Nguồn gốc hình thành tín ngƣỡng dân gian Huế

Một phần của tài liệu CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM (Trang 120 - 125)

2. Tính biểu trƣng, tính biểu cảm và tính linh hoạt trong nghệ thuật ngôn từ Việt Nam

4.2. Nguồn gốc hình thành tín ngƣỡng dân gian Huế

Do kết cấu cƣ dân nhƣ trên, nguồn gốc hình thành tín ngƣỡng dân gian Huế cũng bao gồm nhiều yếu tố. Trƣớc hết là tín ngƣỡng dân gian truyền thống của dân tộc Việt từ phía Bắc vào Huế đã mang theo trong tâm khảm nhƣ một thứ hành trang vơ hình mà bền chặt trong cuộc sống trên vùng đất mới. Kế đến là tàn dƣ tín ngƣỡng của cƣ dân Chàm, cƣ dân Indonesien và sự giao hịa tín ngƣỡng của ngƣời Hoa, trên nền chi phối của tôn giáo truyền thống: Phật, Lão, Nho. 4.2.1. Tín ngƣỡng dân gian truyền thống của dân tộc Việt

Với những đợt nhập cƣ ồ ạt và lẻ tẻ trong các thế kỷ từ XIV đến XIX, biết bao thế hệ lƣu dân Việt đã từ bỏ sông Lam, sơng Mã, sơng Hồng… tìm vào hội tụ ở đồng bằng sơng Hƣơng. Khi rời quê về đất mới, dù hành trang đơn sơ, vật chất ít ỏi nhƣng ngƣợc lại, thứ hành trang tinh thần phong phú và nặng nề biết bao. Quê cha đất tổ đã đi vào tâm thức của ngƣời ra đi biết bao hoài vọng vấn vƣơng. Mái đình uy nghiêm, ngơi chùa làng thân thƣơng của quê hƣơng là hình ảnh biểu trƣng của một tín ngƣỡng từ cội nguồn ln ln trăn trở trong tâm thức ngƣời nhập cƣ. Chiếc bàn thơ gia tiên thô sơ đƣợc lắp đặt nghiêm chỉnh trong ngôi nhà tranh đơn sơ, những

chiếc trang thờ thờ bổn mạng của nam và nữ là những chiếc neo đầu tiên giữ vững thế tồn tại của một gia đình. Thế rồi mơ hình tín ngƣỡng từ cố hƣơng đã dần dần hiện rõ qua từng nét trên quê hƣơng mới. Và sức mạnh từ quá khứ truyền thống từng luân lƣu trong huyết mạnh của cƣ dân, đã phả hơi thở thiêng liêng của Thần, Phật, tổ tiên cho vùng đất mới.

4.2.2. Dấu tích tín ngƣỡng của cƣ dân Chàm

Vào đất Huế, ngƣời dân Việt di cƣ đã gặp khơng ít những di tích của một nền tơn giáo và tín ngƣỡng xa lạ: tơn giáo, tín ngƣỡng của cƣ dân Chàm dọc theo lộ trình thủy bộ từ Bắc vào Huế. Tháp thì vẫn cịn tháp đơi Liễu Cốc thƣợng (xã Hƣơng Thủy, huyện Hƣơng Trà), tháp núi Rúa (tên chữ gọi là Quy Sơn và Linh Thái), nay ở làng Vinh Hòa (xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc)... Tƣợng thì có tƣợng bà Ponagar ở làng Ƣu Điềm (xã Phong Hòa, huyện Phong Điền), tƣợng bà tám tay ở xã Mỹ Xuyên cũng xã, tƣợng chó đá ở thơn Nam Dƣơng, tƣợng bị đá Nandin ở làng Đức Nhuận (đều thuộc xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền ). Và đặc biệt là tƣợng linga và yoni ở nhiều nơi khác, nhƣ xã Phong Thu, xã Phong Hiền, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền.

Phù điêu đá cũng ở nhan nhản khắp nơi trên và trong thành Hóa Châu, nhƣ phù điêu Civa múa ở làng Thanh Phƣớc (xã Hƣơng Phong, huyện Hƣơng Trà), phù điêu ở làng Thành Trung (xã Trung Thành, huyện Quảng Điền), làng Xuân Hòa (phƣờng Hƣơng Long, TP Huế)…

Trụ đá và bia cũng rải rác ở các làng Vu Lai trung, Đơng Xun, Niêm Phị (huyện Quảng Điền), Vân Thê (huyện Hƣơng Thủy)…

Đền miếu thì có đền miếu thờ bà Poragar ở làng Khuất Phố (nay là làng Hải Cát, huyện Hƣơng Trà), đền thờ Dàng ở làng Bạt Thát (nay là thị trấn Thuận An), đền ở làng Liễu Cốc thƣợng (xã Hƣơng Xuân, huyện Hƣơng Trà)… Và tất nhiên cịn nhiều di vật tín ngƣỡng Chàm ở nhiều nơi khác mà thời gian , bão lụt, chiến tranh đã chơn vùi vào lịng đất.

