Đạo Phật đặt trên 2 nền tảng cốt lõi là Nhân Quả và Luân hồi. Hiểu đƣợc 2 khái niệm này sẽ giúp hiểu đƣợc toàn bộ Phật pháp

Nhân Quả: Đạo Phật giải thích là mọi sự việc đều có lý do từ Nhân Quả. Nghĩa là mọi sự việc đều là kết quả từ ngun nhân trƣớc đó. Và sự việc đó chính nó lại sẽ là một ngun nhân của kết quả sau này. Các sự việc tƣơng tác Nhân Quả phức tạp lẫn nhau gọi là trùng trùng duyên khởi. Nhân có khi cịn gọi là Dun hay Nghiệp, và một khi đã gieo Duyên hay Nghiệp thì ắt sẽ gặt Quả (để phân biệt tích cực với tiêu cực một cách tƣơng đối thì có khái niệm “thuận duyên”, “nghịch duyên” hoặc “Thiện nghiệp”, “Ác nghiệp”)

Dù con ngƣời không thể thấy đƣợc tồn bộ, khơng thể lý giải đƣợc hồn tồn nhân quả này thì mối quan hệ Nhân Quả vẫn là một quy luật tự nhiên khách quan. Con ngƣời dù không thể hiểu hết, thấy hết, thậm chí có thể họ khơng tin Nhân Quả, nhƣng quy luật này vẫn vận hành và chi phối vạn vật. Thời gian giữa Nhân và Quả là xuyên suốt thời gian vũ trụ chứ không chỉ trong một kiếp sống. Việc này dẫn đến 1 khái niệm là Luân hồi.

Luân hồi: Luân hồi là sự chuyển sinh liên tục, là sự chết đi và sống lại của một đối tƣợng. Hình thức của 1 kiếp sống là khác nhau, có thể chuyển đổi giữa các lồi, các thế giới (cõi ngạ quỷ, cõi súc sinh, cõi địa ngục, cõi trời, cõi ngƣời, cõi a-tu-la…). Quan hệ Nhân Quả quyết định cách thức Luân hồi, hay nói cách khác tùy theo Duyên hay Nghiệp đã tạo mà sẽ Luân hồi tƣơng ứng để nhận Quả. Luân hồi khẳng định cho quy luật Nhân Quả là không bao giờ tránh đƣợc Quả một khi đã gieo Nhân.

Chết là hết một kiếp, nhƣng lại là khởi đầu của một kiếp khác, nối tiếp vơ cùng tận. Dù có hết 1 kiếp sống thì vẫn sẽ tiếp tục Luân hồi sang kiếp khác để nhận Quả. Còn Luân hồi là còn khổ và Đạo Phật chỉ rằng Luân hồi chỉ có thể bị phá vỡ nếu đạt Giác ngộ. Nghĩa là có thể thốt khỏi Luân hồi sinh tử nếu biết cách “đoạn diệt” các nguyên nhân dẫn dắt Luân hồi. Đạo Phật gọi đó là giải thốt và tồn bộ Phật pháp đều nhằm chỉ ra con đƣờng giải thốt, nhƣ Phật đã nói "Nhƣ mặn là vị của nƣớc biển, cịn vị của đạo ta là giải thốt".

3.2.2.Khác biệt của Đạo Phật với hầu hết các tơn giáo:

Bình đẳng:

Trong hầu hết các tơn giáo, khơng ai có thể sánh bằng hoặc ngang hàng với một đấng tối thƣợng là giáo chủ. Tất cả tín đồ đều phải suy tơn, coi vị này là số một và khơng bao giờ có cơ hội đƣợc nhƣ đấng đó. Điều này làm tơn giáo thƣờng bị nhiều kẻ xấu lợi dụng để phục vụ cho lợi ích của riêng mình bằng cách làm cho ngƣời khác tin rằng mình là giáo chủ hoặc là ngƣời đại diện cho giáo chủ. Đạo Phật thì chỉ coi một bậc là tối thƣợng chứ không phải cá biệt duy nhất một ai là tối thƣợng. Bậc Vô thƣợng bồ đề hay gọi đơn giản là Phật chính là một bậc mà mọi chúng sanh đều có thể đạt đƣợc nếu kiên trì tu tập và đạt tới giác ngộ.

Phật là danh từ chung để gọi một ngƣời đã giác ngộ, đạt tới cảnh giới giải thoát, ra khỏi Luân hồi, hoàn toàn trong sạch và hơn nữa phải là ngƣời có lịng từ bi thƣơng u, cứu giúp tất cả chúng sinh không phân biệt dù hy sinh cả bản thân mình. Sự suy tơn trong Đạo Phật là do tự cảm phục trƣớc lòng từ bi, đức độ và công hạnh của ngƣời đã đạt đến bậc Vô thƣợng bồ đề. Là sự tự nguyện noi theo đức độ và giải thốt chứ khơng hề có sự ép buộc phải phục tùng, cầu lợi. Chính Phật cũng đã khẳng định: “Ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành”

Tính vơ thƣờng của vạn vật: Đạo Phật cho rằng mọi sự vật hiện tƣợng (trừ cõi Niết Bàn) đều là vô thƣờng, không thể tồn tại vĩnh hằng, có sinh thì phải có diệt, Dun khởi thì sinh - Duyên tận thì diệt. Ngay cả khơng gian, thời gian và vũ trụ cũng vậy, cũng có khởi đầu, biến đổi và cuối

cùng là kết thúc (2.500 năm sau khi Đức Phật thuyết pháp, thuyết Big Bang và Vũ trụ giãn nở mà khoa học tìm ra cũng có nội dung tƣơng tự). Trong khi đó, hầu hết các tơn giáo khác đều cho rằng bậc Thƣợng đế của họ là vĩnh hằng bất biến và sáng tạo ra vạn vật, cho rằng bậc Thƣợng đế đó khơng sinh ra từ đâu mà tự đã có khi vạn vật chƣa tồn tại.

Tính vơ lƣợng của thế giới: đa số các tôn giáo khác coi Trái Đất là trung tâm vũ trụ, loài ngƣời là sinh vật tối thƣợng do Thƣợng đế tạo ra. Đạo Phật thì cho rằng thế giới này chỉ là một trong muôn vàn các thế giới cùng hiện hữu, loài ngƣời (Nhân giới) cũng chỉ là một kiếp sống nhƣ các lồi vật khác (súc sinh giới), có kiếp sống cịn cao cấp hơn lồi ngƣời (Thiên giới), và tất cả đều phải chịu luân hồi vô tận từ kiếp này sang kiếp khác. Phật tổ từng nói: "Trên vũ trụ này cịn vơ số những thế giới khác, trong một ly nƣớc cũng có vơ số những con trùng trong đó". Vào thời đó, những gì Đức Phật nói là mơ hồ và khơng ai có thể chứng minh, nhƣng ngày nay thì nhiều điều đã đƣợc khoa học hiện đại chứng minh là đúng.

Tơn thờ:

Chính vì sự bình đẳng nên Đạo Phật khơng ép buộc hay khuyến khích thờ cúng cho bất kỳ ai. Nên phân biệt rõ sự ép buộc thờ cúng để hƣởng thụ với sự thành tâm cúng dàng, hỷ xả của một tín đồ. Một vị Phật hay một vị tăng chân chính khơng coi trọng bản thân mình, sẵn sàng hy sinh vì chúng sinh và thực tế đã có rất nhiều bằng chứng trong lịch sử. Vì vậy việc chúng sinh dâng cúng và họ thụ nhận, hoặc một số trƣờng hợp họ khun dâng cúng chính là vì muốn chúng sinh tạo công đức, gieo một nhân lành, gieo một duyên tốt để từ đó diệt trừ tham lam, đi vào tu tập, xả bỏ vƣớng bận và giải thoát.

Sự cúng dàng và bái lạy, hầu cận Phật là một sự ngƣỡng mộ, noi theo đối với đấng Thế tôn đã giải thốt và từ bi vơ lƣợng. Khi một ngƣời đạt đến quả vị Vơ thƣợng bồ đề thì cả vũ trụ đều rúng động và suy tơn vì đức độ vĩ đại của vị Phật đó chứ vị Phật đó khơng cịn mong muốn ai suy tơn, thờ cúng cho mình. Quả vị đó là một sự thật chứ không phải tự phong. Phật đã đạt tới và Phật nhận tất cả tấm lịng của chúng sinh hƣớng về chính đạo để hƣớng dẫn cách giải thốt cho chúng sinh. Hơn hết tất cả, quả vị Vô thƣợng bồ đề là bậc mà mọi chúng sinh đều có thể tự tu tập và đạt đƣợc theo sự chỉ bảo của Phật.

Tóm lại, Đạo Phật là con đƣờng giải thốt dành cho tất cả chúng sinh, khơng phân biệt ai. Đạo Phật nói lên sự thật, là một con đƣờng khách quan để đi tới chân lý. Giáo lý của Đạo Phật không phải do Phật sáng tạo ra mà là chân lý khách quan. Phật chỉ là ngƣời phát hiện, dấn thân và chứng đắc để rồi truyền dạy lại cho chúng sinh cách giải thốt với lịng từ bi vô lƣợng. Sự cao quý của Phật ở chỗ xem tất cả chúng sinh là bình đẳng và hồn tồn có thể thành Phật. Hơn thế, khi hiểu Đạo Phật sẽ thấy các đức Thế tơn thậm chí khơng coi Phật là một quả vị, là chứng đắc... mà chỉ là sự quay về với bản nguyên của vũ trụ.

Một phần của tài liệu CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)