Trên hầu hết những làng tái lập trên bản làng Chàm cũ vẫn cịn có những xứ đất, địa danh mang tên ám chủ ngƣời Chàm, nhƣ cồn Dàng, cồn Ràng, cồn Lồi, cồn Mọi hoặc những tên Hán Việt vô nghĩa khiến ngƣời ta liên tƣởng đến những việc phiên âm những tên Chàm cũ, nhƣ Tì – Ni, La – Đam. Và Huế cịn có những phế tích 3 tồn thành của ngƣời Chàm, nằm trên ba góc một tam giác, đều ở ven sơng, trấn đóng từ nguồn biển, nhƣ một thói quen bố trí thành trì của ngƣời Chàm xƣa: mũi là tòa thành Khu Túc (nay là phế tích thành Hóa Châu), ở hạ lƣu sơng Hƣơng, nơi giao hội sơng Hƣơng, sơng Bồ, hai góc đáy là thành Lồi ven thƣợng lƣu sông

Hƣơng, trên đất làng Dƣơng Xuân, Nguyệt Biều, Long Thọ và thành đất tại làng Vu Lai thành (nay là làng Lai Thành, xã Hƣơng Vân) ven thƣợng lƣu sông Bồ.

Kiến trúc đền tháp khác biệt, tƣợng thờ khác biệt, xa lạ với tín ngƣỡng truyền thống của dân tộc Việt, đối với dân tộc khác, nhiệt thành với tín ngƣỡng của mình, thì có thể phá hủy. Nhƣng ngƣời Việt từ trong bản chất hiếu hịa và khơng cuồng nhiệt theo một tôn giáo nào, vả lại thân phận tha hƣơng, làm ăn trên một vùng đất mà chủ trƣớc đã từng khai phá, làm cho ngƣời Việt tôn trọng và kiêng nể những di tích này. Tuy nhiên, thuở đầu ngƣời Chàm vẫn cịn đó, vẫn cộng cƣ, vẫn giao lƣu, và dần dần về sau thực tiễn ra sẽ là hơn phối, giao hịa hai dòng máu. Đền miếu của mình thì vẫn cứ cúng thờ, nhƣng khi ngƣời Chàm đã bỏ đi, hoặc đã bị Việt hóa, thì ngƣời Việt kế tục thờ cúng.

Nữ thần Yan I nƣ Po Nagar của ngƣời Chàm, đƣợc phiên âm tắt là nữ thần Y – Na, hay hoàn chỉnh là Thiên Y A Na Diễn Ngọc Phi, hay đƣợc gọi nôm na là bà chúa Ngọc, bà chúa Xứ đƣợc các làng xa Việt thờ cúng nghiêm chỉnh, chứ khơng chỉ tại đền thờ chính ở làng Hải Cát, Hƣơng Trà.

Bức phù điêu Civa múa tồn tại trên bờ cõi của làng Hoằng Phúc (nay là Thanh Phƣớc, xã Hƣơng Long), đƣợc thêu dệt thành huyền thoại về tảng đá nổi, ba làng Thủy Bản (tức Thủy Tú), Lại Ân và Hoằng Phúc tranh nhau, chỉ riêng làng Hoằng Phúc vớt đƣợc, đã nói lên sự trân trọng của nguời Việt đối với một di tích Chàm, đã đƣợc dân làng cung thỉnh, dựng miếu thờ cúng. Thấy hình tƣợng đá lạ, khơng rõ thì gọi là gì thì gọi là Kì Thạch, tƣởng nhƣ là hình tƣợng nữ nên gọi kính cẩn là phu nhân. Và thế nên báo lên phủ chúa, vƣơng triều xin sắc văn phong tặng. Phủ chúa, vƣơng triều nhân đó suy tơn là quan miếu (miếu công), cho cắt đặt tự thừa để gìn giữ, hƣơng khói. Hễ khi đại hạn hoặc ơn dịch thì sai quan bản hạt đến tế, thỉnh cầu. Hằng năm, cũng giữ nếp tế tự xuân thu nhị kì nghiêm chỉnh.

Hịn đá tƣợng hình ngƣời đàn bàn có thai, dã dầu mƣa nắng trên bãi biển Bạt Thát, là chứng tích câu chuyên dân gian li kì, bi thảm về tình duyên oan nghiệt của một lứa đôi nguời Chàm, gốc gác là anh em ruột, lƣu lạc rồi tình cờ nên duyên vợ chồng, đã làm cho ngƣời dân Việt trên làng mới Bạt Thát xúc động và phụng thờ, dù đó là Dàng của ngƣời Lồi. Thế là miếu bà Dàng đƣợc dựng lên, dù buổi đầu cũng chỉ sơ sài, nhƣng biểu tỏ trọn vẹn tấm lịng thành của dân xóm chai. Bà Dàng có thai, thì viết thành chữ Hán là Thai Dƣơng Phu Nhân, nhƣng không thể dùng

chữ “Thai bộ nhục” mà phải dung chữ “Thai bộ ấp” cho bớt trần trụi. Và thế là xóm chài bấy lâu mang tên một loài cây hoang dã mang chất độc giết ngƣời, mọc nhan nhản trên bờ bãi, nay có tên văn vẽ: Thai Dƣơng Xã.

 Nhƣ vậy, tàn dƣ tín ngƣỡng của ngƣời Chàm trên đất châu Hóa đã chuyển hóa phần nào vào tín ngƣỡng dân gian Huế. Đó là chƣa kể một số tập tục thờ cúng khác của cƣ dân Huế, mà ngƣời Chàm là một trong những đối tƣợng đƣợc dâng cúng, nhằm biểu tỏ lòng biết ơn cƣ dân Chàm, tiền chủ của xứ Huế, mà chƣơng sau sẽ đề cập.

4.2.3. Tính ngƣỡng của ngƣời Hoa nhập cƣ 1. Thờ Thiên hậu

Để thƣởng nhớ cơng ơn hộ trì cho ngƣời đi biển và cầu đảo thần linh bảo hộ cho thuyền buồn trên hải trình mn dặm, ngƣời Hoa đã phụng thờ Thiên hậu. Đó là một nữ thần bảo hộ cho ngƣời đi biển. Nguyên là một cô gái đồng trinh, họ Lâm, con thứ sáu ông Lâm Nguyện, ngƣời đất Bồ Điền, tỉnh Phúc Kiến, đời Tống. Thuở nhỏ có phép thần thong dị thƣờng.

2. Thờ Tam vị vƣơng gia Ngũ Vƣơng

Ngƣời Hoa cũng còn thờ ba vị vƣơng gia thay trời tuần thú, đã từng đƣợc vinh phong vào niên hiệu Thiên Bửu đời Đƣờng.

3. Thờ Quan Thánh Đế Quân

Quan Thánh Đế Quân là thần hiệu của Quan Vũ, một nhân vật lịch sử thời Tam quốc, sinh năm 162 mất năm 219, quê làng Giải Lƣơng, tỉnh Hà Đông, Trung Quốc. Lúc trƣởng thành đã thành thạo võ nghiệp, quen sử dụng cây thanh long đao. Nhân có tên thổ hào địa phƣơng ỷ thế hiếp ngƣời, Quan Vũ bèn khử trừ, rồi đi giang hồ lang bạt 5, 6 năm. Nghe lệnh chiêu binh phá giặc Khăn Quàng, Quang Vũ đã tới ứng mộ, gặp Lƣu Bị, Trƣơng Phi kế nghĩa vƣờn đào, sau đó đầu quân với quan Thái thú U Châu là Lƣu Yên. Từ đó, khi Lƣu Bị xây dựng cơ nghiệp, ông là một danh tƣớng bậc nhất của nhà Thục.

Một danh vị khác mà ngƣời Hoa thờ phổ biến đã tác động trực tiếp đến cƣ dân Huế, cũng nhƣ cƣ dân các thành thị khác là Thần Tài. Đó là vị thần có nhiệm vụ bảo hộ, phị trì cho ngƣời kinh doanh bn bán đƣợc phát tài, giàu có.

4.2.4. Ảnh hƣởng của tơn giáo: Phật, Đạo, Nho 1. Ảnh hƣởng của Phật giáo

Trong Tam giáo: Phật, Đạo, Nho có thể nói Phật giáo ảnh hƣớng sâu sắc nhất vào tín ngƣỡng dân gian Huế, Nhƣng mức độ phổ biến rộng khắp không bằng Đạo giáo. Riêng Nho giáo ảnh hƣởng đến tín ngƣỡng dân ggian Huế ở mức độ quan niệm và nguyên lý. Sự ảnh hƣởng của Tam giáo là một tác động tổng hợp, tồn diện chứ khơng đơn lập.

Một nghi thức cúng tế từ Phật giáo đã chuyển hóa vào nghi thức lễ cúng của dân gian Huế, Tong các ngày lễ kị giỗ, lễ tang là nghi thức cúng thí thực cho thập loại cơ hồn. Từ nghi thức “Mơng sơn thí thực khoa nghi” của Phật giáo, dân gian đã áp dụng một hình thức giản lƣợc để dâng cúng lên cô hồn, là những linh hồn ngƣời chết không ai thờ tự, những tử sĩ, liệt sĩ mất thây, những ngƣời lính chết trận và cả những nhân dân bị vô vàn tai nạn tử vong, nói chung là những oan hồn uổng tử trầm luân, lƣu lạc, vất vƣỡng nơi cõi âm. Đứng trƣớc cái chết của ngƣời thân, họ hƣớng về chƣ Phật và Bồ Tát nhƣ khẩn cầu một chiếc thuyền từ tiết độ vong linh ngƣời quá cố về thế giới cực lạc. Trong ý nghĩ đó, họ khẩn nguyện đức Phật A Di Đà, đức Bồ Tát Địa Tạng tiếp dẫn vong linh về nơi tịnh thổ. Vì thế mà họ, dù khơng chính thức quy y tại chùa, nhƣng vẫn áp dụng nghi thức tang lễ theo Phật giáo, với những nghi lễ: quy linh y, và gần đây nhất là thuyết linh, trong lễ tịch điện trƣớc ngày an táng.

2. Ảnh hƣởng của Đạo giáo

Trong khi đó Đạo giáo, dẫu khơng đạt mức sâu sắc trong tâm khảm ngƣời dân Huế, nhƣ những biện pháp cầu cúng tôn giáo này phổ biến rộng khắp dân gian Huế, đặc biệt ở thời trung đại.

Đạo giáo chính thống của thời ấy đã chia thành hai phái: Đạo lục và Pháp lục. Cả hai đều đƣợc chúa Nguyễn dùng nhƣ những viên chức tôn giáo trong các nghi lễ cầu cúng của nghi thức tôn giáo. Phái Pháp lục chăm lo săn sóc, chữa trị cho bầy voi ngựa hay voi chiến của chúa. Phái Đạo lục đảm nhiệm việc cầu cúng tế lễ trong các đạo qn. Ngồi ra, cịn có giới pháp sƣ hay

đạo sĩ ở ngoài dân gian chăm lo nghi lễ cầu cúng của dân gian. Hàng năm, vào ngày mồng 9 tháng Giêng hay rằm tháng Giêng, các gia đình ở Huế thƣờng cử hành lễ nhƣơng sao giải hạn, đặc biệt là những ngƣời sao Kế Đô, La Hầu, Tháu Bạch chiếu mạng. Lễ cúng ngày xƣa diễn ra với sựu chủ trì của pháp sƣ. Lịng tín ngƣỡng những thế tục truyền linh ma quỷ chi phối vận mệnh của con ngƣời, cũng đã buộc cƣ dân Huế hằng năm, hoặc cách vài năm dâng lễ cúng thành cho phụ nữ, với những nghi thức hành lễ của đạo sĩ hay pháp sƣ. Ngƣợc lại, thanh niên trai khỏe cũng có thể vƣơng mang sự chọc ghẹo, gắn bó với những hồn ma thiếu nữ linh thiêng, vì thế phải cầu cũng trả lễ.

Những thai non ngày bị sa sẩy bất ngờ, không đƣợc chôn cất thờ cúng, cũng đƣợc xem là nguyên nhân làm cho cha mẹ hay con cháu thƣờng xuyên đau ốm, bệnh tật, rủi ro, cần có đạo sĩ hay pháp sƣ làm lễ dâng cúng chuộc vớt khỏi phải trầm luân.

Những ngƣời bị tai nạn bất ngờ, hay chiến tranh, tai họa làm mất xác cũng phải cầu cúng làm lễ chiều hồn lập cốt để an táng. Nhất nhất, đạo sĩ đã chi phối đời sống tinh thần và vật chất của cƣ dân Huế xƣa nay.

Ngay cả miếng đất, khu vƣờn cƣ trú, đạo sĩ, pháp sƣ có thể xem nhƣ bị trì trệ, trầm ln, gọi nơm na là “đất động” cần phải dâng lễ với đất, lễ tạ thổ.

3. Ảnh hƣởng của Nho Giáo

Nho giáo hay tránh đề cập đến quỷ thần, những lờ đáp của Khổng Tử đối với môn đồ: “chƣa biết thờ ngƣời sao lại thờ quỷ? Chƣa biết sống sao lại biết cái chết”. Nhƣng quan niệm “kính thần nhƣng thần tại” (kính quỷ thần nhƣ quỷ thần đang có đó) đã làm cho nhân dân Việt Nam, đặc biệt là nhân dân Huế chăm lo thờ phụng quỷ thần.

Nho giáo lại quá đề cao chữ Lễ : “chữ Lễ bao hàm ba nghĩa: tơn giáo, xã hội và Ln lý. Nó gồm cả lễ nghi trong việc thờ cúng, nghi thức trong quan hệ xã hội và tác phong đúng mực của con ngƣời biết tự trọng, ngay cả khi ở một mình, con ngƣời cũng phải giữ lễ”.

Một phần của tài liệu CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM (Trang 120 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)